- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

T R Ở C Ờ

26 Tháng Tư 201212:00 SA(Xem: 93431)


Góc nghĩ

T R Ở C Ờ

 

 Mùa xuân năm 2012 này, nước Pháp chuẩn bị bầu Tổng thống mới, nhiệm kì năm năm của Tổng thống tại chức Nicolas Sarkozy sắp hết hạn. Trong một nước dân chủ, ai cũng có quyền ứng cử trong vòng đầu, từ dân quèn cho đến chánh trị gia lão luyện, kể cả Tổng thống sắp mãn nhiệm, miễn là * tin mình có cơ được bầu, hoặc * muốn lợi dụng thời gian quần chúng chú tâm nghe đề giãi bày tâm huyết và í hướng của mình. Sau đó, hai nhà nào được nhiều phiếu hơn mấy người kia thì mới ứng cử tiếp. Trong vòng thứ hai này, người được đa số phiếu, từ 50,1% trở lên, sẽ đăng quang, chánh thức đóng vai Tổng thống trong nhiệm kì sắp tới.

 Trước ngày bầu cử, kể tử đầu tháng ba năm nay, tuần nào trên báo chí và trên vô tuyến và truyền hình cũng đều có thông báo kết quả nhiều loạt trưng cầu dân í chẩn đoán kẻ có cơ được bầu trong số mười ứng cử viên đăng kí. Toàn thế các cuộc trưng cầu dân í này thảy đều nêu tên hai người đứng hàng đầu (trên dưới 30% số phiếu) là Tổng thống đương nhiệm Nicolas Sarkozy và ông François Hollande thuộc đảng xã hội. Và, phần khác, thảy đều cho thấy ông François Hollande luôn luôn đạt được đa số, chắc sẽ thắng cuộc và sắp ngồi ghế Tổng thống.


Thay quần đổi áo

 Thế là như bầy gà bị chồn chung vô chuồng bắt trộm, một số không ít quốc vụ khanh và bộ trưởng đã được đương kim Tổng thống bổ nhiệm trước kia dầu họ bấy giờ thuộc phe đối lập, nay bỗng vụt thay quần đổi áo lần nữa. Tuyên bố rằng họ sẽ bỏ phiếu cho ông François Hollande trong cuộc bầu cử sắp tới : như những nguyên quốc vụ khanh Chánh sách phố phường Fadela Amara, nguyên thống đốc tổng bộ Liên đới nghề nghiệp Martin Hirsch, nguyên tổng trưởng bộ Công bằng xã hội Azouz Begag (*), nguyên tổng trưởng bộ Hải ngoại Brigitte Girardin, nguyên tổng trưởng bộ Sanh thái Corinne Lepage chẳng hạn, và một số khác nữa.

 Các cuộc trở mặt chớp nhoáng này tất nhiên không khỏi gây nên phản ứng mạnh mẽ, mặc cả những lời lẽ tự biện. Không chỉ từ phe bị họ từ bỏ, mà còn cả từ phía họ muốn tái nhập. Nói nào ngay, thì loại cử chỉ tiềm chứa kì vọng được Tổng thống dự kiến nghĩ tới mình khi ông lập chánh phủ mới, kể ra cũng khí thực dụng, quá ư tráo trợn và lộ liễu. Cho nên bay liền trên đầu họ biết bao lời chê trách không mấy nhẹ mồm nhẹ miệng, nào là vong ơn bội nghĩa, ingrats, ngu xuẩn, stupides, vô cùng bỉ ối, absolument scandaleux, ngược nước ngược cái, contre-productifs, xấu hổ, honteux, đáng phỉ nhổ, méprisables…Có chánh trị gia còn gióng tiếng rùm beng khinh thị : « Begag, Girardin, Amara, Hirsch, Lepage : họ có mấy sư đoàn ? Mấy sư đoàn cả thảy ? Họ chỉ đại diện có mỗi một mình mình mà thôi. »

 Còn ông Tổng thống dự kiến François Hollande thì xem bề hết sức ngần ngại : « Tôi không phải là kẻ cai quản tâm hồn. Họ lẽ ra không nên thay đường đổi hướng hồi 2007. Họ đã nếm trải mọi hậu quả của tác phong ấy và lấy làm hối tiếc. Nếu như bây giờ họ muốn quay ngược trở về vào năm 2012 này để xóa những điều mình đã lỡ tay hoặc không dính tay, thì càng hay chớ sao. »


Thuở trời đất…

 ... nổi cơn gió bụi, tháng tư 1975 ở bên ta. Bấy giờ ở Pháp có một nhóm Việt kiều tự xung là yêu nước, hổ hởi đón chào, tôn thờ chánh quyền mới. Mũ ni che tai để khỏi nghe thấy tiếng kêu trầm thống của dân tình. Bịt mắt để khỏi ngó thấy cảnh văn nhân trí thức bị bắt học tập cải tạo, và để khỏi trông thấy hàng trăm người, hàng ngàn người, hàng vạn người, hàng triệu người bị giải phóng đến mức phải bỏ nhà bỏ cửa ra đi. Vượt biên, vượt biển trong cảnh gia đình phân tán, đất nước đọa đày. Cảnh họ bị hoạnh họe, vòi vàng vòi bạc, rồi chết khát, chết hiếp, chết chìm trên mù mịt biển khơi.

