- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Hợp Lưu 113

07 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 79577)

lg_thutoasoan-thumbnailTrong thời gian vừa qua có nhiều biến động trên thế giới. Từ các cuộc cách mạng tại Trung Đông và Bắc Phi bởi khát vọng Dân Chủ-Tự Do của khối đông quần chúng, đến thiên tai xẩy ra trong ngày 11 tháng 3 tại tỉnh Sendai của Nhật.
Thiên tai kinh hoàng tại xứ Phù Tang khiến người Việt liên tưởng tới nguy cơ đang đe dọa quê hương với kế hoạch khai thác bâu-xít mà giới chuyên môn khoa học kỹ thuật, và dư luận cả nước đã đồng loạt báo động. Bên cạnh đó, là kế hoạch xây dựng những nhà máy điện nguyên tử trong những ngày sắp tới tại Ninh Thuận và một vài nơi khác; trong khi Việt Nam chưa có một đội ngũ chuyên viên về kỹ thuật nguyên tử để điều hành nhà máy. Trong trường hợp bị bùng vỡ, bốc cháy, phóng xạ như hiện nay ở Nhật. Việt Nam sẽ đối phó với như thế nào... nếu tai họa nguyên tử xẩy ra?!
Việt Nam đã trải qua cuộc chiến dài và tàn khốc để thống nhất đất nước với nhiều triệu sinh mạng đã chết của cả hai miền Nam Bắc. Tuy nhiên, 36 năm sau chiến tranh, những di chứng vẫn chưa phai mờ trong tâm khảm nhiều người. Và, đất nước đã thống nhất, đã “độc lập”, nhưng những quyền “tự do căn bản” vẫn là giấc mơ của người dân Việt...
Qua chiến tranh, Việt Nam đã chịu biết bao đau thương tan nát. Bằng những hình ảnh và những trang viết, Hợp Lưu 113 sẽ đưa chúng ta một lần nữa... lội qua chiến tranh. Nhìn lại, không phải để đào sâu thêm sự thù hận bởi biên giới chính trị, mà để suy nghiệm về cuộc chiến Việt Nam như những “trận hậu chấn” dần dần tan vào lịch sử. Và sự thật lịch sử đã chứng minh, triều đại nào rồi cũng qua, chỉ có dân tộc là trường tồn.
Hợp Lưu 113 được mở đầu bằng bài khảo cứu “Phía Bên Kia Cuộc Cách Mạng 1945: Đế Quốc Việt Nam (3-8/1945)” được trích từ Phần II, “The End of An Era” [Đoạn Kết của Một Thời Đại], của Luận án Tiến sĩ [Ph.D.] sử học “Political and Social Change in Viet Nam between 1940 and 1946” đệ trình tại Đại học Wisconsin-Madison vào tháng 2/1984 của Sử gia Tiến sĩ Vũ Ngự Chiêu. Do chính tác giả chuyển ngữ và hiệu đính từ nguyên bản tiếng Anh.
Hợp Lưu 113 phần nhận định với bài viết “Nỗi niềm thế hệ trong ký và tự truyện của Văn học Di dân Việt Nam” của Nguyễn Hạnh Nguyên, một người viết trẻ, sinh ra và lớn lên sau chiến tranh, nhìn về quá khứ xuyên qua tâm tư của thế hệ sinh trưởng trong thập niên 60 ở miền Nam, từ sau biến cố lịch sử 30 tháng 4 năm 1975. Và Lê Quỳnh Mai với bài phỏng vấn nhà phê bình văn học Thụy Khuê, dành riêng cho Hợp Lưu.
Hợp Lưu 113, chúng tôi xin dành gần một phần ba số trang đặc biệt để đăng những bài viết về nhà văn Cao Xuân Huy, đồng thời trích đăng một số sáng tác trong hai tác phẩm “Tháng Ba Gãy Súng” và “Vài mẩu chuyện” của Cao Xuân Huy như một nén hương thân kính gởi đến anh thay lời từ biệt.
Ngoài ra là những sáng tác mới nhất của các văn thi hữu khắp nơi. Và sau cùng là các mục thường xuyên, Phiếm Luận với Song Thao, Mạn Đàm Văn Học với Trần Thiện Đạo...Kể từ số nầy, Vũ Thúy Vi vì bận việc riêng, xin tạm ngưng phụ trách mục Tin Sách một vài kỳ... Hợp Lưu xin cảm ơn những nhiếp ảnh gia và hãng thông tấn American Press về những tác phẩm ảnh mà Hợp Lưu mạn phép dùng trong số nầy.
Khi báo sắp lên khuôn, chúng tôi được tin nhà văn Phạm Công Thiện và nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang đã vĩnh viễn ra đi, Tạp Chí Hợp Lưu và văn thi hữu trong ngoài Việt Nam xin kính gởi đến tang quyến lời thành kính phân ưu.

Kính chúc quí độc giả và văn hữu có những ngày tháng yên lành và nhiều sức khoẻ.

