- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

LÒNG ÁI QUỐC! TẠI SAO KHÔNG?

04 Tháng Sáu 201112:00 SA(Xem: 108378)

 

laqtsk2

Thà làm qủy nước Nam

Còn hơn làm vương đất Bắc

(Trần Bình Trọng)

 

Câu nói nổi tiếng của danh ttướng nhà Trần đã trở thành một trong những biểu tượng của tinh thần yêu nước chống ngoại xâm của dân tộc Việt, bất cứ một học sinh nào khi tuổi còn thơ cũng cảm thấy tự hào khi học trang sử đó. Chính các thầy cô đã dạy dỗ chúng tôi lòng yêu nước, chính các bậc cha mẹ đã giáo huấn chúng tôi lòng yêu nước, chính các bậc tiền nhân đã hun đúc chúng tôi lòng yêu nước. Vậy, hôm nay tại sao không?

 

Hãy lật lại lịch sử Việt Nam 4000 năm qua.

 

Năm Quý Mão 43, Hai Bà Trưng khởi binh chống lại quân Hán, lập ra một quốc gia với kinh đô tại Mê Linh và tự phong là nữ vương. Sau khi khởi nghĩa bị quân Hán của Mã Viện đánh bại, tương truyền vì không muốn bị làm nhục, Hai Bà đã nhảy xuống Hát Giang tự tử.

Đó là sự thật.


Năm 248, Bà Triệu
lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống xâm lược của quân Đông Ngô, do Lục Dận, thứ sử Giao Châu chỉ huy. Nhiều nghĩa binh đã tử trận vào năm đó. Theo sử sách, bà chống đỡ với quân Đông Ngô được 5-6 tháng thì phải lui về xã Bồ Điền và cùng đường tự tử. Khi ấy Triệu Thị Trinh mới 23 tuổi. Cúng giống Trưng Trắc và Trưng Nhị, Triệu Thị Trinh quyết không để bị khuất phục. Chết, nhưng không nhục.

Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kìnhBiển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang san, cởi ách nô lệ chứ tôi không chịu khom lưng làm tì thiếp người ta!" Câu nói bất hủ của người con gái anh hùng của dân tộc Việt đã tỏ chí khí mà ngàn sau dân Việt mãi còn kính phục.

 

Năm 938, Ngô Quyền đánh tan quân xâm lược Nam Hán trên sông Bạch Đằng, kết thúc 1.000 năm Bắc thuộc của Việt Nam.

Đó là sự thật.


Năm 1075-1077
, Lý Thường Kiệt đánh bại quân nhà Tống, viêt nên bài “Thơ Thần” bất hủ nói rõ chủ quyền bất khả xâm phạm của đất nước:


Nam
quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.


Đó là sự thật.


Thế kỷ thứ 13,
Trần Hưng Đạo ba lần đánh thắng quân Nguyên Mông. Tháng 12 năm Giáp Thân 1284, hiệu Thiệu Bảo năm thứ 6, đời Trần Nhân-Tông, đại binh Thoát Hoan tiến đánh Chi Lăng, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn lui quân về Vạn Kiếp. Vua Nhân-Tông thấy thế giặc mạnh, cho mời Hưng Đạo Vương về Hải Dương mà phán rằng "Thế giặc to như vậy, mà chống với chúng thì dân chúng bị tàn sát, nhà cửa bị phá hại, hay là trẫm sẽ chịu hàng để cứu muôn dân?" Vương tâu: "Bệ hạ nói câu ấy là lời nhân đức, nhưng Tôn-Miếu Xã-Tắc thì sao? Nếu Bệ hạ muốn hàng, xin trước hết hãy chém đầu thần đã!”

Đó là sự thật.


