- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Du lịch tại chỗ

17 Tháng Bảy 201112:00 SA(Xem: 111251)

 uocmovahacgiay-content

LTS: Lần đầu cộng tác cùng Hợp Lưu, nhà văn Quý Thể hiện định cư tại USA.

Hân hạnh giới thiệu một trong những truyện ngắn như những nụ cười ý nhị của Quý thể gởi đến quí độc giả và văn hữu của Hợp Lưu.

TCHL

 

Vào nhà của Thuý Hồng, đóng cửa lại rồi mà Lư còn nghe trống ngực của mình dộng thình thịch. Thuý Hồng sửng sốt hỏi : “Tại sao dám đường đột tới đây vào giờ này mà lại còn xách va ly nữa? Anh tính đi đâu?”. Lư nói :

- Khoá cửa lại, kéo rèm cửa, vào đây rồi nói sau !

- Anh tới sống với em một tuần. Anh phải làm bộ nói láo với vợ là đi công tác Đà Lạt.

- Anh mạo hiểm quá. Ban ngày ban mặt, nhà anh cách nhà em có mấy chục thước. Chị bên nhà biết thì chết cho em !

- Không liều mạng thì làm sao có cơ hội được gần nhau. Rót cho anh miếng nước anh kể lại cho nghe …

Uống nước xong Lư đã lấy lại được bình tĩnh, chàng thay quần áo, hai người lên giường nằm, Lư bắt đầu kể :

- Tụi mình yêu nhau đã lâu nhưng cơ hội gần nhau thì thực hiếm. Phải chi chúng ta ở cách xa nhau còn dễ, đàng này hai nhà gần nhau quá. Cách đây mấy ngày anh nghĩ được cái kế, anh nói với vợ anh sẽ đi công tác Đà Lạt một tuần để giải quyết một vài việc trên đó. Tội nghiệp, vợ anh vốn tính cẩn thận, mấy ngày nay đã lo giặt giũ quần áo cho vào valy, có cả dao cạo râu, khăn lông, bàn chải đánh răng. Cô ta còn bỏ thêm cái áo len, khăn quàng cổ, lọ dầu nóng, và nói :”Mùa này trên đó mưa lạnh lắm, coi chừng cảm ". Có lúc anh làm bộ như không muốn đi thì vợ anh giục :”Đã hứa với người ta thì phải đi chớ !”. Sáng hôm nay anh ra bến xe, vợ anh cũng đi theo tiễn đưa. Nói như thế để em biết cái tính cẩn thận chu đáo của vợ anh .

- Chị đưa anh ra bến xe thì làm sao anh chuồn về đây được ?

- Cái đó mới là diệu kế. Anh leo lên xe và xe gần chuyển bánh rồi mà vợ anh vẫn chưa chịu quay về. Vợ anh tần ngần mãi, cuối cùng nói :”Lúc về nhớ mua quà Đà Lạt !”. Xe chạy rồi mà anh vẫn còn trông thấy bóng cái áo xanh của cô ta thấp thoáng trong số người đứng trong sân . Nhờ việc này mà anh hoàn toàn yên tâm. Sau này cô ta sẽ không có cách gì nghi ngờ và nói được. Tóm lại là cô ta “áp giải” anh ra xe và thẳng đường lên Đà Lạt.

- Rồi sao nữa, anh kể tiếp đi! Hồng sốt ruột.

Rồi anh lộn trở về. Xe chạy đến thị trấn Thành Nghĩa là cách Nha trang chừng mười cây số, anh bảo tài xế dừng lại để xuống xe trở về nhà vì quên giấy tờ quan trọng. Bác tài rất mừng vì có chiếc ghế trống để rước khách dọc đường. Anh kêu xe honda ôm về lại nhà em.

