- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Hợp Lưu 117

15 Tháng Ba 201212:00 SA(Xem: 47332)

lg_thutoasoan-thumbnail

 

 

Hợp Lưu 117 được gởi đến quí độc giả và văn hữu trong những ngày đầu của mùa Xuân 2013 sau gần một năm tạm ngưng. Hợp Lưu đã được tiếp tục với sự khuyến khích và giúp đỡ của quí độc giả cùng văn hữu khắp nơi. Kể từ số này, Hợp Lưu được sự trợ giúp của một Tổng Thư Ký mới là nhà văn Bùi Ngọc Khôi, với khả năng và tài tháo vát của Bùi Ngọc Khôi, Hợp Lưu sẽ có thêm sinh lực để vẫn là một cơ quan ngôn luận độc lập, một diễn dàn của văn chương trong và ngoài nước... Những độc giả dài hạn của Hợp Lưu mỗi năm sẽ nhận được 4 số báo, và sẽ nhận được 2 tác phẩm của văn hữu do Hợp Lưu xuất bản. Gởi cùng số báo này là tác phẩm Chỉ Là Trò Chơi của nhà văn Trịnh Y Thư.

Hợp Lưu 117 được bắt đầu với Dòng Sông Thanh Xuân của Alina. Đây cũng là lần đầu tiên sau gần 20 năm bìa Hợp Lưu dùng ảnh nghệ thuật thay vì là một tác phẩm hội họa. Mặc dầu sự thay đổi nào cũng có một chút ngỡ ngàng... Mong rằng sự hồn nhiên và tươi thắm của Dòng Sông Thanh Xuân sẽ mang đến cho chúng ta niềm vui tươi và hy vọng ở một khởi đầu trở lại.

Hợp Lưu 117 phần biên khảo và nhận định về những ảnh hưởng và liên hệ của Việt Nam và Trung Quốc từ bao thế kỷ qua trong văn chương và xã hội. Giáo Sư Tiến Sĩ Nguyễn Phạm Hùng viết về Nguyễn Phi Khanh và nỗi niềm của người trí thức trước cảnh đất nước loạn ly, Giáo sư Tiến sĩ Phạm Cao Dương Góp phần nhận định về sự du nhập của Nho giáo... Đặc biệt tác giả Hoàng Khả Hưng Phó Giáo sư Học viện Văn học, Đại học Dân tộc Quảng Tây, Trung Quốc viết về Những kết tinh văn hóa Nho giáo trong sáng tác của tác giả Văn học hiện đại Việt nam Ngô Tất Tố do Trần Thị Xuân chuyển ngữ. Biên khảo về ảnh hưởng môi trường Việt nam là bài của tác giả Ngô Thế Vinh Sáng kiến hạ lưu Mekong 2020. Tác giả Thụy Khuê với bài viết về con người và tác phẩm của Nguyễn Mộng Giác và người Bình Định. Chúng tôi xin đăng bài này như một nén hương để tưởng nhớ đến nhà văn Nguyễn Mộng Giác.
 
Hợp Lưu 117 hân hạnh giới thiệu những người viết mới kỳ nầy là: Nguyễn Văn với Tóc mai ngày cũ, Lý Thu Thảo với Nghiệt ngã, Phong Linh với Điếm và Nguyễn Đình Bổn với Bão magic. Trong bốn người viết mới này, có ba người ở trong nước và một ở tại hải ngoại. Đây là một dấu hiệu đáng mừng cho sự lên đường mới cùng đam mê trong văn chương sáng tác...
 
Phần dịch thuật, tác giả Trung Hoa là Kim Hoa Tống Liêm với Vương miện truyện, do Lê Thời Tân chuyển ngữ. Tác giả Ý Đại Lợi là Arnaldo Fraccaroli với Đứa con gái đồng hoang, do Bùi Ngọc Khôi chuyển ngữ. Sau cùng là bài nhận định của Meghan O’ Rourke với Ý chí để thay đổi Adrienne Rich..., do Hồ Liễu chuyển ngữ ...
Mục thường xuyên vẫn duyên dáng Phiếm Luận với Song Thao, bàn chuyện văn chương từ đông sang tây cùng Trần Thiện Đạo với Mạn Đàm Văn Học. Và mục đọc sách kỳ này là tác giả Khổng Đức với Tìm hiểu thơ “Có Thể” của nhà thơ Đoàn Minh Châu...
Ngoài ra là những sáng tác mới của các văn thi hữu quen thuộc của bạn đọc Hợp Lưu như : Trần Thị Ngh., Lý Thừa Nghiệp, Đa Mi, Nguyễn Bình Phương, Khaly Chàm, Lưu Diệu Vân, Trịnh Y Thư, Đinh Cường, Du Tử Lê, Trần Mộng Tú, Lữ Thị Mai, Hoàng Xuân Sơn, Trần Thiên Thị, Phạm Phương, Nguyễn Xuân Tường Vy, Phan Thành Minh, Đoàn Minh Châu, Hoài Băng, Lữ Quỳnh, Khiêm Nhu, Lê Nguyệt Minh, Trần Đức Tĩnh, Nguyễn Đông Giang, Nguyễn Lãm Thắng, Nguyễn Hữu Hồng Minh, Bùi Ngọc Khôi, Đặng Hiền...

