- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Hợp Lưu 115

25 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 91730)

lg_thutoasoan-thumbnail

Hợp Lưu 115 đến với quí độc giả và văn hữu vào những ngày cuối tháng Mười khi “Cuộc cách mạnh Mùa Xuân Ả Rập” ở Lybia đã thành công bằng sự ra đi vĩnh viễn của Gaddafi, một tin ngắn của Reuters cho biết: “Ông Gaddafi và con trai đã bị thương, bị bắt sống nhưng sau đó đã chết. Theo truyền thống Hồi giáo, người chết phải chôn cất trong vòng một ngày, nên việc trưng bày xác chết cho người xem trong nhiều ngày đã làm cho nhiều người cảm thấy khó chịu, nhưng […]mọi người và các nhà lãnh đạo Libya đều đến xem xác Gaddafi để rút bài học và đừng bao giờ đàn áp người dân.” Đoạn tin trên khiến cho chúng ta liên tưởng đến nhiều việc. Có phải những người bị chết nhưng không được mai táng và bị phơi xác cho công chúng coi đều là những nhà độc tài? Và dĩ nhiên đi xem xác chết không phải là điều tốt cho sức khỏe. Ngày nay, những hình ảnh tàn ác được phổ biến rất nhanh qua mạng lưới điện toán toàn cầu.

 

Ở Á châu, tình hình Biển Đông ngày càng sôi động bởi những trận “khẩu chiến”, đặc biệt là mặt trận về ngoại giao của các bên liên hệ. Ở Mỹ, tổng thống Obama tuyên bố, quân đội Mỹ sẽ triệt thoái hoàn toàn ra khỏi Irag vào cuối năm 2011. Và thiên tai bão táp,lũ lụt khắp mọi nơi trên thế giới cùng với sự suy thoái về kinh tế của toàn cầu kéo theo những cuộc biểu tình có tên “Occupy Wall Street” bùng phát ở nhiều quốc gia, khiến những nhà chính trị và kinh tế phải đặt lại câu hỏi về sự vận hành của hệ thống kinh tế tư bản. Nhưng còn quá sớm để nói rằng “Occupy Wall Street” sẽ trở thành một cuộc cách mạng để thay đổi xã hội hiện nay.

 

Riêng với Hợp Lưu, một trong vài tạp chí chuyên về văn chương hiếm hoi còn sót lại ở hải ngoại cũng không tránh khỏi khó khăn bởi ảnh hưởng chung của sự suy thoái kinh tế. Gần mười năm qua Hợp Lưu vẫn giữ nguyên giá bán, trong khi tiền chi tiêu từ in ấn đến cước phí đã tăng gần gấp đôi. Kể từ số nầy Hợp Lưu sẽ phát hành mỗi 3 tháng, một năm có 4 số báo. Giá bán của mỗi số là 12 Mỹ kim. Giá mua năm của độc giả dài hạn không thay đổi, quí vị sẽ nhận được 4 số báo cho một năm và ít nhất một ấn phẩm của văn hữu do Tạp Chí Hợp Lưu xuất bản. Chúng tôi rất lấy làm tiếc với những thay đổi cần thiết mà bắt buộc phải có để cho tạp chí Hợp Lưu được tồn tại. Mong rằng quí độc giả cùng văn hữu thông cảm và giúp cho chúng tôi duy trì tạp chí Hợp Lưu trong những ngày tới như quí vị đã giúp đỡ từ những ngày đầu đến nay.

 

Bên cạnh ấn bản trên giấy của Hợp Lưu, chúng tôi còn có trang mạng ở địa chỉ www.hopluu.net và chúng tôi sẽ cố gắng cho phát hành song song với báo in là báo Hợp Lưu bằng dạng eBooks trong tương lai gần. Dù ở dưới bất cứ dạng nào, báo in, báo mạng hoặc eBooks, chúng tôi tin rằng Tạp Chí Hợp Lưu luôn là người bạn văn chương và cũng là nơi xuất hiện những bài biên khảo giá trị cùng những sáng tác mới nhất của văn hữu khắp nơi.