- Nguy hiểm quá …

- Có nguy hiểm nhưng chỉ xảy ra trong vòng vài giây. Tiền xe anh đưa trước cho người chở honda. Khi anh đi xuống xe về phía nhà em, nếu lỡ trong nhà anh có ai bước ra, anh sẽ không đi vào nhà em mà bước về nhà mình và anh cũng sẽ nói vì quên giấy tờ nên phải quay về. May quá chẳng gặp ai !

- Anh ghê thật, rồi sao nữa ?

- Rồi vào đây với em và chúng mình đang ôm nhau! Nếu không có mạo hiểm, làm gì có được giây phút thần tiên như thế này ?

Lư cười và nàng Thuý Hồng cũng cười. Họ nghĩ chẳng có quyển sách địa lý nào ghi Nha trang cách Đà Lạt chỉ có mấy mươi thước! Bỗng nhiên Hồng hốt hỏang :

- Chết rồi ! Bữa nào từ “Đà Lạt” về lại Nha Trang thì làm sao ?

- Anh đã có cách …

- Còn quà Đà Lạt mà chị vợ anh dặn thì lấy đâu ra ?

- Yên tâm !

Và Lư kể một kế hoạch của chàng :

- Anh đã tính toán trước mọi việc rồi. Hôm nào gần về em ra chợ Đầm Nha Trang mua cho anh vài cân hồng, ít lọ mức dâu, hai chai rượu dâu, một ít mứt đậu trắng, kiếm mua cái nhà sàn làm bằng gỗ thông có ghi hàng chữ “Souvenir Dalat”, mấy quả thông khô... Những loại mà người ta gọi là đặc sản Đà Lạt này họ bán đầy chợ Đầm Nha Trang .

- Ôi ! anh thực là quỉ quái!

Đến giờ G ngày N, anh sẽ từ Đà Lạt trở về NhaTrang. Em ra ngoài cửa ngó qua bên phía nhà anh, nếu không thấy ai thì làm dấu. Anh tay xách nách mang từ nhà em chui ra. Dĩ nhiên nguy hiểm cũng có nhưng chỉ xảy ra trong khoảng vài giây đồng hồ .

Hồng khen :

- Kế hoạch của anh hay thực, nhưng thực hiện thì dễ đứng tim lắm .

Bảy ngày sống với người yêu, thực ra Lư cũng chỉ vui được vài ngày đầu, chuyện ái ân mãi rồi cũng chán. Ngồi nhìn nhau mãi cũng chán, nói chuyện mãi với nhau cũng chán. Chán hơn cả là chàng bị nhốt trong căn phòng nhỏ mỗi bề ba thước. Cái chân hay đi như anh chàng Lư bây giờ rơi vào cảnh tù túng tự nguyện kiêủ này rất bực .

Thế cho nên, kế hoạch bảy ngày lúc đầu, hai người tưởng là không đủ để sống trọn cho nhau, sau lại thấy quá dài. Mới có ba ngày Lư đã đề nghị :

- Thôi, mai anh tính trở về .

- Cũng được nhưng mới ba ngày, trở về vợ anh có nói gì không ?

- Không, anh sẽ nói Đà Lạt mưa và lạnh quá. Hồi tối xem TV em không thấy cao nguyên Trung bộ từ 10 đến 20 độ đó sao? Với lại anh sẽ nói công việc cũng đã giải quyết xong. Sáng mai anh đưa tiền cho em đi mua mấy thứ đặc sản ĐàLạt. Chiều mai ta chuẩn bị màn quay về .

Hồng đến chợ Đàm lại thêm khâm phục sự hiểu biết tường tận của Lư . Rõ ràng trong chợ có nhiều gian hàng bán không thiếu thứ gì gọi là “đặc sản Đà Lạt”. Ở chợ Đà Lạt người ta cũng chỉ bán những thứ này là cùng. Theo lơi dặn của Lư nàng mua đủ cả. Cuộc trở về diễn ra hoàn chỉnh tới mức giống như cuộc quay về trái đất của tàu con thoi, nghĩa là chính xác đến từng 1/1000 giây !

