- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Từ phòng họp tại toà Bạch Ốc … tới sàn bay hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson

04 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 87339)

tduong_bachoc_uss-content
Trái, phòng hội (Situation Room) tại Toà Bạch Ốc, chiều ngày 1 tháng 5, 2011, nơi Tổng thống Obama và các nhân vật trong ban an ninh quốc gia đã theo giõi, qua "hệ thống truyền hình riêng" (secure communications systems), cuộc hành quân chớp nhoáng của toán Navy SEAL Team Six nhằm thanh toán Osama bin Laden ở sào huyệt nằm trong lãnh thổ Pakistan. (Ảnh White House/flickr). Mặt, hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson, nơi xác của Osama Bin Laden đã được khâm liệm theo phong tục Hồi giáo và được thủy táng sáng ngày 2 tháng 5, 2011. (Ảnh Navy News Service, chụp ngày 22 tháng 1, 2011 tại Strait of Malacca)


Chủ nhật ngày 1 tháng 5, 2011 sẽ đi vào lịch sử Hoa Kỳ cũng như thế giới với bức hình trên, bên trái (rất đáng được giải nhiếp ảnh báo chí nếu đã không do nhân viên chính phủ chụp), mô tả cảnh Tổng thống Barack Obama và Phó Tổng thống Joe Biden cùng các thành viên trong ban an ninh quốc gia theo giõi, qua "hệ thống truyền hình riêng" (secure communications systems) tại phòng hội (Situation Room) tại toà Bạch Ốc, cuộc đột kích của toán Navy SEAL Team Six, dưới sự điều động của cơ quan tình báo Hoa Kỳ Central Intelligence Agency (CIA), vào sào huyệt của Osama bin Laden tại Abbottabad, Pakistan, cách Washington, D.C. trên 7,000 miles.

Cuộc hành quân mang bí danh “Geronimo-E KIA” kéo dài 40 phút kể từ lúc toán Người Nhái xâm nhập sào huyệt tới kết thúc bằng cái chết của bin Laden, chấm dứt 10 năm Hoa Kỳ săn tìm nhân vật chủ mưu đằng sau cuộc tấn công 9/11 của quân khủng bố al Qaeda, kết quả trên 3,000 người bị thiệt mạng, kéo theo việc Mỹ tham chiến tại Afghanistan và Iraq với thêm nhiều ngàn người cả quân sự lẫn dân sự bị thương vong.

Sau khi hai phụ nữ, trong đó một là vợ của bin Laden, có mặt tại hiện trường nhận diện người chết đúng là bin Laden, toán Người Nhái đem xác của ông về Jalalabad, Afghanistan, thử nghiệm bằng DNA (cung cấp bởi hai người thân của ông, kể cả một người em gái đã chết tại Boston và óc của bà đã được tồn trữ), đồng thời gửi hình ảnh người chết về tổng hành dinh của CIA để thẩm định. Kết quả: 99.9 phần trăm người chết đúng là bin Laden.

Xác của bin Laden sau đó được chở ra hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson (CVN 70) đóng trong vùng biển Arabian Sea. Tại đây, theo nguồn tin của chính phủ Mỹ, xác Bin Laden đã được tẩm liệm theo phong tục của Hồi giáo trong một tấm vải trắng. Một thủy thủ theo đạo Hồi đã đứng ra đọc kinh bằng tiếng Ả rập và chủ tọa buổi lễ thủy táng Bin Laden sau đó vào lúc 2 giờ sáng thứ Hai, ngày 2 tháng 5.

Cũng theo nguồn tin chính thức, lý do thủy táng là vì không có quốc gia nào nhận chôn cất người quá cố ngay, vì thủ tục chắc chắn là nhiêu khê phức tạp sẽ gây trì hoãn trong việc chôn cất, trong khi theo thủ tục của Hồi giáo, người chết phải được chôn cất tử tế trong vòng 24 tiếng đồng hồ. Luật Hồi giáo cũng cho phép nếu không chôn ngưòi quá cố xuống đất được thì có thể thủy táng, nguồn tin cho biết.

Dù vì lý do gì, một điều không thể phủ nhận là thái độ của Mỹ trong việc đối xử cao đẹp với người đã ngã ngựa. Chưa kể hành động đó còn có thể giúp làm giảm thiểu hậu quả chắc chắn không tránh được từ phản ứng bạo lực của những phần tử Hồi giáo cực đoan trước cái chết của thần tượng của họ.

