Có không bóng ai đó leo lên trời cong bốn dấu chấm điểm Bàn tay em đẹp lộng lẫy mọc ra chiếc răng nanh
Tiếng nói của lưỡi con rắn độc từ đâu cất tới.
Nơi ngủ sắc vo chân không xuống lồng đỏ bay vào lục bình trôi sông tủa khói tôi cánh chim từ lồng ngực bình minh rọi bộ xương sườn hiện nguyên vẹn Tro xám lấp lánh hình vị nhân cộng trừ định mệnh
Vỡ tan mờ ảo trong mảnh kính trắng tung tăng bọt
Nhìn đi lên đỉnh núi dây cung tên căng miền sâu thẳm Thoát vô tầng ánh sáng thứ tự lớp Để tôi nghe thấy lõi trái đất chín nở bốn mùa
Này linh hồn tảo tần xới tấm thảm đầy mật ngữ Thế giới sắc màu nguyên sơ.
Để tôi núp trong bụi cây quạt đám mây đen mưa tức thì Gió thổi… rát khuôn mặt ám nằm lỳ trên đất cát
Sa mạc đếm gì từng hạt cát bé vàng áo nắng bồng tôi lên
Thân nghiêng hôn phối lên má đào tơ đôi tờ vú vo cuộn không cháy rụi hồn pha dòng sóng điện
Nhảy li ti điểm hoa chân ma xác bay. A tôi đảo quanh đây một vòng.
Vị Thanh
Từ hé nụ đánh mọi vật thấu tiếng ngân bầu trời lắc tiến gần. Ta bé con dần vô cùng. nghe thuật chuyện siêu vi bên vỏ cây trái sần si khoan ổ hoang tàn mộng bầy tiên nữ đùa hoa lá cỏ.
Con ong họa phẩm vũ gió: vết băng đi qua lay tháo lược sự sáng tạo Loài người tìm lại đường bay đến trên đỉnh đầu Phát tán hơi thở gió tích lời sóng âm.
Chúng ta bóp nát bôi trơn một hành tinh lạ chỉ thuộc về viễn tưởng.
Chúng ta nhìn thấy nơi mình sống con vi trùng động dậy
Tôi bèn nói ước lệ: Tìm về cuội nguồn là tìm cái gì đó động dậy phía dưới.
Nhìn vào Cộng Đồng Việt Nam Hải Ngoại (CĐVNHN), tình trạng còn tệ hại hơn. Không giết nhau bằng súng đạn nhưng những chữ nghĩa độc hại, những nhận thức hời hợt về nhân văn hay khoa học, những tấn công không dựa trên sự thật, những tin tức bị cắt xén ráp nối, những hình ảnh được photoshop với ác ý, cùng những biểu lộ không nhằm thuyết phục bằng logic hay thiện ý mà chỉ nhằm thể hiện sự ngạo mạn và xem thường khả năng phán đoán của người khác, khiến cộng đồng như đang lao vào một cuộc nội chiến. Không khác gì cuộc nội chiến trên quê hương hơn 45 năm trước, nhưng trong một phạm vi nhỏ hơn.