Vợ Lư ở trong nhà nghe tiếng gõ cửa chạy ra mừng rỡ xách quà Đalạt đi vào nhà. Lư làm bộ mệt nhọc than :

- Thời buổi này đi đường xa thật khổ. Xe cộ thì ọc ạch, đường xá thì hư, nhà nước lo chuyện gì đâu chẳng quan tâm tới mấy con đường để cho chúng xuống cấp nghiêm trọng. Có hai trăm cây số mà đi cả mười tiếng đồng hồ, chậm như rùa !

Lư làm như người đầy bụi bặm đường xa ra sau múc nước rửa mặt. Vợ Lư nhìn thấy mặt chồng đỏ (vì Lư mới uống ở nhà Hồng mấy lon bia lấy can đảm cho cuộc trở về) nói: Nước da người ở Đà Lạt trở về trông có khác!”. Lư rất yên tâm.

Lư thấy vợ ngồi soạn quà Đa Lạt. Nàng nói :”Ôi thứ gì cũng ngon cả, lại có cả cái nhà rông nho nhỏ xinh xinh nữa. Em soạn một ít đem qua cho anh chị Triệu. Hôm qua chị Triệu tới thăm, chị ấy nói anh Triêụ vừa đi công tác ở Huế về. Chị có cho mình mấy món quà đặc sản xứ Huế”.

- Chị Triệu cho gì ?

- Cái nón bài thơ, hộp mè xửng, hủ tôm chua, mấy xâu hột sen Hồ Tịnh Tâm .

Lư mỉm cười thầm nghĩ: Mấy thứ này thì đầy rẫy ở chợ Đầm Nha Trang. Ôi lẽ nào lại có một thằng cha chơi cái trò “Du lịch tại chỗ” như mình nữa đây ?

 

 

