- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

L U Â N P H I Ê N (*)

04 Tháng Sáu 201212:00 SA(Xem: 104573)

Văn hóa xã hội

L U Â N P H I Ê N (*)

 

  fh-ns-contentNgày 6 tháng năm 2012, ông François Hollande thuộc Đảng Xã hội (PS, cánh tả) được bầu làm tổng thống nhiệm kì 2012-2017. Và sẽ chánh thức được chuyển quyền thay thế đương kim tổng thống Nicolas Sarkozy thuộc Đảng Liên hiệp Phong trào Bình dân (UMP, cánh hữu) ngày 15 sắp tới. Từ đây tới đó, ông Nicolas Sarkozy vẫn còn là tổng thống, với đầy đủ quyền lực tối cao. Trong thời gian chín mười ngày này, nước Pháp coi như có hai vị tổng thống, một cánh hữu đương nhiệm và một cánh tả sắp chắp chánh.

 Một tình huống không khỏi khiến quần chúng Pháp, và nhứt là giới quan sát trong nước, đặc biệt chăm chú, để mắt xét xem hai vị chánh khách đối lập hành xử (với nhau) như thế nào. Bởi trước đó, kể từ cuối năm ngoái, khi còn là ứng cử viên, họ không ngừng mặt đối mặt luận chiến, cấu xé hơn thiệt, cãi chày cãi cối với nhau. Mà cực điểm là hôm họ đối đầu trực tiếp ngót bốn tiếng đồng hồ trên các dài truyền thanh và truyên hình, bốn ngày trưóc hôm bầu cử (1).

 

Vai sánh vai

 Như vừa nói, suốt sáu tháng trời tranh cử họ luôn hồi mặt đối mặt gay gắt với nhau. Vậy mà giờ đây, ngay sau cuộc bầu cử, lại hồn nhiên vai sánh vai như chẳng có việc gì trọng đại đã xảy ra. Ngày 8 tháng năm, trong buổi lễ truy niệm ngày chiến tranh thế giới 1939-1945 chấm dứt, dưới vòm Khải hoàn môn (Arc de triomphe, đài tưởng niệm liệt sĩ) ở trung tâm thành phố Paris, diễn ra một hoạt cảnh khác thường, hiếm thấy: ông Nicolas Sarkozy, bấy giờ vẫn đương nhiệm cho tới ngày 15 tháng năm, và ông François Hollande, sẽ chánh thức kế vị, thân thiện sát cánh bên nhau. Họ đang cùng nhau biểu dương tinh thần hòa hảo và đoàn kết trong một chánh thể thật sự dân chủ.

 Hai ngày trước, khi cuộc bầu cử vừa ngã ngũ, kẻ thắng kẻ bại, họ cũng đã chào hỏi nhau, bặt thiệp, lịch lãm. Kẻ thắng không vỗ ngực ta đây, kẻ bại không hằn học oán hận. Kẻ thắng chuyển lời chào thân thiện (salut républicain, cộng hòa, dân chủ) tới kẻ bại, kẻ bại chúc kẻ thắng được may mắn (bonne chance) và đồng thời xác định trước bàn dân thiên hạ: « Ông François Hollande đã được bầu làm tổng thống, xin mọi người tôn trọng ông. » Lời nói chủ yếu gởi cho đảng viên UMP mà ông Nicolas Sarkozy là thủ lãnh, nhắn nhủ họ chớ nên lên lời trèo kéo, kích bác, khinh thường. Rồi tỏ lời mời vị tổng thống sắp chắp chánh tham dự buổi lễ truy niệm liệt sĩ cùng với mình.

 Sáng ngày 8 tháng năm, có hai đoàn tùy tùng nối đuôi nhau hướng tới Khải hoàn môn. Đến trưóc, ông Nicolas Sarkozy xếp đặt nghi thức, long trọng tiếp đón người sắp kế vị mình. Họ nồng nhiệt bắt tay nhau, nghiêm trang cùng nhau đặt vòng hoa trước mộ liệt sĩ vô danh trong khi lần lượt nổi lên hai nhạc khúc Quốc ca La Marseillaise và Du kích quân Le Chant ses partisans, biểu tượng cho hai phe tả, hữu. Rồi kí tên kỉ niệm trên Sổ vàng: dưới chữ kí của ông Nicolas Sarkozy có đệm dòng chữ Ngài Nicolas Sarkozy, tổng thống Cộng hòa Pháp, còn dưới chữ kí của ông François Hollande dĩ nhiên chỉ đề tên không ghi chức vụ chưa nhậm.

