- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Hợp Lưu 114

29 Tháng Sáu 201112:00 SA(Xem: 91719)

lg_thutoasoan-thumbnail

Hợp Lưu 114 đến với quí độc giả và văn hữu trong những ngày đầu tháng 7 khi những cơn mưa bất chợt ở Sài Gòn và Hà Nội báo hiệu một mùa ngập lụt mới. Trong khi cuộc cách mạng tự do dân chủ như những cơn bão lốc xoá tan và thay đổi các thể chế độc tài tại Trung Đông và Bắc Phi, mặc cho những cuộc trấn áp, bưng bít thông tin, ngăn chận những mạng lưới điện tử toàn cầu... Nhưng tất cả rồi cũng như một ván cờ đã đến hồi tàn cuộc.

Những ngày đầu hè thật nóng như các cuộc xuống đường liên tục của người dân Việt Nam để phản đối Trung Quốc về sự lấn chiếm vùng biển đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Những cuộc biểu tình của người Việt cùng khắp từ trong nước ra hải ngoại; từ Hà Nội, Sài Gòn đến Liên bang Mỹ, Pháp, Nhật, Úc...như những dòng nước mưa tìm nơi thoát, khiến người ta có cảm giác bớt tù túng, nhất là người dân trong nước. Và đây cũng là dịp chúng ta thấy ra sự gắn bó, tình yêu quê hương và tổ quốc của người dân Việt; đất nước như một điểm tụ để hướng về, như những dòng sông hợp lại... sức mạnh của quần chúng, tự do và nhân bản sẽ thăng hoa đời sống của con người.

Hợp Lưu 114 được mở đầu với (phần 2) bài biên khảo của Sử gia Tiến sĩ Vũ Ngự Chiêu về giai đoạn ngắn ngủi từ ngày 9-10/3/1945 tới ngày 21/8/1945, khi guồng máy quân sự Nhật bị sụp đổ là một trong những thời kỳ quan trọng trong lịch sử cận đại chấm dứt hơn tám mươi năm Pháp đô hộ, và kích động một cuộc cách mạng xã hội mà đặc điểm là hiện tượng Việt-Nam-Hóa tất cả các cấu trúc xã hội. Và một biên khảo của Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Phạm Hùng với “Tinh thần dấn thân cùng dân tộc của Phật tử Việt Nam thời kỳ đầu quốc gia tự chủ” một tấm gương sáng cho các đời sau noi theo.

Hợp Lưu 114 đặc biệt với song truyện hay cặp truyện, vì là hai truyện riêng, nhưng cùng nhân vật, cùng cốt truyện, nhìn từ hai nhân vật chính khác phái của Trần Vũ và Trầm Hương. Truyện kể về thân phận của hai người đi vượt biên sau năm 1975, thay vì đến Indo hay Mã Lai, lại tấp vào đảo Iwo Jima năm 1944, lúc Nhật và Mỹ đang huyết chiến trên hòn đảo bé tí sắp bom đạn này... khi đã lìa xa quê hương và tổ quốc không dung chứa, tương lai sẽ đi về đâu? Đây là song truyện thật lạ trong văn chương Việt Nam ở cả trong nước và hải ngoại.

Hợp Lưu 114 có nhiều văn thi hữu lần đầu cộng tác, như Nguyễn Thị Khánh Minh có nhiều thi phẩm đã xuất bản từ 1991 đến 2009 tại Việt Nam. Nguyễn Thị Quyên ở Bình Định. Nguyễn Lệ Uyên người viết trong nước từ trước 1975. Nhà văn Quý Thể mới định cư tại Hoa Kỳ. Cùng những người còn rất trẻ như Nguyễn Lãm Thắng, Trần Hồ Thuý Hằng, Song Ninh...

Ngoài ra là những sáng tác mới nhất về thơ, truyện, tuỳ bút, của các văn thi hữu quen thuộc như Lý Thừa Nghiệp, Luân Hoán, Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Xuân Tường Vy, Lê Quỳnh Mai, Nguyễn Đức Bạn, Lữ Thị Mai, Đoàn Minh Châu, Đỗ Phấn, Huỳnh Lê Nhật Tấn, Lê Nguyệt Minh, Đoàn Nhã Văn, Vũ Trọng Quang, Khiêm Nhu, Trần Thiên Thị, Song Thao, Trần Mộng Tú, Hoàng Chính, Lưu Diệu Vân, Lưu Na, Phạm Thị Ngọc, Khaly Chàm, Đặng Hiền...

Phần truyện dịch là trích đoạn hồi ký Samuraï  của Saburo Sakai do Nguyễn Nhược Nghiễm chuyển ngữ. Mục thường xuyên vẫn duyên dáng sâu sắc với Phiếm Luận của Song Thao và Mạn Đàm Văn Học với Trần Thiện Đạo...

Hợp Lưu 114 hân hạnh giới thiệu bức tranh bìa Ngày Mùa của hoạ sĩ Ái Lan một tác phẩm thể hiện nét đẹp xưa của Việt Nam như một lời mời cùng Hợp Lưu và những cơn mưa tự do đi vào mùa nóng 2011.

Chúc quí độc giả và văn hữu một mùa hè vui tươi hạnh phúc.