 

Kính chúc quí độc giả và văn hữu được nhiều sức khỏe, mong quí vị có những ngày tháng thật yên lành trong thời kỳ có quá nhiều đổi thay cùng biến động của thế giới hôm nay.

 

Tạp Chí Hợp Lưu

 

 

MỤC LỤC HỢP LƯU 115

 

3/ Thư Tòa Soạn 5/ Trần Trọng Dương: Khảo sát ngôn ngữ thơ Nôm Nguyễn Trãi...39/ Lý Thừa Nghiệp: Hạt Cát Vàng Xưa...40/ Trần Lê Hoa Tranh chuyện trò với Nhà văn và nhà báo Trùng Dương 53/ Từ Sâm: Khất thực 54/ Nguyễn Phạm Hùng: Triết lý nghệ thuật trong thơ Á Nam Trần Tuấn Khải 62/ Phạm Cao Dương: Đặc Tính Lãng Mạn... 78/ Lưu Diệu Vân: Những người đàn ông làm cho đàn bà khóc 80/ Đỗ Phấn: Miên man phố lạ 96/ Nam Dao: Ghềnh V 102/ Lê Nguyệt Minh: Bơ vơ 103/ Khaly Chàm: thực tại vẫn còn đó 104/ LÊ VI THỦY: Sau cái nhếch mép 115/ Đặng Hiền:  116/ Nguyễn Thị Quyên: Trương Chi 122/ Phan Việt Thuỷ: Chỉ một mình anh 137/ Hoàng Xuân Sơn: Biết và sợ 138/ Văn Giá: Mưa Ở Bình Dương 146/ Lưu Na: Đọc 151/ Đoàn Minh Châu: Có thể một ngày em mất anh 152/ Lê Quỳnh Mai: Mạn đàm cùng nhà văn Trịnh Y Thư 173/ Luân Hoán: Cầu Hôn 174/ Bùi Ngọc Khôi: Nắng Âm U 188/ Trần Thiên Thị: Đêm Pác Ngoài 190/ Phương Lan : Bà điên 197/ Phạm Thị Nhung: À ơi...198/ Đoàn Nhã Văn: Rương Báu Của Trịnh Phong 208/ Hoàng Chính: Vực sương mù 224/ Âu Thị Phục An : Níu áo người lần cuối để rồi, buông! 225/ Nguyễn Đông Giang: California, mùa thu 226/ Minh Hà: Sông Xanh 234/ Phạm Quốc Bảo: Từ Công Phụng, lời ca - tiếng hát. 239/ Xuyên Trà: Rượu nói giùm ta 240/ Song Thao :Hứng 250/ TRẦN THIỆN ĐẠO: Mạn đàm Văn Học ...272/ Thúy Vi: Tin Sách...