Thế kỷ 15
, Lê Lợi chiến thắng quân Minh. Triều đình nhà Minh, vốn rất muốn xâm lăng Đại Việt, đã nhân cơ hội Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần để đưa quân tràn vào đất Việt năm 1407. Hồ Quý Ly liên tục thất bại và đến tháng 6 năm 1407, thì bị bắt cùng các con trai là Hồ Nguyên TrừngHồ Hán Thương. Vương triều Đại Ngu sụp đổ. Nhà Minh thực hiện chính sách xoá bỏ nền văn minh sông Hồng bằng các cách như đốt, phá và chở về Yên Kinh tất cả các loại sách, văn bia có nói về dân Việt, của dân Việt tạo lập, thiến hoạn đàn ông người Việt, khiến cư dân Việt rất uất ức và căm giận.

Mùa xuân năm Mậu Tuất 1418, Lê Lợi đã cùng những hào kiệt, đồng chí hướng phất cờ khởi nghĩa. Tự xưng là Bình Định Vương và kêu gọi dân Việt đồng lòng đứng lên đánh quân xâm lược nhà Minh cứu nước. Lê Lợi chiến thắng quân Minh, trở thành vị vua đầu tiên của nhà hậu Lê. Bản thiên cổ hùng văn “
Bình Ngô Đại cáo” của đại thần Nguyễn Trãi đã thể hiện rõ ý chí độc lập, tự cường của dân tộc Việt.

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác

Đó là sự thật.

Thế kỷ 18, Vua Quang Trung
đại phá quân Thanh.

Cuối năm
1788, vua Thanh Càn Long sai Tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị chỉ huy 29 vạn quân, huy động từ lưỡng Quảng, Vân Nam, Quý Châu hộ tống Lê Chiêu Thống về Việt Nam với danh nghĩa phù , vào chiếm đóng Thăng Long.

Nghe tin báo, ngày 25 tháng 11 năm
Mậu Thân (22 tháng 12 năm 1788), Nguyễn Huệ xuất quân tiến ra Bắc Hà. Để lấy danh nghĩa chính thống, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu Quang Trung, chỉ trong vòng 6 ngày, quân Tây Sơn đập tan hơn 20 vạn quân Thanh, Sầm Nghi Đống thắt cổ tự vẫn sau thảm bại trận Ngọc Hồi, Tôn Sĩ Nghị phải bỏ ấn tín cuốn cờ mà chạy.

Đó là sự thật.

Thế kỷ 20
, năm 1979, Trung Quốc xâm chiếm biên giới phía Bắc, quân đội nhân dân Việt Nam đã đánh bật âm mưu bành trướng bá quyền của Bắc Kinh.

Đó là sự thật.


Những năm cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21


Ngày 30-12-1999, Hiệp định ký kết giữa Việt Nam và Trung Quốc đã làm nóng lòng hầu hết những người Việt Nam còn nghĩ đến quê hương đất tổ khi Ải Nam Quan không còn trên lãnh thổ Việt Nam.


Những ngày đầu tháng 12-2007, Quốc vụ Viện Trung Quốc phê chuẩn việc lập thành phố Tam Sa, nhằm trực tiếp quản lý các quần đảo trên Biển Đông, trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Đứng trước việc Trung Quốc chiếm Hoàng Sa và Trường Sa, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao “nói lên tình hữu nghị”, ngày 9-12 dân chúng Việt Nam biểu tình phàn đối việc xâm chiếm Trường Sa, Hoàng Sa, đại diện chính quyền sợ hãi thanh minh “đó là tự phát, nhà nước chưa cho phép”.


Còn hôm nay, những ngày tháng của năm 2011 ngư dân Việt bị Tàu Trung Quốc bắn giết chính trên hải địa của mình, tàu dầu khí Việt Nam bị cắt thiết bị chính ngay trong thềm lục địa Việt Nam, lẽ nào chúng ta cũng chỉ im lặng cúi đầu?

 

Sự thật là: Trong thế kỷ 20, 21 chúng ta đã nhiều lần lùi bước, Trung Quốc nhiều lần lấn lướt coi khinh, phần đất của dân tộc mà cha ông ta đã đổ bao xương máu gìn giữ nay có nguy cơ không còn nữa.