 

Bài học dân chủ

 Trở lên trên là hình ảnh một nước Pháp hòa hợp.

 Cảnh tượng này đã khiến không ít người dân và giới quan sát lấy làm cảm phục. Mọi sự đã diễn ra như một sự cố luân phiên chánh trị, biến đổi cần thiết và bình thường, giữa hai vị tổng thống có thời đã chống đối nhau kịch liệt. Tác phong này của họ khẳng định một tín điều: nếu như tinh thần dân chủ là tự do phát biểu, tự do giãi bày, tự do luận chiến, tự do đối chọi, thì đồng thời nó cũng nằm trong đời sống cộng đồng. Cần phải vượt qua mọi trạng thái căng thẳng, cần phải thăng hoa mọi mâu thuẫn trước mắt hầu hướng tới chủ đích chung là hòa hợp với nhau thành một khối duy nhứt trên đất nước. Trên một tổ quốc dầu đã phải trải qua xiết bao thử thách, tổn thương, dằn vặt, đau khổ, tranh chấp mà vẫn mở rộng vòng tay ấp ủ.

 Đó mới thật sự là chứng từ mà hai vị tổng thống cánh hữu và cánh tả mặc nhiên biểu lộ. Khảng khái chứng tỏ rằng người dân trong nước, cho dầu tầng lớp và gốc gác khác biệt tới đâu, cũng phải liên đới với nhau, mỗi người ở địa vị của mình. Tạo nên hình ảnh một nước Pháp an khang thịnh vượng và bình an vô sự, như họ đã đồng thanh nhìn đón trước kia trong thời gian tranh cử và ngay sau ngày bầu cử: « Hình ảnh một nước Pháp tốt đẹp nhứt, một nước Pháp rực rỡ, một nước Pháp không có thù hằn trong bụng, một nước Pháp thật tình dân chủ, một nước Pháp hoan hỉ vui vầy, một nước Pháp không cúi đầu quì gối, một nước Pháp hồn nhiên cởi mở, một nước Pháp không coi kẻ khác là thù là địch, một nước Pháp trường tồn bất diệt. » (2)

 Hai vị tổng thống đều cùng một lòng một dạ. Cho dầu chánh kiến của họ có bất đồng, cho dầu phương pháp hành động, phương tiện dự tính và cả mục đích của họ có khác nhau, cho dầu tổng thống tiền nhiệm và tổng thống sắp tới có hoàn toàn đối lập, họ vẫn cùng nhắm tới mỗi một chơn trời là nước Pháp. Hầu bảo tồn giá trị vĩnh cửu của chung của mọi người.

*

 Thái độ và cách thế xử sự đồng hành của hai tổng thống tiền nhiệm và kế vị trình thuật trên đây chẳng đáng được chúng ta suy ngẫm hay sao ?

 

TRẦN THIỆN-ĐẠO

(Paris, 05/06/2012) 

-----------------------

 (*) Luân phiên: sữ kiện đảng phái lần lượt thay nhau chắp chánh, trong một nước dân chủ. 

(1) Trần Thiện-Đạo, Trở cờ (mạng Hợp lưu online, ngày 26/04/2912), và Giáo đầu tới tấp (Hợp lưu online, ngày 31/05/2012).