Chúng tôi xin cảm ơn những nhiếp ảnh gia của các tác phẩm ảnh nghệ thuật, mà chúng tôi đã mạn phép dùng trong số báo này. Một lần nữa chúng tôi xin chân thành cảm ơn quí độc giả cùng văn hữu đã cảm thông và giúp đỡ cho chúng tôi duy trì tạp chí Hợp Lưu từ những ngày đầu đến nay. Xin kính chúc quí vị một mùa Xuân an bình và vạn sự như ý.

Tạp Chí Hợp Lưu


MỤC LỤC HỢP LƯU 116

 


3/Thư toà soạn 5/NGUYỄN PHẠM HÙNG: Nguyễn Phi Khanh và nỗi niềm... 22/HOÀNG KHẢ HƯNG: Những kết tinh văn hóa Nho giáo... 40/PHẠM CAO DƯƠNG: Góp phần nhận định về sự du nhập của Nho giáo... 54/LÝ THỪA NGHIỆP: Một bờ trăng nghiêng / Bạn lữ 56/NGÔ THẾ VINH: Sáng kiến hạ lưu Mekong 2020 72/NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG: Hàng mã rong  74/KIM HOA TỐNG LIÊM: Vương miện truyện, LÊ THỜI TÂN chuyển ngữ 78/ĐAMI: Mùa xuân vừa chạm ngõ / Mùa xuân đầu tiên 80/ĐẶNG HIỀN: Bình Minh / Chiếc bong bóng màu hồng 82/THỤY KHUÊ: Nguyễn Mộng Giác và người Bình Định 95/KHALY CHÀM: Thời gian & cảm nhận 96/LƯU DIỆU VÂN: n & m 98/TRẦN MỘNG TÚ: Mười lăm năm Mai Thảo 104/LỮ THỊ MAI: Với Mục / Trong ngày lây rây mưa  106/TRỊNH Y THƯ: Cái mới trong văn 112/ĐINH CƯỜNG: Đã đến lúc người thi sĩ ấy phải vẽ 115/DU TỬ LÊ: Xương, thịt đời sau, máu rất buồn 125/HOÀNG XUÂN SƠN: Kiệt. il était une fois 126/TRẦN THIÊN THỊ: Thay cho quà Valentine’s day 128/PHẠM PHƯƠNG: Độc thoại 136/NGUYỄN XUÂN TƯỜNG VY: Mưa trái mùa 141/PHAN THÀNH MINH: Cha tôi 142/TRẦN THI NGH: Bật ngửa 162/ĐOÀN MINH CHÂU: Bài thơ / Tháng tư 164/HOÀI BĂNG: Giấc mơ 170/LỮ QUỲNH: Có một giấc mơ / Gửi một bóng mây / Chiều trên đồi Evergreen 172/KHIÊM NHU: Ngôi nhà không cửa sổ 185/NGUYỄN VĂN: Tóc mai ngày cũ 191/LÝ THU THẢO: Nghiệt ngã 196/PHONG LINH: Điếm 202/NGUYỄN ĐÌNH BỔN: Bão magic 216/NGUYỄN ĐÔNG GIANG: Lời cho Milpitas 218/NGUYỄN LÃM THẮNG: Máu đang bùng lên ngọn lửa / Bóc một lớp da... 220/LÊ NGUYỆT MINH: Miki 227/TRẦN ĐỨC TĨNH: Bỉ ổi 238/NGUYỄN HỮU HỒNG MINH: Chuồng ngày mai / Viền theo mẫu tự  242/BÙI NGỌC KHÔI: Đây là lần cuối cùng 251/ARNALDO FRACCAROLI: Đứa con gái đồng hoang, BÙI NGỌC KHÔI chuyển ngữ 265/MEGHAN O’ROURKE: Ý chí để thay đổi Adrienne Rich..., HỒ LIỄU chuyển ngữ 271/KHỔNG ĐỨC: Tìm hiểu thơ “Có Thể”... 284/SONG THAO: Phiếm luận 292/TRẦN THIỆN ĐẠO: Mạn đàm văn học 

Tranh bìa:

Dòng Sông Thanh Xuân - Photo ALINA

 

Ảnh trang 1:

