- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Nhà Thơ Nguyễn Chí Thiện đã ra đi

02 Tháng Mười 201212:00 SA(Xem: 102694)

 nct_1-content

  Nhà Thơ Nguyễn Chí Thiện (1939-2012)

Nhà Thơ Nguyễn Chí Thiện đã ra đi lúc 7 Giờ 17 Phút sáng Ngày 2 Tháng 10 năm 2012 tức 17 Tháng 8 Năm Nhân Thìn tại nhà thương Western Medical Center, Santa Ana, California do những di căn và biến chứng của bệnh hoạn mắc phải trong thời gian dài 27 năm hơn nơi ngục tù tại Việt Nam, hưởng thọ 73 tuổi. 

Ông Nguyễn Chí Thiện sinh năm 1939 tại Hà Nội, sau năm 1954 di chuyển theo gia đình về Hải Phòng. Năm 1961 ông bị bắt giam lần đầu tiên; nhưng do không có chứng cớ nên được thả ra sau ba năm là thời gian của một án lệnh tập trung cải tạo – Tức chính sách giam giữ người không cần xét xử của nhà cầm quyền miền Bắc sau 1954. Sau một thời gian ngắn được tự do tạm thời, năm 1966 ông bị bắt giam lần thứ hai, và chỉ được thả ra vào năm 1977.

Ngày 16 tháng 7 Năm 1979, Nguyễn Chí Thiện đột nhập vào Tòa Đại sứ Anh để trao tập thơ Hoa Địa Ngục mà dự định ban đầu là trao cho Tòa Đại Sứ Pháp nhân Lễ Độc Lập 14 tháng 7, 1789 của nước nầy. Vì hành động dũng cảm nầy ông bị nhà cầm quyền Việt Nam kết án 4 lệnh tập trung cải tạo gồm 12 năm cho đến 28 tháng 10, năm 1991.

Tập thơ được xuất bản đầu tiên tại Hoa Kỳ với nhan đề Tiếng Vọng Từ Đáy Vực được Giáo Sư Huỳnh Sanh Thông của Đại Học Yale chuyển sang Anh Ngữ đoạt giải thưởng Thi Ca Quốc Tế Rotterdam năm 1985. Ông được cộng đồng văn học nhân quyền thế giới bảo vệ, vinh danh là Tù Nhân Lương Tâm của Tổ chức Ân Xá Quốc Tế, năm 1995, ông được định cư tại Hoa Kỳ do sự can thiệp Đại Tá Không Quân hồi hưu người Nhật gốc Mỹ Noburo Masuoka. 

nct_2-content

Tại Mỹ, Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện tiếp ra mắt tập Hoa Địa Ngục Ngục II gồm những bài thơ mà ông đã làm trong khoảng thời gian từ 1979 đến 1991 với phương tiện duy nhất là trí nhớ của người bị giam trong ngục tối. Hai tập Hoa Địa Ngục được tổng hợp lại thành một tuyển tập vào năm 2006.

nct_3-content

Năm 1998, Nguyễn Chí Thiện được Hội Nhà Văn Thế Giới (International Parliament of Writers) tài trợ một học bổng trong ba năm tại Pháp để viết nên tác phẩm Hỏa Lò. Hỏa Lò đã được nhà xuất bản Yale Southeast Asia Studies chuyển sang Anh Ngữ với nhan đề Hanoi Hilton Stories trong năm 2007. Bản thảo viết tay tập Hoa Địa Ngục đầu tiên đã được Bà Quả Phụ Giáo Sư Patrick Honey của Đại Học Luân Đôn trao lại cho Nguyễn Chí Thiện vào năm 2008 tại California. Đây là bằng chứng cụ thể xác nhận sự nhất trí toàn vẹn của một người đã xử dụng Chữ Viết để bảo vệ và tuyên dương Quyền Làm Người trong một thời đại bão táp điêu linh. Nhà Thơ Nguyễn Chí Thiện chưa một lần lập gia đình, Ông ra đi với sự chứng kiến của những bằng hữu thân quý; ông còn một người anh trai là Cựu Trung Tá VNCH Nguyễn Công Giân ngụ tại Virgina, Hoa Kỳ và hai người chị tại Việt Nam.

Tạp Chí Hợp Lưu xin Thành kính phân ưu cùng Tang quyến và cầu nguyện Anh Linh Thomas More Nguyễn Chí Thiện bình an nơi Nước Chúa mà ông đã cảm nhận, thụ lãnh vào buổi cuối đời.