QUÝ THỂ

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 86524)
Larsson lìa đời trước khi đứa con tinh thần, bộ tiểu thuyết thuộc loại trinh thám, Millennium Trilogy, gồm ba cuốn, mà ông đã viết vào mỗi tối như một trò giải trí cho thần kinh bớt căng thẳng, ra đời sáu tháng sau khi ông ký giao kèo với một nhà xuất bản Thụy Điển, Norstedts Förlag, nhà xuất bản thứ hai Larsson liên lạc và ký giao kèo, sau khi gửi cho một nhà xuất bản thứ nhất tới hai lần mà gói sách không hề được mở ra.
15 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 92016)
Gần hai chục năm sau biến cố 30 tháng Tư 1975, chúng tôi có cái hân hạnh được Công đoàn bảo hiểm Pháp ( Fédération Française des Sociétés d’Assurance ), qua thỏa ước với Bộ Tài chánh CHXHCNVN, gởi về nước cùng với một số nhà giáo Pháp giảng dạy bộ môn Bảo hiểm còn mới này trong trường Đại học Tài chính và Kế toán Hà nội - nay trường đã lột xác trở thành Học viện Tài chính.
14 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 108409)
Về đi thôi nhật ký ngày chân đất Gốc đa già bà kể lá bùa yêu Em ôm giấc thị thành nửa mùa cổ tích Hỏi gió trời sao giấu lá bùa yêu 
04 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 83691)
Phụ Chú: 1. Thuật ngữ Việt Nam hoá [Vietnamization] được dùng để mô tả những diễn biến thu nhập và thực thi những biến đổi xã hội, kinh tế, văn hoá và chính trị do chế độ bảo hộ Pháp cưỡng bách áp đặt từ 1861 tới 1945, sau khi chế độ thực dân Pháp bị soi mòn dần từ năm 1940-1941 rồi cuối cùng bị xóa bỏ từ tháng 3/1945. Dù trong Anh ngữ, từ này còn một hàm ý khác — như chính sách Việt nam hóa cuộc chiến tranh Việt Nam của Liên bang Mỹ (1964-1973) — chúng tôi nghĩ thuật ngữ Việt Nam hoá chính xác hơn Việt hóa [Vietism hay Vietnamism].
04 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 82706)
III. ĐOẠN KẾT KHỦNG HOẢNG Trong tháng 8, Việt Nam trải qua một giai đoạn đầy biến động, trên bối cảnh chính trị quốc tế. Một mặt, phe Đồng Minh bắt đầu thực thi các kế hoạch hậu chiến đối với Việt Nam, từ giải giới quân Nhật tới chia chác vùng ảnh hưởng; mặt khác, ngay tại Đông Dương, người Nhật bị tê liệt không những chỉ vì lệnh đầu hàng đột ngột vô điều kiện mà còn vì viễn ảnh bị Đồng Minh trừng phạt. Với người Việt, các quan tướng Nhật bị phân chia theo yếu tố tâm lý và ý thức hệ.
04 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 75068)
II. CHÍNH PHỦ TRẦN TRỌNG KIM (17/4 - 25/8/1945) Mặc dù chính phủ Trần Trọng Kim chỉ là một thứ “tai nạn lịch sử,” được khai sinh do nhu cầu quân sự của Nhật, chính phủ được Nhật bảo trợ này soi sáng mặt trái của đồng tiền cách mạng 1945 tại Việt Nam, mà cho tới năm 2010 còn bị che phủ bởi đủ loại tài liệu tuyên truyền.
04 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 80042)
(*).LTG: Bài này rút ra từ Phần II, “The End of An Era” [Đoạn Kết của Một Thời Đại], của Luận án Tiến sĩ [Ph.D.] sử học “Political and Social Change in Viet Nam between 1940 and 1946” đệ trình tại Đại học Wisconsin-Madison vào tháng 12/1984, dưới sự hướng dẫn của cố Giảng sư John R. W. Smail; và đã in trên Journal of Asian Studies [Tạp chí Nghiên Cứu Á Châu] vào tháng 2/1986, XLV: 2, pp. 293-328, với cùng tựa “The Other Side of the 1945 Vietnamese Revolution: The Empire of Viet-Nam (March-August 1945).” Phần tư thế kỷ sau, nhân dịp sinh nhật thứ 68, và kỷ niệm 65 năm cách mạng 1945, hiệu đính lại lần chót hầu phổ biến rộng rãi hơn trong giới người trẻ Việt muốn đi tìm sự thực lịch sử.
28 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 84825)
Con tàu đã trở nên ọp ẹp, mấy mươi năm còn gì. Người ta nói đây là chuyến tàu tốt nhất hiện nay. Hành khách bực dọc phàn nàn tốt gì mà tốt, như đống sắt vụn, làm như họ là kẻ trên trời rơi xuống không bằng.
23 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 88133)
Tình yêu, cũng như chiến tranh, là hai đề tài muôn thuở của con người. Văn chương ngoại quốc nói về chiến tranh, viết về những trận chiến gần, xa trong lịch sử, chúng ta vẫn thích đọc. Vậy thì tại sao, người Việt Nam viết về chiến tranh Việt Nam lại nhàm chán?
20 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 91571)
... Tôi đã từng ăn thịt chuột. Tôi ăn vụng của em tôi. Bố cấm tôi nói cho ai biết. Bố đã cho thằng em tôi ăn bao nhiêu con chuột tôi cũng không nhớ nổi. Chỉ có điều bố thích như vậy. Bố nướng con chuột lên, thế thôi. Thằng em tôi cười hềnh hệch, nước dãi chảy dài, cầm con chuột gặm như một bắp ngô nướng. Những tảng máu chưa đông rịn đỏ hai mép. Tôi thấy đầu mình ung ung. Những hình ảnh như những mảnh vỡ lộn xộn va đập vào nhau liên hồi ...