Trên Lưng Mẹ - Ảnh Blackscorpion

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 56316)
Con đường thơ của Nguyễn Lãm Thắng có nhiều bước chuyển. Sau “Điệp ngữ tình”, “Giấc mơ buổi sáng” (333 bài thơ thiếu nhi), anh thử nghiệm, gieo hạt giống thơ của mình vào thế trận khác: thế trận đời. Thế trận này đã đánh dấu tiếng nói riêng cho “họng đêm” [ *] trong hành trình sáng - tạo - thi ca của anh. Anh gần như đoạn tuyệt hẳn cái nhìn trong trẻo của “Điệp ngữ tình”, cái hồn nhiên thơ trẻ của “Giấc mơ buổi sáng” để ném vào “họng đêm” cái nhìn từ góc độ người mù và “có thể nói nhiều về điều không thể nói”.
08 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 65731)
Đ àn chim với những con Rose breasted màu nâu nhạt, ngực đỏ;con Western King with fledgling cũng màu nâu nhưng cái cái ngực vàng hườm; con Red headed woodpecker mình gọi là chim gõ kiến có cái đầu màu đỏ, con Indigo Bunting tròn như con sáo quê nhà, nhưng lại xanh biếc như da trời. Tất cả bọn chúng, mỗi buổi sáng, theo nhau về ríu rít trong vườn nhà tôi...
08 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 54236)
N guyễn Phi Khanh sinh năm 1355 và mất năm 1428[1] (có thuyết nói ông sinh năm 1336, mất năm 1408[2]), quê ở xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, Hà Tây (có thuyết nói ông còn có quê thứ hai ở Chi Ngại, Chí Linh, Hải Dương). Ông tên thật là Nguyễn Ứng Long, sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống võ tướng. Nhưng ông lại là người say mê văn chương...
08 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 63406)
Tôi chìm vào một giấc mơ, giấc mơ có những sợi dây bé xíu đan vào nhau thành những mắt lưới. Tôi đi tìm một thế giới, nỗi đau oán thù bị xóa bỏ, chỉ còn tôi với thế giới ấy.
08 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 60101)
B ài này được viết theo lời yêu cầu của một số người trẻ trong đó nhiều người là sinh viên đại học nhằm bổ khuyết cho sự hiểu biết của anh chị em này nói riêng và giới trẻ Việt Nam nói chung về vị vua cuối cùng của Nhà Nguyễn nhân dịp 100 năm năm sinh của ông cũng như về một giai đoạn lịch sử có quá nhiều góc tối hay góc khuất, luôn cả oan khuất và cũng nhân dịp đầu Xuân Quý Tỵ 2013 ...
06 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 70211)
Bây giờ đã bước sang một ngày khác một ngày như và không như mọi ngày không còn nợ nần nào để tính sổ không còn niềm vui nào để cho đi hay giữ lại nỗi buồn...
11 Tháng Mười Hai 201212:00 SA(Xem: 93520)
Cuộc Họp Báo Nhân Ngày Quốc Tế Nhân Quyền - 10/12/2012
10 Tháng Mười Hai 201212:00 SA(Xem: 90912)
S au hơn ba mươi năm kết thúc chiến tranh, những đề tài về chiến tranh dường như cũng biến mất trên văn đàn chính thống Việt Nam. Chúng đã đầu thai kiếp khác hoặc tìm cách trốn ra nước ngoài. Ngồi hong váy ướt, tập truyện mới nhất của Võ Thị Hảo hội đủ hai yếu tố: đầu thai kiếp khác mà vẫn phải chạy ra nước ngoài, tháng 7 năm 2012, tủ sách Thi Văn Hồng Lĩnh của Bùi Xuân Quang ở Paris, xuất bản.
30 Tháng Mười 201212:00 SA(Xem: 94732)
Một trong những vấn nạn, nếu không phải nghi án, lịch sử cận đại còn gây nhiều tranh luận là vấn đề âm mưu ve vãn [flirtation] Cộng Sản Hà Nội của anh em Tổng thống Ngô Đình Diệm (1897-1963) trong hai năm 1962-1963. Nhiều học giả thế giới đã cố gắng đưa ra những giải thích về vấn đề này. Người cho rằng anh em họ Ngô không còn biết lý lẽ [no longer be rational] nữa trước áp lực Mỹ. (1) Người cho rằng họ Ngô chỉ muốn blackmail hay chơi một ván bài poker với Mỹ. (2) Người cho rằng họ Ngô thực sự muốn nói chuyện với miền Bắc, (3) và nếu không có cuộc đảo chính 1/11/1963, Cộng Sản đã chiếm miền Nam vào cuối năm 1963.
30 Tháng Mười 201212:00 SA(Xem: 93431)
Cuối năm 1961, đầu năm 1962, các viên chức VNCH liên tục thúc dục Pháp can thiệp và yểm trợ. Ngày 21/12/1961, Đại sứ Phạm Khắc Hy gửi thư cho Charles Lucet, ngỏ ý muốn liên lạc với Pháp. Hơn nửa tháng sau, ngày 7/1/1962, Ngoại trưởng Vũ Văn Mẫu gặp đại diện Pháp, xác nhận ý muốn liên lạc. Trương Vĩnh Lễ, Chủ tịch Quốc Hội, cũng tiết lộ với giới ngoại giao Pháp ở Sài Gòn là Nhu muốn Pháp tái khẳng định lập trường, vì Sài Gòn có cảm tưởng Paris đang nghiêng dần về phía Hà Nội.( 152)