- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Thơ Đậu Sỹ Nguyên

13 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 111233)


mauhoacaitrang

LTS: Lần đầu cộng tác cùng Tạp Chí Hợp Lưu. Đậu Sỹ Nguyên là sinh viên K11 Viết Văn Nguyễn Du - Đại Học Văn Hoá Hà Nội.

Chúng tôi hân hạnh gới thiệu những sáng tác đẹp như "màu hoa cải trắng" của Đậu Sỹ Nguyên đến với quí văn hữu và bạn đọc Hợp Lưu.

TCHL


Khi màu hoa cải trắng

Tôi đã ngủ quên bên một Hà Nội không đèn
Long Biên thức gầy bao nhiêu đêm?
Một. Hai. Ba. Bốn. Năm…., “N” thùng rác trắng
Bãi tắm tiên mùa hoa ngô rụng
Mặc kệ sóng nồng nàn hay tưng tửng
Những người đàn ông thản nhiên quấn riết lấy sông.

Dấu chân trái dấu chân phải đuổi nhau, dù chẳng giống nhau chạy đi gặt ngày đông

Mùa thất bát gặt toàn cỏ dại
Hoa cải củ thì không vàng
Sao gánh được trở trăn ngày ở lại
Dấu chân trước không tin nên cứ đi tìm mãi
Dấu chân sau khờ dại
Mải mê ngắm bùn nâu. Em bảo rồi, hoa cải có vàng đâu!

Thơm cơm trắng bay lên. Vạn chài bay lên. Phù sa chìm rất sâu

Áo cởi
Vỡ tung giá rét giữa trời

Ô kìa! Bừng bừng phía xa…

Tự tưởng tượng ra
Một rạng đông sắp bắt đầu lúc ngày đòi đi ngủ
Ngụp lặn ngược dòng cánh tay trần mệt lử
Mặt trời chắc có về nữa đâu mà sao mắt em chợt có màu của lửa

Cháy


Cháy rồi em lặng im…


Đừng hát nữa

Hoặc hát bằng trái tim
Tốt nhất em hãy nhắm mắt, nhưng đừng ngủ
Kì lạ em những chập chờn khi đó
Nước mắt tan
Nước mắt đỏ
Nếu thế, em chỉ có thể kéo lưới buông câu bằng đổ vỡ
Khúc hát giờ này là ngôn ngữ của sương.


Mùa khác nhau


Em hỏi đêm về từ đâu

Vĩ cầm đêm vút lên từ chiếc lá
Chiếc lá khô thành mùa đông tơi tả
Em cầm và tung lên trời
Chiếc lá không rơi, mùa đông cũng không chịu rơi


Em hỏi đêm về từ đâu

Từ chạng vạng đời em hay từ khi mắt người còn đỏ
Con đò chiều đựng gió
Vẽ hơi sương rất mơ màng
Nhưng đường nét lại vọt vàng cay và xanh xao đắng như vị của những nụ hoa độc lừa dối

Em hỏi đêm ngỡ ngàng

Đêm về từ xào xạc
Bước chân đêm rất khác
Bước chân em rất gần
Bàn chân đi cố khẽ để vết xước không chạm vào cỏ nhưng vẫn làm cỏ tan ra

Em

Nhặt một mảng vỡ của cỏ
Và đứng lên …
Nhưng yêu thương thì ngủ quên
không bao giờ dậy nữa
Tháng năm chảy từ đầu
xuống vai
rồi xuống cổ
chảy vào trái tim em khắc khổ
ngước mắt lên tìm phép màu

không chờ đến mùa sau

em già cỗi gốc tre
còn ngày hôm qua thì đi mất …



Người đi tìm biển


Đắng ngắt em trong ngày thì nhạt

Em nếm em
Xác thịt
Chẳng thấy vị của mình
Tự hỏi
Và ngửa bàn tay lên trời
Bầu trời đổ nhào
rồi lật úp
Mây thì tan chảy thành nắng rất vàng. Trong khi nắng thì mải chơi cùng nỗi buồn riết mênh. Và trên đỉnh của ngày con chim thì lặng im đi tìm niềm vui khản tiếng.Tiếng hót lạc điệu

Không gọi được mặt trời trở lại.


Em thất thểu đi gọi về mặt trời trong tự mình biết khóc và lúc nào thì tự mình biến mất.


Em không biết.


Mặt trời không nghe.


Hồng dương đỏ khóe trong mắt biển

Mải mê đi
mải mê kiếm
Tự lúc nào em thành loài cua bể đi ngang
vẽ
cố vẽ những dấu chân vào lòng biển
Biển cười
Em không khóc được nữa.
Cho đến tận cuối ngày thì em bắt đầu cố nhẩm lại khúc hát ngàn xưa. Rồi mỗi ngày em sẽ nhớ ra từng lời. Và, em sẽ lại hát ca. Khúc hát của những người đi tìm biển.