Đó là sự thật.


Đã đến lúc chúng ta không thể khuất phục.


800 năm trước, Trần Quốc Tuấn đã từng viết nên bài “Hịch tướng sĩ" khuyên răn các binh lính học tập, rèn luyện võ nghệ, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến Nguyên Mông lần thứ 2, nội dung áng hùng thư đó, ngày nay đọc lại sao vẫn còn nhiều điều cho ta suy nghĩ: “…
ta cùng các ngươi sinh ở thời nhiễu nhương, gặp phải buổi gian nan, trông thấy những ngụy sứ đi lại rầm rập ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà xỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tổ phụ… Ta đây, ngày quên ăn, đêm quên ngủ, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức rằng chưa được xả thịt lột da của quân giặc, dẫu thân này phơi ngoài nội cỏ, xác này gói trong da ngựa, thì cũng đành lòng… Nay các ngươi trông thấy chủ nhục mà không biết lo, trông thấy quốc sỉ mà không biết thẹn, thân làm tướng phải hầu giặc, mà không biết tức, tai nghe nhạc để hiến ngụy sứ, mà không biết căm…”

Ngày nay, nước ta có phải vậy không?


Bài viết này, không phải hô hào dân ta ngay lập tức phải xông pha chiến đấu giành lại Hoàng Sa - Trường Sa, đó là việc lâu dài, cần có thời gian xây dựng binh lực hùng cường. Đất nước là chung của mọi người, không của riêng ai.


Bài viết này, chỉ mong góp thêm tiếng nói ủng hộ hành động yêu nước của tuổi trẻ Việt Nam. Lịch sử 4000 năm đã minh chứng, ta mạnh địch lùi, ta lùi địch sẽ lấn lướt. Vậy tại sao chúng ta không biểu tình ôn hòa phản đối hành động ngang ngược của Trung Quốc, tai sao không rầm rộ kêu gọi cộng đồng quốc tế chú ý, đem Biển Đông ra đàm phán trước Liên Hiệp Quốc. Và quan trọng nữa, phải cho Trung Quốc biết ý chí quyết tâm giữ mỗi thước đất, mỗi thước biển của 90 triệu dân Việt.

Hãy để tuổi trẻ Việt Nam nói lên tiếng nói tự trọng của một dân tộc, cho dù yếu sức cũng không đớn hèn.

Đừng để chúng tôi hổ thẹn với tiền nhân.

“Đánh cho để dài tóc

Đánh cho để đen răng

Đánh cho nó chích luân bất phản

Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn

Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”

 

(Chiếu xuất quân - Quang Trung – Nguyễn Huệ)

BAN MAI

2/6/2011

 (Bài viết này chỉnh sửa lại từ bài viết Hổ thẹn với tiền nhân viết ngày 14/12/2007)

