D ưới đây là bài “Nguyễn Hữu Hồng Minh - Nhà thơ hiện
nay như con sói trụi lông...” của "Văn Chương Việt" phỏng vấn nhà thơ Nguyễn Hữu Hồng Minh. Chúng
tôi xin phép được đăng lại để gởi đến quí bạn đọc của Hợp Lưu. Xin chân thành cảm
ơn “Văn Chương Việt”TCHL
Nhân viên mai táng đến thật đúng giờ khiến María Dos Prazerès, còn khoác áo choàng tắm và đầu gắn các kẹp tóc, chỉ kịp giắt một đoá hồng đỏ lên vành tai để không xuất hiện quá ít quyến rũ như bà đang ấn tượng về chính mình.
D ưới đây là bài “Trần Vũ: mỗi con người
trưởng thành mang trong mình một tín ngưỡng văn chương” của Da Màu phỏng
vấn nhà văn Trần Vũ. Chúng tôi xin phép được đăng lại để gởi đến quí bạn đọc
của Hợp Lưu. Xin chân thành cảm ơn “Da Màu.” TCHL
A nh giới thiệu với tôi tên cô nhưng không nói cô là gì của anh, một cách
ngầm bảo tôi hiểu thế nào cũng được, cô có thể là tình nhân mà cũng có thể là
em họ xa (chẳng hạn). Anh cũng nói thêm cô sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, chuyến
này sang Mĩ du lịch và định ở lại chơi chừng hai tháng. Cô đẹp, dĩ nhiên—tôi
chưa thấy anh đi với người đàn bà không nhan sắc bao giờ—nhưng không còn trẻ
nữa. Tuy thế thật khó đoán tuổi cô, có thể ngoài ba mươi, có thể hơn. Cô ít
nói. Hình như cô chẳng để tâm gì đến câu chuyện giữa tôi và Quang mà chỉ ngồi
trầm tư uống cà phê, phóng tia mắt ra ngoài khơi, nơi có những cánh buồn trắng
dật dờ trên mặt biển như đang trôi về nơi vô định.
C on hẻm vắng người lạ kỳ dẫn cô vào một cửa tiệm
u tối, ngoài cửa kính màu sắc thế kỷ thứ 18 chỉ treo vỏn vẹn một biển hiệu xộc
xệch và bức tranh chân dung sỉn màu. Cô ghé lại gần nhìn kỹ và choáng váng;
chân dung của chính cô, lệch lạc, méo mó nhưng đúng là đường nét Á đông của đôi
mắt 1 mí cách xa nhau, sóng mũi thấp, gò má tròn dẹt và đôi môi hơi cong hai
bên khóe.
H đã rời bỏ nơi chốn chúng tôi cùng rong chơi “ nơi đó sặc mùi lừa bịp – H nói những cái thớt và những đứa liếm thớt H không chịu được mùi không phải của người”
« C hiến tranh là sự tiếp nối chính trị bằng những phương tiện khác» . Câu văn trứ danh này của Clausewitz, có lẽ ai trong chúng ta cũng từng
nghe qua. Nó xác lập sự phụ thuộc của quân sự vào chính trị. Từ khi có những tập
hợp người gọi là thành quốc hay quốc gia, người ta không làm chiến tranh đơn
thuần nhằm chém giết lẫn nhau, mà để giành lấy quyền định đoạt số phận của một
cộng đồng. Và kẻ tham chiến có thể thua hàng trăm trận đánh, miễn là thắng trận
cuối cùng, nếu sau đó nó mang lại quyền quyết định về việc tổ chức chính quyền
trên một lãnh thổ.
T ình trạng dịch thuật hiện nay ở Việt Nam đang ở mức cần phải
báo động. Radio RFI đã dành nhiều chương trình cho những buổi nói chuyện với
nhiều dịch giả trong và ngoài nước về vấn đề này. Sau Hoàng Hưng, Phạm Xuân
Nguyên là những nhận định có phần nghiêm khắc của dịch giả Trần Thiện-Đạo đã sống
ở Paris trên nửa thế kỷ. Trước 30-04-1975, Trần Thiện-Đạo cộng tác với các báoVăn,
Tân Văn, Bách Khoa, Nghệ thuật... ở Sàigòn và hiện nay vẫn thường xuyên gửi bài
in trên các sách báo văn học trong-ngoài nước. Ý kiến của Trần Thiện-Đạo sẽ như
một liều thuốc đắng, may ra giã được một số tật cố hữu trong địa hạt dịch thuật
của Việt Nam.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.