Hãy ra chỗ Thúy Tân Định lấy chai Chivas về quán Đò Đưa trên đường Trịnh Công Sơn rửa bảng tên sơn còn ướt cụng ly nhau mừng con đường mới ngồi quanh bàn có Phạm văn Đỉnh Toulouse Đinh Cường Virginia, Bửu Ý Huế cả Đặng Tiến vừa mổ tim Lê Khắc Cầm, Ngụy Ngữ…Sài gòn
Hãy ra chỗ Thúy Tân Định lấy rượu thêm người bạn gái ở Paris vừa tới người bạn gái từng từ bắc vô nam những ngày đầu "giải phóng" với giấy thông hành là bìa báo Âm nhạc in ảnh mình dự giải Tchaikovsky Có Hồng Nhung hát ba bài Bống nhớ những buổi chiều Sơn buồn nhìn nắng tàn phai trước bức tường rêu nhẩm từng lời bống không là bống mà lòng lênh đênh chạng vạng bóng chiều.
Ngày họp mặt đông vui mừng con đường mang tên người nhạc sĩ tên đường không vinh danh anh hùng phường xã không vinh danh kẻ chiến thắng máu xương Con đường mang trái tim của triệu trái tim dân dã em bé đánh giày, người phu quét rác bà mẹ quê nuôi con đánh giặc giặc đói nghèo áp bức bất công
Quán Đò Đưa mỗi lúc càng đông Đinh Cường lấy rượu pha màu vẽ bạn những ngón tay dính sơn làm nhớ chiều nào Tân Định còn Sơn còn Chỉ còn Văn… Người bạn gái Paris nhắc kỷ niệm tuyệt vời ở Huế đạp xe dọc bờ sông ngắm hoàng hôn đỏ ối bên kia cầu Bạch Hổ về nhà Nguyễn Trường Tộ ăn bánh nậm An cựu nóng hổi uống rượu đế chấm thuốc rầy quán mụ Quảng Bình nghe Hải bảy tuổi chơi guitar classic những romances ngắn từ sách Carulli người bạn gái đến từ Paris nhìn con đường mang tên Núi sông viết bởi hằng triệu trái tim lặng lẽ.
"Tôi mang đất nước tôi trong tim như một chàng trai mang chiếc bào thai đôi. Đó là sự nối kết dị thường. Nối kết với quê hương tôi và vì vậy bào thai đôi này phải được che đậy, bóp nghẹt, công nhận và cũng đồng thời bị từ chối. Thế là ta mang nó như mang một đứa trẻ đã chết. Sự nối kết dị thường buộc tôi phải có mối quan hệ với một đất nước khác.
N gay sau khi tỉnh dậy, Aisawa đã đi tìm bố mẹ và những người
thân của mình. Mỗi ngày cậu bé đều để lại lời nhắn trên giấy: “Con sẽ đến vào
11h ngày mai, xin hãy đợi con. Con sẽ đến vào ngày mai”. Những dòng chữ nhắn
nhủ của cậu bé này đã khiến cho bất kỳ ai dù là cứng rắn nhất cũng phải rơi lệ.
B ắt chước nhà văn Song Thao, tôi dùng vỏn vẹn chỉ một
chữ, làm tựa đề cho cuộc trao đồi này. Nhà văn Song Thao cư ngụ cùng thành phố
với tôi, mặc dầu chẳng “cách hai đoạn đường dài”, mặc dù không “cách nhau một
dậu mồng tơi”… nhưng gạt bỏ vấn đề địa hình nhiêu khê nọ, chúng tôi luôn gần kề
trong gang tấc, bởi giản dị, chúng tôi cùng táy máy “vọc chữ” dưới ngôi nhà
chung: Văn chương. Lần chuyện trò này, hình thành do hai điều: Thứ nhất, những
người bạn phương xa của tôi vẫn thường dọ hỏi: Song Thao là ai? Thứ hai, cách
đây mấy hôm, nhà văn chung “phường khóm” với tôi đã vừa in xong cuốn Phiếm số
9. Để câu chuyện đi gần với tinh thần “vui thôi mà” của cố thi sĩ Bùi Giáng,
tôi tránh hỏi tới những vấn đề nặng nề, nghiêm trọng của tình hình đất nước. Hy
vọng những người từng tủm tỉm cười khi đọc Phiếm, sẽ hay biết đôi điều về tác
giả, vốn kín tiếng nhưng rất sung (hiểu ở nghĩa viết mạnh). Hồ Đình Nghiêm
H ình như tôi bắt đầu yêu anh. Rất mơ hồ, nhẹ nhàng.
Thật lạ lùng khi tôi không muốn ngăn chặn sự phát triển của tình cảm âm thầm
đó, mà như còn muốn vun đắp cho nồng nàn thêm. Tưởng vô tâm mà lại như cố tình.
Tưởng đùa vui mà hóa ra lại đau đớn. Mà, đau đớn thật. Và vô duyên nữa. Cuộc
đời đang bình thản êm đềm bên Matt tự nhiên bị xáo trộn, bị đảo tung mọi trật
tự.
H ọ đã lặn ở một chiều sâu nhất mà họ có thể làm được. Họ
không nói gì được với nhau. Người cha bao giờ cũng bám sát cạnh con, cái khoảng
cách giữa hai người trước sau chỉ dài bằng đúng một chiều dài của người cha.
Ông vừa lặn vừa nghĩ, một là cả hai cha con cùng thoát, hai là một mình nó
thoát. Nhất định không phải chỉ một mình ta. Nó còn trẻ, nó cần sống hơn mình.
d ấu vết bàn chân trên lối đi không màu nhiều nỗi buồn trong anh đã nhập viện không có chỗ nằm sao nỗi buồn không chết ngay trên đường nhập viện mà đòi theo cái chết khốn nạn đời anh
T ôi trở về ngôi nhà của gia
đình sau hơn hai mươi năm xa cách. Ngôi nhà chừng như không thay đổi mấy ở mặt
tiền. Vẫn ba gian tường quét vôi trắng, điểm một vài khung cửa khép hờ, một
chái bếp ở hiên sau và mảnh sân con vuông vức nơi lối ra vào. Dấu tích của thời
gian chỉ ẩn hiện lờ mờ từng đốm ố trên vách tường cũ, đã ngả màu cháo lòng và
loang lổ đây đó như những vệt mụt nhọt thâm sâu...
. . Với tôi, thơ không rao truyền một ngôn ngữ nào
to tát: thơ chỉ là tâm sự, là “một chút riêng tư”trao gởi người thân, bạn bè,
những kẻ đồng hành biết, và sẽ quen.” . . .
C húng tôi tiếp đón những người
khách đầu tiên của chương trình 500 lịch sử phỏng vấn, với niềm hân hoan xen lẫn xúc động. Tưởng rằng sẽ
rất bỡ ngỡ và khó khăn khi phỏng vấn một người lạ về những gì rất riêng tư, thế
nhưng mọi việc đã trôi qua thật êm đềm, nỗi thương đau cũng như niềm hạnh phúc
của từng người đã được chia sớt trong ân cần và thương cảm.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.