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 78277)
Cuối cùng rồi tôi cũng đọc quyển hồi ký ấy, quyển hồi ký gắn liền với một cái tên suốt 25 năm dài. Làm như người ấy tái sinh với tên cũ dài hơn: Cao Xuân Huy Tháng Ba Gãy Súng.
07 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 100256)
Đọc truyện ngắn “ Trả lại tiền ” in trong tập truyện “ Vài mẩu chuyện ” của nhà văn Cao Xuân Huy (tạp chí Văn Học xuất bản, 2010), tôi không khỏi mỉm cười bởi cái phong cách khôi hài đen của câu chuyện—truyện của Cao Xuân Huy đa phần đều như thế...
12 Tháng Mười Một 201012:00 SA(Xem: 81173)
LTS: Bài phỏng vấn nhà thơ Đặng Hiền được thực hiện bởi nhà thơ Go Hyeong Ryeol Tổng biên tập tạp chí Thi Bình (The poet society of Asia ) trong số mùa Đông 2009. Phần chuyển ngữ do Giáo sư Tiến sĩ Yang Soo Bae thuộc đại học Pusan University of Foreign Studies tại Hàn Quốc biên dịch. Chúng tôi hân hạnh giới thiệu đến quí văn hữu và độc giả Tạp Chí Hợp Lưu.
05 Tháng Mười Một 201012:00 SA(Xem: 192109)
LTS: ... Nhân dịp cuộc đàm phán Việt-Hoa về Hoàng Sa và Trường Sa đang khởi sự - mà theo chúng tôi Việt Nam nên từ chối ký bất cứ một văn kiện tay đôi nào với Bắc Kinh,và cương quyết đòi hỏi một hội nghị quốc tế do Liên Hiệp Quốc bảo trợ, để tránh ô danh đời đời trong lịch sử dân tộc như cha con Hồ Quí Ly, Mạc Đăng Dung... xin trân trọng giới thiệu với quí độc giả thân quí những giải đáp thuần túy chuyên nghiệp về sử học của sử gia Vũ Ngự Chiêu. TẠP CHÍ HỢP LƯU
31 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 84699)
ĐNV_5: Nếu một nhà xuất bản trong nước nhìn ra được giá trị thực của “ Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch” , và họ muốn in để phát hành trong nước, và điều kiện tiên quyết là phải có giấy phép. Mà để có được giấy phép xuất bản, họ phải "biên tập" lại nhiều đoạn, nhiều câu có tính chất "nhạy cảm" theo cách hiểu của nhà xuất bản, và trường hợp xấu nhất, là phải cắt đi một số chỗ. Vì nếu không, dù là một người có tâm huyết với đất nước hay một nhà xuất bản có nặng lòng với vấn đề chung, cũng không thể xuất bản được. Vậy quyết định của anh trong vấn đề này như thế nào, và tại sao?
08 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 114631)
Đ êm Sài Gòn đứng đường bơ vơ Dòng người mênh mang không ngày yên lặng Còn con đường nào cho em Mộng mơ là trò chơi xa xỉ
13 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 84677)
III. TUYÊN CÁO CHUNG 16/6/1963: Do áp lực Mỹ, từ giữa tháng 5/1963, Diệm đã gặp lãnh tụ Phật Giáo để thảo luận về 5 đòi hỏi ngày 10/5. Tuy nhiên, chế độ chỉ muốn kéo dài thời gian để vô hiệu hóa dần cuộc tranh đấu.
13 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 96240)
IV. GIỌT NƯỚC LÀM TRÀN LY: Sau khi Nolting rời Việt Nam, anh em Diệm-Nhu quyết chào đón tân Đại sứ Lodge bằng vài món quà ngoạn mục. Hai món quà lớn nhất là cuộc tổng tấn công các chùa trên toàn quốc và công khai tiếp xúc với sứ giả Hà Nội.
13 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 92708)
Cuộc tranh đấu của Phật Giáo năm 1963 là đề tài còn gây nhiều xúc động và tranh cãi. Tuy nhiên, tới nay vẫn chưa có nghiên cứu sử đích thực nào về đề tài này. Một trong những lý do là thiếu sử liệu. Tài liệu văn khố chưa hoàn toàn giải mật, và số người được tiếp cận tư liệu văn khố Đệ nhất Cộng Hòa không nhiều.
05 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 100307)
( Người sống sót từ trận bom nguyên tử Hiroshima: Bà Tomiko Matsumoto ) LTS: Trần Huyền Sâm sinh năm 1973, hiện là Giảng viên Khoa văn trường Đại học Sư phạm Huế. Tác giả cuốn Tiếng nói thi ca (Nxb Văn học, 2002), giải thưởng Hội nhà văn Thừa thiên Huế 2003, và cuốn Lý luận văn học phương Tây - Tự sự học kinh điển (Nxb Văn học, 2010). Lần đầu tiên cộng tác với Hợp lưu.