Tạp Chí Hợp Lưu




Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 85577)
Con tàu đã trở nên ọp ẹp, mấy mươi năm còn gì. Người ta nói đây là chuyến tàu tốt nhất hiện nay. Hành khách bực dọc phàn nàn tốt gì mà tốt, như đống sắt vụn, làm như họ là kẻ trên trời rơi xuống không bằng.
23 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 88790)
Tình yêu, cũng như chiến tranh, là hai đề tài muôn thuở của con người. Văn chương ngoại quốc nói về chiến tranh, viết về những trận chiến gần, xa trong lịch sử, chúng ta vẫn thích đọc. Vậy thì tại sao, người Việt Nam viết về chiến tranh Việt Nam lại nhàm chán?
20 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 92047)
... Tôi đã từng ăn thịt chuột. Tôi ăn vụng của em tôi. Bố cấm tôi nói cho ai biết. Bố đã cho thằng em tôi ăn bao nhiêu con chuột tôi cũng không nhớ nổi. Chỉ có điều bố thích như vậy. Bố nướng con chuột lên, thế thôi. Thằng em tôi cười hềnh hệch, nước dãi chảy dài, cầm con chuột gặm như một bắp ngô nướng. Những tảng máu chưa đông rịn đỏ hai mép. Tôi thấy đầu mình ung ung. Những hình ảnh như những mảnh vỡ lộn xộn va đập vào nhau liên hồi ...
20 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 89745)
Không ai biết cuộc sống của ai đang xáo trộn. Không ai biết ai đang nghĩ gì. Người chồng không bao giờ biết người vợ vừa gối đầu lên tay mình vừa dâm hoan với sếp của ả trong giấc mơ. Gã sếp đô con, bụng cuộn lên những bó cơ và làm tình thì miễn bàn. Người chồng không bao giờ biết âm hộ của ả nóng bừng như muốn nổ tung ra. Mà biết cũng chẳng thể chết ai vì ả là vợ của anh ta.
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 110985)
(Gởi anh Huy & chị Minh) Câu thơ còn trong trí nhớ Như mùa thu mỗi năm lại về Theo tuần hoàn trời đất Như đôi mắt em buồn giấu kín Chịu đựng An phận Cuộc đời mình mùa xuân đi qua Rất xa, rất xa...
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 91610)
Thành phố nằm bên một rẻo biển miền Trung yên bình và tĩnh lặng. Những ngày gầ n đây bổng nhiên được khuấy động bởi mấy chú cá mập, không hiểu vì sao lại lang thang vào bờ, chúng lượn lờ nơi bãi tắm trước khuôn viên trường, là bãi du lịch của thành phố. Thỉnh thoảng chúng lại ruỗi theo sóng nước cợt nhã với con người. Có hôm một chú cá mập con nhá vào mông ai đó, có hôm lại ngoạm vào giò của kẻ nào bơi đến gần. Bạn tôi phán: đất này “linh kiệt”. Tôi cười vui: Đất lành chim đậu, biển lành cá mập làm tổ .
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 91099)
Trong tình bằng hữu nhiều năm với Huy, được sự đồng ý của chị Cao Xuân Huy và hai cháu Chúc Dung & Xuân Dung, bài viết thiên về khía cạnh y khoa này, nói về một Cao Xuân Huy khác, người bệnh Cao Xuân Huy chênh vênh trên con dốc của tử sinh, đã can trường chống chỏi với bệnh tật cho tới những ngày và giờ phút cuối cùng và đã ra đi với tất cả “phẩm giá”. NGÔ THẾ VINH
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 81365)
Cao Xuân Huy có người cha đi kháng chiến, để lại vợ con trong thành. Rồi, 1954, ông ngoại bị đấu tố, người cậu cấp bách đem cháu, 7 tuổi, vào Nam. Mẹ ở lại Hà Nội đợi bố. Về, nhưng người cha kháng chiến, gốc tư sản, địa chủ, không thể "can thiệp" cho người mẹ khỏi diện "tự lực cánh sinh" (như đi "kinh tế mới"). Rồi họ chia nhau con cái: mẹ để lại con gái cho bố, vào Nam với con trai. Xa cách, mỗi người lập một gia đình khác, có các con khác. Huy được cậu và bà ngoại nuôi. Như một định mệnh, chuyện nhà Huy trùng hợp với chuyện đất nước, với truyền thuyết Sơn tinh Thủy tinh, với bao gia đình thời chia đôi Nam-Bắc.
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 85855)
Thường, khi viết về một nhà văn, trong vai trò của một người làm phê bình, tôi chỉ quan tâm đến tác phẩm, đến văn bản. Đúng hơn là tôi quan tâm đến văn bản văn học, và cái cách mà tác giả của nó đã, cùng với các độc giả của mình, biến nó thành một tác phẩm văn chương. Tôi không quan tâm lắm đến tác giả.
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 87050)
Cánh đồng trải rộng mênh mông ngút ngàn, nhìn xa xa chỉ thấy sương mờ tựa mây lãng đãng bay thấp, lòa xòa bôi xóa nhạt nhòa đường viền chân trời. Thời xưa Cao Biền đã nhiều lần cỡi diều bay tới, tay cầm quạt giấy phất bằng lụa bạch, nan cánh quạt đúc bằng vàng khối tinh ròng, toan tính yểm đất.