- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

PHẠM CÔNG THIỆN QUA ĐỜI, HƯỞNG THỌ 71 TUỔI

11 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 95963)


sa2 

Tin Houston - Nhà văn, nhà thơ, nhà tư tưởng, dịch giả, giáo sư, cư sĩ Phật giáo Phạm Công Thiện vừa qua đời vào ngày 8 tháng 3 tức thứ ba vừa qua tại Houston Texas, hưởng thọ 71 tuổi, theo Cáo bạch của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ cũng như sự xác nhận của gia đình.

Theo lời một thành viên gia đình nói với một thân hữu, ông Phạm Công Thiện dường như biết trước thời điểm sẽ ra đi, và trong ngày cuối cùng của cuộc đời, ông dặn gia đình không làm tang lễ rườm rà, chỉ hỏa thiêu. Chiều cùng ngày, vẫn theo lời gia đình, ông thấy mệt dần, bắt đầu nhập định và ra đi nhẹ nhàng. Phạm Công Thiện thời trẻ còn có bút hiệu Hoàng Thu Uyên cho các tác phẩm dịch, sinh ngày 1 tháng 6 năm 1941 tại Mỹ Tho trong một gia đình Thiên Chúa giáo. Từ tuổi thiếu niên ông đã nổi tiếng thần đồng về ngôn ngữ, năm 15 tuổi đã đọc thông viết thạo năm ngoại ngữ Anh, Pháp, Nhật, Hoa, Tây Ban Nha, ngoài ra còn biết tiếng Sancrit và tiếng La Tinh. Năm 1957 khi ông 16 tuổi, ông xuất bản cuốn tự điển Anh Ngữ Tinh Âm, nhưng từ vài năm trước đó cho đến khi rời Việt Nam vào năm 1970, ông đã cộng tác với các báo Bông Lúa, Phổ Thông, Bách Khoa, Văn, Giữ Thơm Quê Mẹ. Từ những năm cuối thập niên 1950 ông đi dạy Anh ngữ tại một số trường tại Saigon. Đầu năm 1964, ông chuyển ra Nha Trang sống để an dưỡng sau một cuộc khủng hoảng tinh thần. Tại đây ông quy y ở chùa Hải Đức, lấy pháp danh Nguyên Tánh. Một thời gian sau ông lại về Saigon. Từ năm 1966 đến năm 1968, ông là giám đốc soạn thảo tất cả chương trình giảng dạy cho tất cả phân khoa viện Đại Học Vạn Hạnh, sau đó giữ chức trưởng khoa Văn học và Khoa học Nhân văn của viện.

sa4-content

 

Cũng tại Viện đại học Vạn Hạnh, ông cũng là sáng lập viên và chủ trương biên tập của tạp chí Tư Tưởng. Ông rời Việt Nam từ năm 1970, chuyển sang sống ở Do Thái, Đức, rồi sống lâu dài tại Pháp. Tại đây ông trút áo cà sa để lấy vợ và sau đó làm giáo sư Triết học Tây phương của viện Đại Học Toulouse. Năm 1983, ông sang Hoa Kỳ, định cư ở Los Angeles, giữ chức giáo sư viện Phật Giáo College of Buddhist Studies. Từ khoảng năm 2005, ông sang cư ngụ tại Houston tiểu bang Texas cho đến ngày ông qua đời. Giữa thập niên 1960, Giáo Sư Phạm Công Thiện bắt đầu nổi tiếng với các tác phẩm xuất bản tại Saigon, mà cuốn đầu tiên gây chú ý nhiều cho giới văn nghệ và thanh niên sinh viên là Ý Thức Mới Trong Văn nghệ và Triết Học, rồi đến cuốn Yên Lặng Hố Thẳm, Hố Thẳm Của Tư Tưởng, Mặt Trời Không Bao Giờ Có Thực. Về tôn giáo có Tiểu luận về Bồ Đề Đạt Ma, Tổ sư Thiền Tông, thơ thì có Ngày sinh của rắn, các tác phẩm văn học thiên về tư tưởng như Trời tháng Tư, Bay đi những cơn mưa phùn, tất cả các tác phẩm này đều do hai nhà An Tiêm và Lá Bối tại Saigon ấn hành. Tại hải ngoại ông đã xuất bản khoảng mười tác phẩm, hầu hết trong thập niên 1990, như Đi Cho Hết Một Đêm Hoang Vu Trên Mặt Đất, Sự Chuyển Động Toàn Diện Của Tâm Thức Trong Tư Tưởng Phật Giáo, Triết Lý Việt Nam Về Sự Vượt Biên, Tinh Túy Trong Sáng Của Đạo Lý Phật Giáo. Ông cũng đóng góp nhiều cho báo chí, chẳng hạn viết cho tạp chí Thế Kỷ 21, nhật báo Người Việt. Có thể nói tác phẩm cuối cùng của ông là bài viết cho Giai Phẩm Xuân Người Việt 2011.