Theo tin đài National Public Radio sáng thứ Ba, mồng 3 tháng 5, các giới chức toà Bạch Ốc vẫn còn đang tranh luận nên hay không phổ biến hình ảnh của bin Laden sau khi bị bắn chết. Được biết phim về buổi lễ thủy táng có thể sẽ được phổ biến. Do đấy, hình ảnh “bin Laden” mặt đầy máu me hiện lưu truyền trên YouTube có thể coi như không phải là ảnh thực.

Ngay cả trước khi Tổng thống Obama lên tiếng trước quốc dân để thông báo tin bin Laden đã bị tiêu diệt, rồi tiếp tục sau đó, mặc dù đã quá nửa khuya, hàng ngàn người đã kéo tới trước toà Bạch Ốc phất cờ Mỹ reo hò, hát quốc ca. Nhiều ngàn người khác đổ tới nơi hai toà nhà World Trade Center bị không tặc phá hủy ở New York để đặt vòng hoa tưởng nhớ tới những nạn nhân khủng bố. Tin bất ngờ bin Laden không còn nữa đã lan ra toàn thế giới mau chóng qua hệ thống Internet khiến nhiều người sững sờ. Nhiều thân nhân của những người tử nạn trong biến cố 9/11 và sau đó đã bật khóc.

Nhiều người đặt câu hỏi vì Mỹ nhảy vào cuộc chiến ở Afghanistan và Iraq, đặc biệt ở Afghanistan, là để truy lùng đầu não quân khủng bố al Qaeda, mà chính phủ của Afghanistan hồi ấy là nhóm Hồi Giáo quá khích Taliban dung túng, nay bin Laden đã bị giết, liệu chiến tranh có còn lý do tiếp tục. Còn quá sớm để có câu trả lời xác đáng.

Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích thời sự cho rằng tổ chức al Qaeda năm 2011 khác xa với cũng tổ chức ấy 10 năm về trước, với một thế hệ lãnh tụ mới và một địa bàn hoạt động rộng hơn, oái oăm thay một phần không nhỏ là nhờ những sai lầm từ cuộc chiến của Mỹ tại Iraq đẻ ra. Và nay thêm tin đầu não của họ không còn nữa, mặc dù còn đang bàng hoàng, nhưng chắc chắn các thành viên của tổ chức al Qaeda sẽ không bó tay.

Tóm lại, Hoa Kỳ và cả thế giới vẫn phải đối đầu với một tương lại chưa rõ nét, nếu không nói là bất định, và cuộc chiến tranh chống khủng bố còn đang tiếp diễn.

Chỉ có một nhóm nhỏ có lẽ biết tương lai họ phải làm gì. Đó là nữ đạo diễn Kathryn Bigelow, người đoạt một lúc năm giải Oscar, trong đó có giải đạo diễn xuất sắc nhất, với phim “The Hurt Locker”, và nhà viết truyện phim Mark Boal, người đoạt giải truyện phim hay nhất cũng với phim cùng tên, và các nhà đầu tư làm phim. Bigelow đang chuẩn bị tuyển lựa diễn viên cho cuốn phim kế của bà, tựa tạm là “Giết Bin Laden”, cũng do Boal soạn, dựa vào chiến dịch Black Ops nhằm bắt sống bin Laden song thất bại của Mỹ ngay sau biến cố 9/11 năm 2001.

