- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

GIỖ

06 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 106428)


 

Trong tuần lễ cuối của tháng 4, con dân nước Việt Nam độc lập tự do hạnh phúc được thấy một loạt án tù và bắt bớ dành cho các bloggers cùng các nhà hoạt động cho tôn giáo và nhân quyền. Ngày 27 tháng 4, bão lốc miền Nam (Southern Tornadoes) nước Mỹ đồng loạt bùng dấy gây thương vong tàn phá ở mức báo động. Bên cạnh những chuyện quốc gia đại sự là đôi việc biển dâu. Ngày 24 tháng 4 bà Ngô đình Nhu, quyền Đệ Nhất Phu Nhân triều đại đầu tiên của 20 năm Việt Nam Cộng Hòa, người cuối của vương quyền cũ, qua đời. Ngày 29 tháng 4 công nương Kate kết hôn với hoàng tữ William mở ra một trang tình sử mới và biểu tượng vương quyền mới. Ngày giỗ Việt Nam Cộng Hòa năm nay đã được dẫn trước với những sự kiện nổi bật như vậy. Và sáng dậy mở các trang mạng xem thì thấy giận ông Trên bàn viết hết sức. Đêm nghĩ vẩn vơ, tìm được một chữ ưng ý sáng ra đã thấy ông dùng. Với đứa vốn liếng chữ nghèo nàn sao mà không sùng. Cũng không biết làm sao thay thế chữ khác, nó đã thành lịch sử: ngày này, năm ấy.

 

Cái ngày, mà dù chỉ là một người dân bé mọn vừa chớm lớn khôn không có gì để nhớ cũng không thể quên cái xao xác tan hoang của một cuộc đổi đời. Một xã hội, một quốc gia, thôi thế là sụp đổ. Việt Nam Cộng Hòa, quốc gia đó là nơi mình sinh ra và lớn lên, không thể nào nghĩ khác. Tuổi đời thêm nặng, lý trí nói mình cùng máu đỏ đầu đen cùng ngôn ngữ, huyết thống nói ông anh bộ đội và bà chị bí thư huyện là anh chị em của mình. Nhưng tim mình nó bảo mình là cái nước Việt Nam Cộng Hòa của mình đã bị Cộng Sản Bắc Việt xâm lược, giống như bị Trung Hoa, bị Pháp xâm lược. Chết, tức tưởi, không nghĩ khác được. Và thêm nặng tuổi đời mình càng khóc nhiều hơn cái ngày giỗ ấy. 

 

Sao mình khóc hoài cho một biến động đã qua? 

 

Mình nhớ đến đám tang của Ba năm 97, cô và các con từ ngoài Bắc, cùng các anh chị của mình vào để tang. Trước quan tài, cô xõa tóc, mái tóc vẫn dài và vẫn cuốn trong cái khăn đen quấn thành 1 vòng rưỡi trên đầu. Cô ngồi xuống chiếu với mái tóc xõa áo bà ba trắng quần đen, và bắt đầu khóc những lời thương tiếc. Nhà kèn trỗi lên, mình loay hoay ghi lại hình ảnh, một dấu ấn của một thời đã qua mà mình mới thấy lần đầu. Năm tháng trôi qua mình hối tiếc đã không chú ý nghe những lời khóc ấy. Nhưng nắp quan tài đã đóng, người chết và người sống dù không đành đoạn cũng không còn chi để vấn vương. Mình đã thôi khóc Ba, vì dù thương tiếc nhớ nhưng Ba đã đến đúng lúc đúng chỗ đã dành sẵn cho Ba. Riêng còn những người vợ không thể đóng nắp quan tài trống, còn những người mẹ không thể thôi chờ con mất tích trên biển, còn những đứa con không thể thôi thắc mắc về người cha chưa biết mặt. Người chờ người đi, đã như nhang tàn. Họ không thể thôi khóc. Và những người lính mãi tìm về đơn vị.  Người bỏ người thôi, khác chi nợ nần. Những chuyện bể dâu đổi bao thân phận bao cuộc đời, có bao giờ chúng ta giải thích được với nhau? Vết thương lòng, có bao giờ khép được không, những ngày này năm ấy? Trương Vấn, hóa ra anh cũng như một người lính đã chết, đang trốn phép lại tìm về đơn vị để được đứng bên anh em của mình. Những nhân chứng sống kéo dài sự chết của chính họ. Sao không khóc được.

 

Những lời chứng thuyền nhân, những hình ảnh kỷ niệm, những bài viết ngậm ngùi… ngày giỗ năm nay càng thêm lớn với 3 chương trình lễ tưởng niệm nơi tượng đài Chiến sĩ Việt Mỹ, đêm thắp nến, hội thảo, chiếu phim, và hàng loạt những chương trình truyền thanh truyền hình, băng đĩa kỷ niệm. “Ngày này năm ấy” được người Việt lưu vong nhắc đến tựa như dân Mỹ đóng lại vở kịch nội chiến 1876 hàng năm. Khác chăng, trang sử của chúng ta chưa thể khép lại. 