 Thế là nhóm Việt kiều yêu nước được đảng và chánh phủ mời về giúp nước. Trước hết, họ được chở đi tham quan viếng cảnh bằng trực thăng quân đội… Rồi có người làm đại biểu Việt kiều trong quốc hội (ai bầu ?), có người làm Phó chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại cũng trong quốc hội (ai bầu ?), phần còn lại thì trở về Pháp tay không. Tay không, họ bỗng nhiên trở thành một nhóm li khai, lên lời chống đối.

 Cũng may là ở xa, họ chỉ bị cấm về nước. Cho đến khi họ chịu cúi đầu.


TRẦN THIỆN-ĐẠO

(Paris, 26/04/2012)

 ----------

 (*) Trần Thiện-Đạo, Azouz Begag - Trước cuộc bầu cử - Liệu có bị xáo trộn bởi một người ‘’Ả rập làm vì‘’ ? (Thể thao Văn hóa, số 54, ngày 5-5-2007). Bài này bàn tới cuộc bầu cử Tổng thống ở Pháp năm năm trước.



Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
05 Tháng Tư 200912:03 SA(Xem: 96462)
IV. NGÀY TÀN CỦA BẢO ĐẠI: Việc Diệm quyết định đánh dẹp Bình Xuyên, ngược lại chỉ thị “ôn hòa” của Bảo Đại, khiến Bảo Đại chẳng còn lựa chọn nào khác hơn phản ứng mạnh với Diệm. Tuy nhiên, phản ứng của Bảo Đại chẳng khác gì tiếng vạc kêu sương. Uy quyền của Bảo Đại chỉ là thứ uy quyền trên giấy tờ, với sự phê chuẩn của những thế lực sau lưng.
05 Tháng Tư 200912:00 SA(Xem: 76057)
Họ ngừng trò chuyện nơi đây vì xe đậu lại ngay trước khu chung cư năm tầng lầu. Đến nhà ông bà Mi-Sơ-Vanh rồi. Cả bọn lục tục ra khỏi xe. Lại nghe vang to rầm rầm tiếng cửa xe đóng mạnh.
05 Tháng Tư 200912:00 SA(Xem: 84740)
C. CHẤM DỨT LIÊN MINH MỸ-PHÁP: Ngày Chủ Nhật, 8/5, nhân Hội nghị Tam cường và Hội nghị Bắc Đại Tây Dương từ ngày 9 tới 11/5/1955 tại Paris , Dulles, Faure và Macmillan họp bàn về Việt Nam . Bộ trưởng Các Quốc Gia Liên Kết Laforest (3-10/1955) trình bày tình hình Đông Dương.
28 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 109923)
Hai Ông Hoàng Xuân Hãn và Phan Anh đã nói gì về Bảo Đại, Trần Trọng Kim và chính phủ của hai ông này? (Bài thứ hai Viết thêm về hai ngày 19 tháng 8 và 2 tháng 9, 1945)
25 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 98809)
Tháng Ba của người lính ấy thật ra chỉ 11 ngày. Nửa đầu quyển sách là nhật ký hành quân giản lược của 10 ngày, mở ra với vài ngày tiên khởi của một cái vòng luẩn quẩn, tiến dần đến việc từng ngày, rồi từng giờ từng lúc.
19 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 152090)
LTS . ...Dù lịch sử đã sang trang từ lâu, bài ký ức về Tướng Lê Nguyên Vỹ, cố Tư lệnh SĐ 5 BB–người đã chọn chết theo thành, và không nỡ bắt "con em người ta gửi gấm cho mình" chết oan uổng ở những giờ phút tàn cuộc của chiến tranh Việt Nam–là một trong những tài liệu hiếm hoi, có giá trị sử liệu. Hợp Lưu trân trọng giới thiệu tác giả Triệu Vũ với quí độc giả. Tạp Chí Hợp Lưu
10 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 87859)
Đầu Xuân Kỷ Sửu (25/1/2009) tôi khởi đầu việc hiệu đính phần tư liệu lịch sử Việt từ đời Ngô (938-965) tới đời Nguyễn (1802-1945). Đây có lẽ là lần hiệu đính cuối cùng, và khá tốn thì giờ vì việc chuyển đổi từ lịch Ta qua lịch Tây.
10 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 88186)
Phần III. G. TÀI LIỆU VIỆT: Ngoài tài liệu Trung Quốc, sử quan Việt cũng sử dụng một số tư liệu trong nước.
10 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 91402)
Phần II. Cần nhấn mạnh, mang quân xâm chiếm, chia ra quận huyện để đặt dân Việt vào “vòng lễ giáo” Hán tộc [ kiểu cho đào mộ tổ tiên Lê Lợi năm 1418 (Thông sử, 208 [truyện Trịnh Khả]), hay thiến hoạn thiếu niên Việt] , chỉ là hai trong những biện pháp lấn đất giành dân.
10 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 99689)
Phần IV II. VIỆC NGHIÊN CỨU THỜI CẬN ĐẠI (1800-1975): Giai đoạn trước 1975, việc nghiên cứu sử học đã có nhiều nguồn tư liệu hơn để làm việc. Tài liệu đáng tin cậy nhất, dĩ nhiên, là tài liệu văn khố. Nhiều nhà nghiên cứu sử học chuyên nghiệp đã sử dụng tài liệu văn khố Pháp, Mỹ và Liên Sô. Mới đây, văn khố Hội truyền giáo Hải ngoại cũng đã mở rộng, sau nhiều thập niên “cho người chết ngủ yên.”