Với một biến cố rúng động như cái chết của đầu nảo khủng bố bin Laden, không lý gì cặp đạo diễn và nhà viết truyện phim này lại tiếp tục với cốt truyện cũ đã lỗi thời, dù dựa vào một chuyện có thật. (TD, 05/2011)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
05 Tháng Bảy 20151:57 SA(Xem: 29975)
Linh Bảo là một tên tuổi văn học của Miền Nam từ những năm 1950s. Các tác phẩm của Linh Bảo được lần lượt xuất bản tại Miền Nam từ 1953 tới 1975. Chỉ có Mây Tần là tuyển tập đoản văn duy nhất được xuất bản ở hải ngoại (1981). Sau 1975, không có một tác phẩm nào của Linh Bảo được in ở trong nước.
02 Tháng Bảy 20153:15 SA(Xem: 33397)
Lửa cháy cao, kêu lốp bốp. Lão nhìn ngọn lửa hồi lâu và định sẽ đếm số tiền lần cuối cùng. Đây là ngọn lửa lớn nhất, cũng là thứ ánh sáng rực rỡ nhất từng ấy năm ở căn nhà này. Lưỡi lửa ăn vào gỗ, và cao lớn thêm. Cánh cửa ngập trong lửa, khói bốc nghi ngút. Ngọn lửa nuốt lấy ngôi nhà, cái miệng nó thật rộng, ăn cũng thật nhanh. “….” – Bất chợt lão gào lên. Giọng lão khàn đặc, mấy con chữ như bị tắc và gãy từ trong họng. Và khi lão gào thêm một tiếng nữa, chúng văng ra thành những cục máu. Mồ hôi lão nhễ nhại nhưng không phải vì nóng. Những giọt mồ hôi lạnh như nước đá. “Cướp…Ối giời ơi…Cướp…”
21 Tháng Sáu 20151:37 SA(Xem: 31505)
Mặc Đỗ nhà văn, nhà báo, dịch giả là một trong những tên tuổi của văn học Miền Nam trước 1975. Sau 1975, sang Mỹ tỵ nạn ở cái tuổi 58 còn tràn đầy sức sáng tạo nhưng anh đã chọn một cuộc sống quy ẩn, chữ của Mai Thảo. Mặc Đỗ gần như dứt khoát không xuất hiện hay có tham dự nào trong sinh hoạt cộng đồng văn chương ở hải ngoại -- [biển ngoài, chữ của Mặc Đỗ], thái độ chọn lựa đó khiến tên tuổi anh hầu như rơi vào quên lãng.
07 Tháng Sáu 20152:55 SA(Xem: 31634)
Lẩn thẩn với màu Sắc Bây giờ quá nửa đêm Có thể giữa ngày- và Lại đi trên đường dài
06 Tháng Sáu 201511:54 SA(Xem: 34305)
em và mùa hoa ngọc lan sót lại chỉ vài cánh mỏng so le thành phố bây giờ không còn những mái mây che những góc xưa bộn bừa
31 Tháng Năm 20153:39 SA(Xem: 32898)
Hiện nay Trung Quốc đang xây con đập thứ 8: đập Miêu Vĩ/ Miaowei sẽ hoàn tất phát điện năm 2016, [2]và TQ cũng tiếp tục xây thêm những con đập khác trên dòng chính con sông Lan Thương/ Lancang Jiang tên TQ của con sông Mekong.
27 Tháng Năm 20152:59 SA(Xem: 38116)
Sáng nay anh không thức dậy sớm Cùng em bước trên con đường đầy sương trắng Em khoác cái mũ lên cao Giữ đôi tai trong im lặng Và anh có nghe tiếng rêu chảy Trong cái hồ nhỏ bên bờ thành? Em hứa với anh sẽ viết một bài thơ tình Sớm nay sương mãi trắng mái đầu Chưa đánh thức giấc ngủ muộn
26 Tháng Năm 20151:56 SA(Xem: 32869)
Tôi vớt tôi mùa ngược nắng Mang bão bùng đi qua Chớp bể mưa nguồn biến động Tôi còn chấp chới phong ba
26 Tháng Năm 20151:17 SA(Xem: 32332)
Trời đầu tháng năm Cali nắng chan hòa ngoài đường nhưng Thanh còn thấy lạnh. Thế này dù sao cũng còn đỡ hơn ba tháng trước thật nhiều khi Thanh mới theo chồng từ quê nhà sang Mỹ vào đúng giữa mùa đông. Đồng hồ trên lò microwave chỉ mười giờ sáng. Trong vòng vài phút thế nào Thanh sẽ thấy con bé tóc vàng ở nhà cuối đường đẩy xe có đứa bé trai tóc đen đi ngang qua.
23 Tháng Năm 20153:54 SA(Xem: 35288)
Nền văn chương minh họa và phải đạo bén rễ sau thời Nhân Văn Giai Phẩm (NVGP) kéo dài hơn hai mươi năm bỗng hóa thân vào thời đầu Đổi Mới năm 87- 89 với những tác phẩm vượt trội. Xin tri ân tướng Trần Độ. Xin cám ơn nhà văn Nguyên Ngọc. Cả hai vị này đã phà duỡng khí hồi sinh vào thây ma của thứ văn chươngvô hồn rập khuôn chính sách văn hóa Liên-Xô đã tạo ra những Quần Đảo Ngục Tù ( goulag) rồi còn lại kẹp thêm tính Mao-nhiều &Mao-ít hậu phong kiến đội tên giả là xã hội chủ nghĩa.