 

Tạp Chí Hợp Lưu 

 




Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 85672)
Con tàu đã trở nên ọp ẹp, mấy mươi năm còn gì. Người ta nói đây là chuyến tàu tốt nhất hiện nay. Hành khách bực dọc phàn nàn tốt gì mà tốt, như đống sắt vụn, làm như họ là kẻ trên trời rơi xuống không bằng.
23 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 88863)
Tình yêu, cũng như chiến tranh, là hai đề tài muôn thuở của con người. Văn chương ngoại quốc nói về chiến tranh, viết về những trận chiến gần, xa trong lịch sử, chúng ta vẫn thích đọc. Vậy thì tại sao, người Việt Nam viết về chiến tranh Việt Nam lại nhàm chán?
20 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 92103)
... Tôi đã từng ăn thịt chuột. Tôi ăn vụng của em tôi. Bố cấm tôi nói cho ai biết. Bố đã cho thằng em tôi ăn bao nhiêu con chuột tôi cũng không nhớ nổi. Chỉ có điều bố thích như vậy. Bố nướng con chuột lên, thế thôi. Thằng em tôi cười hềnh hệch, nước dãi chảy dài, cầm con chuột gặm như một bắp ngô nướng. Những tảng máu chưa đông rịn đỏ hai mép. Tôi thấy đầu mình ung ung. Những hình ảnh như những mảnh vỡ lộn xộn va đập vào nhau liên hồi ...
20 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 89821)
Không ai biết cuộc sống của ai đang xáo trộn. Không ai biết ai đang nghĩ gì. Người chồng không bao giờ biết người vợ vừa gối đầu lên tay mình vừa dâm hoan với sếp của ả trong giấc mơ. Gã sếp đô con, bụng cuộn lên những bó cơ và làm tình thì miễn bàn. Người chồng không bao giờ biết âm hộ của ả nóng bừng như muốn nổ tung ra. Mà biết cũng chẳng thể chết ai vì ả là vợ của anh ta.
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 111291)
(Gởi anh Huy & chị Minh) Câu thơ còn trong trí nhớ Như mùa thu mỗi năm lại về Theo tuần hoàn trời đất Như đôi mắt em buồn giấu kín Chịu đựng An phận Cuộc đời mình mùa xuân đi qua Rất xa, rất xa...
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 91888)
Thành phố nằm bên một rẻo biển miền Trung yên bình và tĩnh lặng. Những ngày gầ n đây bổng nhiên được khuấy động bởi mấy chú cá mập, không hiểu vì sao lại lang thang vào bờ, chúng lượn lờ nơi bãi tắm trước khuôn viên trường, là bãi du lịch của thành phố. Thỉnh thoảng chúng lại ruỗi theo sóng nước cợt nhã với con người. Có hôm một chú cá mập con nhá vào mông ai đó, có hôm lại ngoạm vào giò của kẻ nào bơi đến gần. Bạn tôi phán: đất này “linh kiệt”. Tôi cười vui: Đất lành chim đậu, biển lành cá mập làm tổ .
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 91411)
Trong tình bằng hữu nhiều năm với Huy, được sự đồng ý của chị Cao Xuân Huy và hai cháu Chúc Dung & Xuân Dung, bài viết thiên về khía cạnh y khoa này, nói về một Cao Xuân Huy khác, người bệnh Cao Xuân Huy chênh vênh trên con dốc của tử sinh, đã can trường chống chỏi với bệnh tật cho tới những ngày và giờ phút cuối cùng và đã ra đi với tất cả “phẩm giá”. NGÔ THẾ VINH
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 81684)
Cao Xuân Huy có người cha đi kháng chiến, để lại vợ con trong thành. Rồi, 1954, ông ngoại bị đấu tố, người cậu cấp bách đem cháu, 7 tuổi, vào Nam. Mẹ ở lại Hà Nội đợi bố. Về, nhưng người cha kháng chiến, gốc tư sản, địa chủ, không thể "can thiệp" cho người mẹ khỏi diện "tự lực cánh sinh" (như đi "kinh tế mới"). Rồi họ chia nhau con cái: mẹ để lại con gái cho bố, vào Nam với con trai. Xa cách, mỗi người lập một gia đình khác, có các con khác. Huy được cậu và bà ngoại nuôi. Như một định mệnh, chuyện nhà Huy trùng hợp với chuyện đất nước, với truyền thuyết Sơn tinh Thủy tinh, với bao gia đình thời chia đôi Nam-Bắc.
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 86157)
Thường, khi viết về một nhà văn, trong vai trò của một người làm phê bình, tôi chỉ quan tâm đến tác phẩm, đến văn bản. Đúng hơn là tôi quan tâm đến văn bản văn học, và cái cách mà tác giả của nó đã, cùng với các độc giả của mình, biến nó thành một tác phẩm văn chương. Tôi không quan tâm lắm đến tác giả.
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 87168)
Cánh đồng trải rộng mênh mông ngút ngàn, nhìn xa xa chỉ thấy sương mờ tựa mây lãng đãng bay thấp, lòa xòa bôi xóa nhạt nhòa đường viền chân trời. Thời xưa Cao Biền đã nhiều lần cỡi diều bay tới, tay cầm quạt giấy phất bằng lụa bạch, nan cánh quạt đúc bằng vàng khối tinh ròng, toan tính yểm đất.