Thượng Tọa Thích Viên Lý là viện chủ Chùa Điều Ngự, California, người từng nhiều năm cư ngụ cùng ông Phạm Công Thiện tại chùa Diệu Pháp, nói rằng cư sĩ Phạm Công Thiện đã đóng góp rất lớn về mặt văn hóa đối với Việt Nam, và luôn mong Phật Giáo Việt Nam được xiển dương một cách đúng mức. Đối với Phật Giáo ông cũng là người có công lớn với các công trình nghiên cứu Phật học, và đặc biệt, đã góp nhiều công sức xây dựng viện Đại Học Phật Giáo Việt Nam đầu tiên Vạn Hạnh tại Sài gòn từ năm 1966.

SB-TN xin thành kính PHÂN ƯU và cầu chúc hương hồn cư sĩ Phạm Công Thiện sớm về nơi cực lạc.

 SBTN

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
26 Tháng Giêng 20152:56 SA(Xem: 34942)
Cáo thủ lĩnh đã chết và ngủ say trong nhiều tầng ký ức. Nó được hỏa táng và vì thế không có mộ địa để viếng. Đời thú sau không biết đến vị già làng thủ lĩnh. Hiển nhiên rằng các bậc trưởng lão đời trước đấy không kể lại, cũng không hề dạy chúng cách đối thoại với cộng đồng du mục.
26 Tháng Giêng 20152:47 SA(Xem: 33544)
vào hẻm rậm rịt tóc xúm xít mặt trời cưa ngang một đỉnh cây lá lá lá. lá um. và cỏ tuyền lục thiên nhai. hoẵng một bầy
18 Tháng Giêng 20151:33 SA(Xem: 34842)
Trần Vũ thực hiện Phỏng vấn Ban Mai Vết chân dã tràng của người viết tùy bút
13 Tháng Giêng 20151:35 SA(Xem: 34580)
Những ngày đông buốt giá Trái tim ta máu vẫn đỏ tươi Không thể mất đi nụ cười Không thể mất đi niềm hân hoan sống
13 Tháng Giêng 201512:08 SA(Xem: 32359)
Sài Gòn tháng Mười Hai, tôi về trời nóng dịu và nắng êm. Nơi phi trường, anh Hải quan trẻ tuổi hỏi nơi sinh của chúng tôi và lập lại _ Sài Gòn, Hà Nội _ với một nụ cười. Ra khỏi phi trường em gái tôi nói cho tôi hiểu, anh ta nháy mắt với bạn đồng nghiệp đứng kề là không có tiền kẹp vào passport đó.
12 Tháng Giêng 20153:10 SA(Xem: 33770)
Mai sau khâm liệm nụ cười người theo cổ mộ chẳng cười trần gian huơ bàn tay nắm nửa gang nửa hụp lặn giữa thế gian lầm bầm
09 Tháng Giêng 201512:49 SA(Xem: 33001)
Cách đây ít lâu tôi đọc một bài viết của nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai với tựa đề “Hầu chuyện với anh Trương Tấn Sang” bài viết của ông xoay quanh hiện trạng của đất nước. Như một lời nói thẳng, nói thật, một lời tâm tình dựa trên câu nói mớm của ông Trương Tấn Sang khi tiếp xúc cử tri tại Sài Gòn. Ông Sang nói: “Chúng tôi sẵn sàng nghe những ý kiến cay đắng”.
08 Tháng Giêng 20153:15 SA(Xem: 33493)
Lạ như câu chuyện kể Về một nơi nào đó mà anh không biết được Những tưởng tượng lùng bùng trong hai hàng nút áo Em dừng lại ở nút thứ ba
08 Tháng Giêng 20153:01 SA(Xem: 33014)
Tuyền về làm vợ anh Lâm, bởi vì anh Lâm hỏi Tuyền, bởi vì Ba ưng gả Tuyền, bởi vì những năm đó Tuyền có tương lai gì hơn là một người chồng mà cả Ba và Tuyền đều không dám chắc là tương lai đó sẽ đến.
08 Tháng Giêng 20152:37 SA(Xem: 33039)
Anh đường đột gửi mail cho em, vì, anh không thể nào chịu đựng được sự giày vò hơn nữa. Từ hôm gặp lại em đến nay, biết hoàn cảnh của em hiện giờ, tự nhiên anh thấy trong người làm sao ấy.