TẠP CHÍ HỢP LƯU

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
31 Tháng Ba 201312:00 SA(Xem: 162153)
D o thời gian quá dài của thời Bắc Thuộc, nhiều người thường cho rằng Nho Giáo đã được người Trung Hoa truyền bá mạnh mẽ vào nước ta qua chính sách đồng hóa của họ. Điều này không hoàn toàn đúng. Sự truyền bá này chỉ diễn ra một cách giới hạn trong ít thế kỷ đầu của kỷ nguyên Thiên Chúa Giáo và rất yếu ớt trong những thế kỷ kế tiếp. Các nhà nghiên cứu về lịch sử, tư tưởng và văn học Việt Nam thời cổ gần đây hầu như đều đồng ý về nhận định này...
30 Tháng Ba 201312:00 SA(Xem: 74983)
H ọ rao bán thánh thần và bán Mọi hoang vu trên thế dương này Bán hình hài cõi âm cùng với khói Vờn bay sau ảo giác lụi tàn
30 Tháng Ba 201312:00 SA(Xem: 66750)
“… (Bệnh viện) Ung Bướu VN đã làm một điều quá tàn nhẫn với em là chuẩn đoán sai và phẫu thuật cẩu thả. bây giờ, mỗi khi nhìn xuống ngực mình là em rớt nước mắt. không biết nó đã cứu em hay đã giết chết em bằng 1 cách nào đó. em rất muốn gặp 1 người phụ nữ mất ngực để hỏi xem bằng cách nào mà họ vượt qua nỗi đau đó mà sống yên vui. em chưa thể...” ...Từ chỗ nằm gần như suốt ngày đêm, thư của Trang khiến tôi bật dậy..
18 Tháng Ba 201312:00 SA(Xem: 77376)
L TS: Về quê xưa gặp người cũ là bức tranh tình cảm thơ mộng. Tuy nhiên, với vài trang viết ngắn Nguyễn Văn đã đưa câu chuyện thường tình của một thời đại phân ly bỗng mặn nước mắt và phũ phàng như những cơn mưa miền Trung. Chúng tôi trân trọng giới thiệu Tóc Mai Ngày Cũ , một sáng tác mới của Nguyễn Văn với quí độc giả và văn hữu của Hợp Lưu. Tạp Chí Hợp Lưu
15 Tháng Ba 201312:00 SA(Xem: 56677)
Lời người dịch.  Đứa con gái đồng hoang (La fanciulla della Pampa) dịch từ nguyên bản Ý ngữ là một trong bảy truyện ngắn trong tập truyện Sette donne intorno al mondo (Bảy người phụ nữ vòng quanh thế giới) của Arnaldo Fraccaroli, một nhà văn kiêm nhà báo và diễn viên hí viện Ý vào thời đầu cho đến giữa thế kỷ 20.
08 Tháng Ba 201312:00 SA(Xem: 37673)
Đ ã 40 năm trôi qua, kể từ mùa Xuân-Hè rực lửa 1972. Trận đánh còn to hơn Điện Biên Phủ 1954 này—thí dụ như sử dụng tới hơn 90,000 quân, so với 40,000 trong trận Điện Biên Phủ—chưa được nghiên cứu tường tận. Một trong những lý do chính là tài liệu ; chính xác hơn, thiếu tài liệu khả tín, và quá nhiều cung văn hay đào mộ. Trận chiến Quốc-Cộng 1945-1975 là một trận chiến bị ô nhiễm nặng hệ tuyên truyền ...
14 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 82615)
M ùa xuân vừa chạm ngõ đã nghe buồn qua tay em đang làm chi đó? ngày trôi như dấu ngày
08 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 80564)
T a đuổi bắt ước mơ cùng chân thật Đời không vui tiếc mãi một nụ cười Mùa xuân ơi em hiền như nắng mới Chạy loanh quanh cũng chỉ một vòng tròn.
08 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 80729)
C hẳng thể nào thay đổi được Dù nhiều lần anh tự dối Bằng những câu thơ đêm anh viết vội Ôi chao, xuân thênh thang như cánh quỳnh hoa Sao đêm lại buồn như thế...
08 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 59465)
Con đường thơ của Nguyễn Lãm Thắng có nhiều bước chuyển. Sau “Điệp ngữ tình”, “Giấc mơ buổi sáng” (333 bài thơ thiếu nhi), anh thử nghiệm, gieo hạt giống thơ của mình vào thế trận khác: thế trận đời. Thế trận này đã đánh dấu tiếng nói riêng cho “họng đêm” [ *] trong hành trình sáng - tạo - thi ca của anh. Anh gần như đoạn tuyệt hẳn cái nhìn trong trẻo của “Điệp ngữ tình”, cái hồn nhiên thơ trẻ của “Giấc mơ buổi sáng” để ném vào “họng đêm” cái nhìn từ góc độ người mù và “có thể nói nhiều về điều không thể nói”.