(2) Trong khi chuyển dịch trích dẫn trên đây, kẻ kí tên dưới bài này đã phải kềm tay để khỏi đánh tráo hai chữ nước Pháp thành nước Việt.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 78262)
Cuối cùng rồi tôi cũng đọc quyển hồi ký ấy, quyển hồi ký gắn liền với một cái tên suốt 25 năm dài. Làm như người ấy tái sinh với tên cũ dài hơn: Cao Xuân Huy Tháng Ba Gãy Súng.
07 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 100234)
Đọc truyện ngắn “ Trả lại tiền ” in trong tập truyện “ Vài mẩu chuyện ” của nhà văn Cao Xuân Huy (tạp chí Văn Học xuất bản, 2010), tôi không khỏi mỉm cười bởi cái phong cách khôi hài đen của câu chuyện—truyện của Cao Xuân Huy đa phần đều như thế...
12 Tháng Mười Một 201012:00 SA(Xem: 81159)
LTS: Bài phỏng vấn nhà thơ Đặng Hiền được thực hiện bởi nhà thơ Go Hyeong Ryeol Tổng biên tập tạp chí Thi Bình (The poet society of Asia ) trong số mùa Đông 2009. Phần chuyển ngữ do Giáo sư Tiến sĩ Yang Soo Bae thuộc đại học Pusan University of Foreign Studies tại Hàn Quốc biên dịch. Chúng tôi hân hạnh giới thiệu đến quí văn hữu và độc giả Tạp Chí Hợp Lưu.
05 Tháng Mười Một 201012:00 SA(Xem: 192091)
LTS: ... Nhân dịp cuộc đàm phán Việt-Hoa về Hoàng Sa và Trường Sa đang khởi sự - mà theo chúng tôi Việt Nam nên từ chối ký bất cứ một văn kiện tay đôi nào với Bắc Kinh,và cương quyết đòi hỏi một hội nghị quốc tế do Liên Hiệp Quốc bảo trợ, để tránh ô danh đời đời trong lịch sử dân tộc như cha con Hồ Quí Ly, Mạc Đăng Dung... xin trân trọng giới thiệu với quí độc giả thân quí những giải đáp thuần túy chuyên nghiệp về sử học của sử gia Vũ Ngự Chiêu. TẠP CHÍ HỢP LƯU
31 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 84687)
ĐNV_5: Nếu một nhà xuất bản trong nước nhìn ra được giá trị thực của “ Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch” , và họ muốn in để phát hành trong nước, và điều kiện tiên quyết là phải có giấy phép. Mà để có được giấy phép xuất bản, họ phải "biên tập" lại nhiều đoạn, nhiều câu có tính chất "nhạy cảm" theo cách hiểu của nhà xuất bản, và trường hợp xấu nhất, là phải cắt đi một số chỗ. Vì nếu không, dù là một người có tâm huyết với đất nước hay một nhà xuất bản có nặng lòng với vấn đề chung, cũng không thể xuất bản được. Vậy quyết định của anh trong vấn đề này như thế nào, và tại sao?
08 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 114622)
Đ êm Sài Gòn đứng đường bơ vơ Dòng người mênh mang không ngày yên lặng Còn con đường nào cho em Mộng mơ là trò chơi xa xỉ
13 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 84660)
III. TUYÊN CÁO CHUNG 16/6/1963: Do áp lực Mỹ, từ giữa tháng 5/1963, Diệm đã gặp lãnh tụ Phật Giáo để thảo luận về 5 đòi hỏi ngày 10/5. Tuy nhiên, chế độ chỉ muốn kéo dài thời gian để vô hiệu hóa dần cuộc tranh đấu.
13 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 96226)
IV. GIỌT NƯỚC LÀM TRÀN LY: Sau khi Nolting rời Việt Nam, anh em Diệm-Nhu quyết chào đón tân Đại sứ Lodge bằng vài món quà ngoạn mục. Hai món quà lớn nhất là cuộc tổng tấn công các chùa trên toàn quốc và công khai tiếp xúc với sứ giả Hà Nội.
13 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 92696)
Cuộc tranh đấu của Phật Giáo năm 1963 là đề tài còn gây nhiều xúc động và tranh cãi. Tuy nhiên, tới nay vẫn chưa có nghiên cứu sử đích thực nào về đề tài này. Một trong những lý do là thiếu sử liệu. Tài liệu văn khố chưa hoàn toàn giải mật, và số người được tiếp cận tư liệu văn khố Đệ nhất Cộng Hòa không nhiều.
05 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 100295)
( Người sống sót từ trận bom nguyên tử Hiroshima: Bà Tomiko Matsumoto ) LTS: Trần Huyền Sâm sinh năm 1973, hiện là Giảng viên Khoa văn trường Đại học Sư phạm Huế. Tác giả cuốn Tiếng nói thi ca (Nxb Văn học, 2002), giải thưởng Hội nhà văn Thừa thiên Huế 2003, và cuốn Lý luận văn học phương Tây - Tự sự học kinh điển (Nxb Văn học, 2010). Lần đầu tiên cộng tác với Hợp lưu.