Tranh bìa: Chẳng gió nào thổi nữa - tranh Du Tử Lê

Ảnh trang 1:  Ảnh Marijuz Wikowski


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
01 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 96378)
... T ừ phòng tắm bước ra, nàng ngây người nhìn tôi phì phèo điếu thuốc lá, buồn cười thật anh nhỉ, lúc trên ôtô em cứ buồn ngủ rũ ra, chỉ muốn nhanh chóng đến nơi thuê nhà, đến đây lại tỉnh như sáo? Tôi lặng lẽ đốt thuốc. Mỉm cười nhưng không bắt chuyện.
01 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 95996)
M áy bay hạ cánh ở phi trường Liên Khương, trời Đà Lạt mát lạnh với buổi sáng sớm còn mờ hơi sương. Người đàn ông ngồi bên cạnh trên máy bay hẹn tôi sẽ lấy vé. Rồi anh biến mất trong dòng người. Tôi điện thoại cho Hà đến đón, xe honda 100 phân khối Hà phóng như bay trên con đường lộng gió, hai bên đồi thông bạt ngàn, hoa dã quỳ vàng rực rỡ.
26 Tháng Chín 201112:00 SA(Xem: 117884)
L ẩn quẩn từ một buổi chiều nơi ranh giới của giọt nước nào rất mỏng cơn mưa hối hả sau ngày oi nồng đầu hạ cố làm dịu những cồn cào nơi ngực về một hoang tưởng không tên phập phồng thở
26 Tháng Chín 201112:00 SA(Xem: 79254)
H ải quân Hoàng gia Nhật dạy cho tôi một nghề nghiệp duy nhất: Phi công khu trục. Hủy diệt những kẻ thù của tổ quốc, bay và bắn. Tôi đã sống như vậy suốt 5 năm, trên những vùng trời Trung Hoa và Thái Bình dương. Tôi không biết đến đời sống nào khác ngoài đời sống của người lính.
26 Tháng Chín 201112:00 SA(Xem: 69285)
N hư mọi người đều biết, Victor Hugo (1802-1885) vừa là nhà thơ trữ tình và châm biếm vừa là kịch tác gia cách tân vừa là nhà văn xã hội Pháp thế kỉ XIX rất ư năng động và sung sức, có nhiều tác phẩm đủ ba thể loại đó để đời. Chẳng hạn, chỉ cần nhắc tới cuốn truyện đầm đià nước mắt Les Misérables (Những kẻ khốn nạn – 1862) (1) là ít ai quên, đặc biệt ở Việt nam...
26 Tháng Chín 201112:00 SA(Xem: 95356)
Đ êm úp mặt vào vách, tôi nhớ đến người con gái trên chiếc thuyền nan. Dưới ánh trăng thân thể nàng trắng ngần như tượng sứ. Trong giấc ngủ chập chờn, đôi tay nàng vẫn đều đều khỏa nước, khỏa lấp cả sự day dứt trong tôi. Tôi thấy cả nàng và tôi đều đứng ngoài trò chơi ấy, nàng ngồi bên tôi ngắm những cụm cỏ xanh um buồn bã...
26 Tháng Chín 201112:00 SA(Xem: 116304)
C ần gì phải viện dẫn đến những lời chứng dối Khi đám đông nghe bài giảng trên núi chẳng chút động tâm Khi quân gian đem gươm giáo bắt thầy mình như bắt kẻ cướp Thì những lời chứng dối cũng chẳng ăn thua gì
25 Tháng Chín 201112:00 SA(Xem: 105018)
Lời giới thiệu: Bài “Giã Từ Trung Quốc” được dịch từ bản Anh ngữ tựa là “Walking Out on China”(do Wen Huang dịch từ tiếng Trung Hoa) của nhà văn đối kháng Trung Hoa, Liao Yiwu, xuất bản trên The New York Times số ra ngày 15 tháng 9, 2011. Ông Liao, tên Hán Việt là Liêu Diệc Vũ, cũng còn được biết tới dưới tên Lao Wei, sinh năm 1958 tại tỉnh Sichuan, đúng vào năm Mao trạch Động phát động chiến dịch Một Bước Nhẩy Vọt đã đưa cả nước vào nạn đói trầm trọng...
22 Tháng Chín 201112:00 SA(Xem: 95283)
C ơn mưa bất chợt ập xuống phi trường vào chủ nhật của tuần lễ thứ ba trong tháng sáu. Tôi là người hành khách cuối cùng ra khỏi chuyến bay từ Paris trở về trong đêm hôm ấy. Không biết là mình đã ngủ vùi đến mấy ngày. Nhưng khi tỉnh dậy nhìn kim đồng hồ đã ba giờ sáng.
22 Tháng Chín 201112:00 SA(Xem: 113599)
L ần đầu cộng tác cùng Tạp Chí Hợp Lưu. Thi sĩ Nguyễn Thị Khánh Minh quê ở Nha Trang, sinh ở Hà Nội. Tốt nghiệp Cử Nhân Luật, khóa cuối cùng của Đại học Luật Khoa Sài Gòn, tháng 12-1974. Có nhiều thi phẩm đã xuất bản từ 1991 đến 2009 tại Việt Nam. Hiện sống và làm việc tại Hoa Kỳ. Chúng tôi hân hạnh gởi đến quí độc giả và văn hữu những bài thơ của Nguyễn Thị Khánh Minh. TCHL