 

Lưu Na

04/30/2011

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 85651)
Con tàu đã trở nên ọp ẹp, mấy mươi năm còn gì. Người ta nói đây là chuyến tàu tốt nhất hiện nay. Hành khách bực dọc phàn nàn tốt gì mà tốt, như đống sắt vụn, làm như họ là kẻ trên trời rơi xuống không bằng.
23 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 88840)
Tình yêu, cũng như chiến tranh, là hai đề tài muôn thuở của con người. Văn chương ngoại quốc nói về chiến tranh, viết về những trận chiến gần, xa trong lịch sử, chúng ta vẫn thích đọc. Vậy thì tại sao, người Việt Nam viết về chiến tranh Việt Nam lại nhàm chán?
20 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 92086)
... Tôi đã từng ăn thịt chuột. Tôi ăn vụng của em tôi. Bố cấm tôi nói cho ai biết. Bố đã cho thằng em tôi ăn bao nhiêu con chuột tôi cũng không nhớ nổi. Chỉ có điều bố thích như vậy. Bố nướng con chuột lên, thế thôi. Thằng em tôi cười hềnh hệch, nước dãi chảy dài, cầm con chuột gặm như một bắp ngô nướng. Những tảng máu chưa đông rịn đỏ hai mép. Tôi thấy đầu mình ung ung. Những hình ảnh như những mảnh vỡ lộn xộn va đập vào nhau liên hồi ...
20 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 89803)
Không ai biết cuộc sống của ai đang xáo trộn. Không ai biết ai đang nghĩ gì. Người chồng không bao giờ biết người vợ vừa gối đầu lên tay mình vừa dâm hoan với sếp của ả trong giấc mơ. Gã sếp đô con, bụng cuộn lên những bó cơ và làm tình thì miễn bàn. Người chồng không bao giờ biết âm hộ của ả nóng bừng như muốn nổ tung ra. Mà biết cũng chẳng thể chết ai vì ả là vợ của anh ta.
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 111262)
(Gởi anh Huy & chị Minh) Câu thơ còn trong trí nhớ Như mùa thu mỗi năm lại về Theo tuần hoàn trời đất Như đôi mắt em buồn giấu kín Chịu đựng An phận Cuộc đời mình mùa xuân đi qua Rất xa, rất xa...
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 91873)
Thành phố nằm bên một rẻo biển miền Trung yên bình và tĩnh lặng. Những ngày gầ n đây bổng nhiên được khuấy động bởi mấy chú cá mập, không hiểu vì sao lại lang thang vào bờ, chúng lượn lờ nơi bãi tắm trước khuôn viên trường, là bãi du lịch của thành phố. Thỉnh thoảng chúng lại ruỗi theo sóng nước cợt nhã với con người. Có hôm một chú cá mập con nhá vào mông ai đó, có hôm lại ngoạm vào giò của kẻ nào bơi đến gần. Bạn tôi phán: đất này “linh kiệt”. Tôi cười vui: Đất lành chim đậu, biển lành cá mập làm tổ .
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 91397)
Trong tình bằng hữu nhiều năm với Huy, được sự đồng ý của chị Cao Xuân Huy và hai cháu Chúc Dung & Xuân Dung, bài viết thiên về khía cạnh y khoa này, nói về một Cao Xuân Huy khác, người bệnh Cao Xuân Huy chênh vênh trên con dốc của tử sinh, đã can trường chống chỏi với bệnh tật cho tới những ngày và giờ phút cuối cùng và đã ra đi với tất cả “phẩm giá”. NGÔ THẾ VINH
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 81663)
Cao Xuân Huy có người cha đi kháng chiến, để lại vợ con trong thành. Rồi, 1954, ông ngoại bị đấu tố, người cậu cấp bách đem cháu, 7 tuổi, vào Nam. Mẹ ở lại Hà Nội đợi bố. Về, nhưng người cha kháng chiến, gốc tư sản, địa chủ, không thể "can thiệp" cho người mẹ khỏi diện "tự lực cánh sinh" (như đi "kinh tế mới"). Rồi họ chia nhau con cái: mẹ để lại con gái cho bố, vào Nam với con trai. Xa cách, mỗi người lập một gia đình khác, có các con khác. Huy được cậu và bà ngoại nuôi. Như một định mệnh, chuyện nhà Huy trùng hợp với chuyện đất nước, với truyền thuyết Sơn tinh Thủy tinh, với bao gia đình thời chia đôi Nam-Bắc.
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 86149)
Thường, khi viết về một nhà văn, trong vai trò của một người làm phê bình, tôi chỉ quan tâm đến tác phẩm, đến văn bản. Đúng hơn là tôi quan tâm đến văn bản văn học, và cái cách mà tác giả của nó đã, cùng với các độc giả của mình, biến nó thành một tác phẩm văn chương. Tôi không quan tâm lắm đến tác giả.
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 87149)
Cánh đồng trải rộng mênh mông ngút ngàn, nhìn xa xa chỉ thấy sương mờ tựa mây lãng đãng bay thấp, lòa xòa bôi xóa nhạt nhòa đường viền chân trời. Thời xưa Cao Biền đã nhiều lần cỡi diều bay tới, tay cầm quạt giấy phất bằng lụa bạch, nan cánh quạt đúc bằng vàng khối tinh ròng, toan tính yểm đất.