 

Đậu Sỹ Nguyên

(Hà nội 2011)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Tám 201112:00 SA(Xem: 92550)
P hật giáo đã đồng hành cùng dân tộc gần hai nghìn năm qua, có những đóng góp quan trọng không chỉ trong sự phát triển văn hóa dân tộc, mà còn trong công cuộc kiến thiết và bảo vệ đất nước thời kỳ đầu quốc gia tự chủ vô vàn gian khó... nhận thức rõ hơn cái “nhiệm trọng đạo viễn” của mình trước đất nước và dân tộc, chứ không phải chỉ biết chăm chú xây chùa đúc tượng...
21 Tháng Tám 201112:00 SA(Xem: 120553)
T hì cứ gầm lên biển quê nhà Lòng ta vừa dậy sóng Trường Sa Sừng sững oai linh hề! Tổ-Quốc Truyền đăng, gờn gợn máu ông cha.
25 Tháng Bảy 201112:00 SA(Xem: 114215)
G ót giày đạp vào cái mặt một người một người yêu nước thân chăng bốn góc công an
20 Tháng Bảy 201112:00 SA(Xem: 88642)
N ói chung, người ta nghĩ đến giải nobel văn học cho Trần Dần. Tuy nhiên, Trần Dần còn có thể được xét tặng một giải nobel nữa: nobel hòa bình, nobel chính trị. Bài viết này đề xuất vấn đề đó.
17 Tháng Bảy 201112:00 SA(Xem: 119481)
A nh đã tới chỗ ấy Đã gặp vầng trăng mươn mướt của anh Nó ngồi đó, một mình, không cô đơn nhưng tràn trề tĩnh lặng Nó tự sáng hay em làm nó sáng
17 Tháng Bảy 201112:00 SA(Xem: 112192)
LTS : Lần đầu cộng tác cùng Hợp Lưu, nhà văn Quý Thể hiện định cư tại USA.Hân hạnh giới thiệu một trong những truyện ngắn như những nụ cười ý nhị của Quý Thể gởi đến quí độc giả và văn hữu của Hợp Lưu. TCHL
17 Tháng Bảy 201112:00 SA(Xem: 97194)
S au năm 75, cũng như bao nhiêu nhà văn khác, Hạc Thành Hoa bị rơi vào vùng hẫng hụt của những nghị quyết, bo bo, sắn mì… Cả bối cảnh xã hội và hoàn cảnh cá nhân đã đặt ông vào tình cảnh trì trệ, đầu óc khô cứng. Dẫu vậy ông vẫn cầm bút và tiếp tục viết, để cuối cùng cũng cho ra mắt độc giả 2 tập Phía Sau Một Vầng Trăng và Khói Tóc. Song thú thật, khi đọc tôi có cảm giác như thơ ông đã sắp ngừng hơi thở những cơn mộng mị đẹp, đối mặt với thực tế có phần khắc nghiệt hơn nhiều, bởi hoàn cảnh xã hội đã chọn chúng ta chứ chúng ta không có quyền chọn lựa gì cả. Cái quyền thiêng liêng bất khả kia giống như ngọn đèn cạn dầu, leo lét.
17 Tháng Bảy 201112:00 SA(Xem: 94209)
T ôi điếng người sau cú phôn. Phôn của anh bạn ở Portland. Phụng dính ung thư gan! Tôi loanh quanh chẳng biết mình đang làm gì và đang muốn làm gì. Có lẽ nào! Đang khi không bỗng trời ập xuống.
17 Tháng Bảy 201112:00 SA(Xem: 91850)
Đ ây là bài viết thứ ba, đề cập tới nhu cầu xây dựng các hồ chứa nước ngọt từ hai vùng trũng thiên nhiên Đồng Tháp Mười và Đồng Cà Mau nhằm giữ lại được phần nước đổ xuống từ thượng nguồn và cả lượng nước mưa hàng năm, đáp ứng nhu cầu khẩn thiết về nước uống, phục vụ canh tác và kỹ nghệ cho ngót 20 triệu cư dân ĐBSCL thay vì đổ phí ra Biển Đông qua các cửa sông. Quan trọng hơn thế nữa là bảo vệ được các tầng nước ngầm / underground aquifers ngăn đất sủi phèn đưa tới acít hóa toàn vùng đất đai ruộng vườn.
29 Tháng Sáu 201112:00 SA(Xem: 91733)
H ợp Lưu 114 đến với quí độc giả và văn hữu trong những ngày đầu tháng 7 khi những cơn mưa bất chợt ở Sài Gòn và Hà Nội báo hiệu một mùa ngập lụt mới. [...] Những ngày đầu hè thật nóng như các cuộc xuống đường liên tục của người dân Việt Nam để phản đối Trung Quốc về sự lấn chiếm vùng biển đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Những cuộc biểu tình của người Việt cùng khắp từ trong nước ra hải ngoại; từ Hà Nội, Sài Gòn đến Liên bang Mỹ, Pháp, Nhật, Úc...