Buồn dùm tôi mỗi năm một tháng tư Tháng tư đau cả một miền đất nước Máu xương khô vất bên đường xuôi ngược Hành phương Nam tang trắng quấn xuôi dòng
Tiếng kêu thương tựa sóng gầm biển động Núi rừng sâu mưa mất hút lạc loài Súng tay buông, lòng còn như níu lại Ngóng bên trời cùng khắp những oan khiên
Nửa miếng cơm dở chừng ta khấn nguyện Hồn linh thiêng theo mấy ải đèo bồng Nợ núi sông, đường còn xa trước mặt Đời chỉ như hơi thở ngắn sau cùng
Đêm là đêm cầu giấc ngủ mông lung Đêm như thể đổi ban ngày trận địa Mắt trẻ thơ mở trừng theo tiếng pháo Bao vong hồn vất vưỡng những vì sao
Đường giang sơn tô đậm nét máu đào Ai chấm phá bức tranh màu ly tán? Những đóa hoa nở trên đầu lửa đạn Sao nguội lòng từng giọt chảy trăm năm ?
Đã lâu lắm một mùa tang sâu thẳm Vọng bên lòng buồn cố xứ quẩn quanh Người là Em? Những mồ hoang cô quạnh Biết tìm đâu mẩu đất máu tạ từ
Nhớ dùm tôi mỗi năm một tháng tư Tháng tư đau mối tình ta vĩnh biệt Đời phù vân, Anh làm mây thua thiệt Thời Nam Mô, lòng lắng dựa trăng rằm
C huyện
này chắc ít ai biết. Nhạc sĩ Thu Hồ ngày xưa vốn là ca sĩ. Lần đầu tiên ông xuất hiện hát ở Huế vào năm 1936, ông đã trình bày bài “La Chanson du Gondolier” và được công chúng hoan nghênh nhiệt liệt. Lúc đó tôi chưa ra đời. Nhưng bài hát anh chèo thuyền gondola thì chúng ta hầu như ai cũng biết.
S huhun
mang ánh mắt của một lời nguyền, thứ ánh mắt in trên một thỏi sắt. Nhìn
hắn như một lưỡi kiếm bén mang linh hồn của Musashi Miyamoto. Tôi biết đến Musashi khi nào tôi không thể xác định, tên của võ sĩ vang danh trên
khắp lục địa Bắc Á. Musashi trao cho Nhật Bản sức mạnh của kẻ yếm thế: Go rin no sho. Thuật xâm chiếm của vũ trụ như hai giải ngân hà nhập một,
như hai lưỡi kiếm của hai mắt phải nhập một.
H ằng
đêm tôi sống trong lo sợ. Chung quanh tĩnh lặng, tối ám đến hoang mang.
Gió lộng đánh phần phật trên các cánh cửa. Cứ độ giữa đêm, tiếng chân thình thịch đến từ xa, từng bước dẫm nặng nề. Tôi thu mình, rúc sát vào vách. Tôi trong suốt trong màu mực của đêm, không nhìn thấy cả chính mình...
P hật
giáo đã đồng hành cùng dân tộc gần hai nghìn năm qua, có những đóng góp
quan trọng không chỉ trong sự phát triển văn hóa dân tộc, mà còn trong công cuộc kiến thiết và bảo vệ đất nước thời kỳ đầu quốc gia tự chủ vô vàn gian khó... nhận thức rõ hơn cái “nhiệm trọng đạo viễn” của mình trước đất nước và dân tộc, chứ không phải chỉ biết chăm chú xây chùa đúc tượng...
N ói chung, người ta nghĩ đến giải nobel văn học cho Trần Dần. Tuy nhiên, Trần Dần còn có thể được xét tặng một giải nobel nữa: nobel hòa bình, nobel chính trị. Bài viết này đề xuất vấn đề đó.
LTS : Lần đầu cộng tác cùng Hợp Lưu, nhà văn Quý Thể hiện
định cư tại USA.Hân hạnh giới thiệu một trong những truyện ngắn như những nụ
cười ý nhị của Quý Thể gởi đến quí độc giả và văn hữu của Hợp Lưu. TCHL
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.