Giai đoạn ngắn ngủi từ ngày 9-10/3/1945, khi Nhật chấm dứt chính quyền Bảo hộ Pháp tại Đông Dương bằng chiến dịch Meigo, tới ngày 21/8/1945, khi guồng máy quân sự Nhật bị sụp đổ là một trong những thời kỳ quan trọng trong lịch sử cận đại. Trong giai đoạn này, hai chính phủ “độc lập” ra đời, chấm dứt hơn tám mươi năm Pháp xâm chiếm, và kích động một cuộc cách mạng xã hội mà đặc điểm là hiện tượng Việt-Nam-Hóa [Vietnamization] tất cả các cấu trúc xã hội. (1)
Petrus Key, sau này đổi thành Petrus Trương Vĩnh Ký, P.J.B. Trương Vĩnh Ký, Sĩ Tải Trương Vĩnh Ký, hay Petrus Ký, thường được coi như một văn hào của miền Nam dưới thời Pháp thuộc. Có người xưng tụng Petrus Key như “đại ái quốc,” “đại học giả,” “bác học,” thông thạo tới “26 thứ tiếng.” Dưới thời Pháp thuộc (1859-1945, 1949-1955), rồi Cộng Hòa Nam Kỳ Quốc (1/6/1946-15/5/1948), Quốc Gia Việt Nam (1/7/1949-26/10/1955), và Việt Nam Cộng Hòa (26/10/1955-30/4/1975), người ta lấy tên Petrus Key (Ký) đặt cho trường trung học công lập [lycée] lớn nhất ở Sài Gòn, đúc tượng để ghi công lao, v.. v... danh nhân này. Với chương trình giáo dục tổng quát nhiều hạn chế (nhắm mục đích ngu dân [obscuranticisme] và ràng buộc trâu ngựa [cơ mi]),[1] được đặt tên cho trường công lập lớn nhất miền Nam là vinh dự không nhỏ; vì nơi đây chỉ có con ông cháu cha cùng những học sinh xuất sắc được thu nhận, qua các kỳ thi tuyển khó khăn.
Tôi đọc Vòng Đai Xanh với nhiều quan tâm. Cuốn sách đã gợi lại ký ức về Cao nguyên vào những năm 1960s và cả những biến cố liên quan tới Phật giáo và sinh viên cũng trong giai đoạn bất an đó. Rõ ràng là tác giả Ngô Thế Vinh đã hiểu biết rất rõ về các sắc dân Thượng cùng với những nguyện vọng của họ giữa và sau cuộc chiến tranh.
Như những cô học trò nhỏ, áo trắng điệu đà tha thướt. Tôi còn có thêm giọng nói êm êm, thanh thoát và dịu dàng. Chúng tôi, những cô thiếu nữ đẹp như trăng, sáng rỡ và líu lo những khi tới lớp, những lúc tan trường… / Thày đứng lớp Kim Văn, hai lần một tuần. Chúng tôi chờ giờ của Thày, như đợi chờ để được nghe những vần thơ trác tuyệt và để học trong cuốn sách đặc sắc, mỏng, nhưng tràn đầy những nét tinh hoa... / Thày không giáo điều, không nhất định cứ giảng dạy đúng theo chương trình của Bộ Giáo Dục đưa ra. Những thứ mà với chúng tôi đã gần như nhàm chán. Ngoại trừ có lần Thày giảng và bàn rất vui, rất dí dỏm về Tây Môn Khánh và Phan Kim Liên trong Kim Bình Mai…
là chốn cuối cùng sau mọi sự hủy hoại /
của một lần, một thời tín ngưỡng /
tình yêu, con đường, ánh sáng, bản nhạc /
cả bóng tối cũng không buồn nấn ná
Mùa gió! gió nhiều hơn bình thường, thậm chí nếu nàng không đứng vững, gió có thể làm nàng ngã, giờ thì một cơn gió cũng có thể làm nàng ngã… / Buổi sáng! Nàng nghe thấy tiếng gió tạt vào khung cửa, thi thoảng có tiếng rít của lá cây rừng, tuyệt nhiên không có một tiếng chim, nàng nghĩ “giá mà có một tiếng chim, nàng sẽ đáp lời nó”. Cuối cùng thì không có tiếng chim nào ngoài tiếng rít của gió… nàng co hai chân sát tận ngực, chắc giờ này anh đang bắt đầu chuyến hành trình của mình!
Bỏ lại sau mình hơn hai chục năm trôi /
Bỏ lại dở dang lá đơn ly hôn chưa kịp ký /
Bỏ lại những chiều lang thang không người tri kỷ /
Bỏ lại hoàng hôn nhuộm đỏ mặt người
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.