- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Cuộc hội ngộ của các phóng viên chiến trường trong Triển lãm ảnh về Việt Nam tại Paris

25 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 94797)

trienlamanhhenrihuet-content

Trên trang văn hóa báo Le Monde có bài giới thiệu về một cuộc triển lãm ảnh của phóng viên ảnh chiến trường người Pháp Henri Huet về cuộc chiến tranh Việt Nam với Mỹ qua bài viết: "Chiến tranh Việt Nam : Những hình ảnh, bạn hữu và cái chết".

 

Hôm mùng 8 tháng Hai vừa qua, tại Trung tâm Nhiếp ảnh Châu Âu tại Paris, đã mở cửa triển lãm ảnh về cuộc chiến tranh Việt Nam của nhà nhiếp ảnh nổi tiếng người Pháp Henri Huet, phóng viên chiến trường của hãng tin Mỹ AP. Ông đã bị quân đội Bắc Việt Nam bắn chết khi đang tác nghiệp trên chiến trường tại Lào cách đây đúng 40 năm.

 

Trong bầu không khí khá xúc động ngày mở cửa, cuộc triển lãm đã hội tụ về một số các gương mặt phóng viên ảnh chiến trường nổi tiếng, từng ghi lại những dấu ấn của cuộc chiến tranh khốc liệt tại Việt Nam. Người ta thấy có mặt Nick Út, phóng viên đã nổi tiếng khắp thế giới với tấm ảnh chụp năm 1972 một cô bé bị bom na-pan đốt cháy, mình trần chuồng chạy hoảng loạn, hay như Christine Spengler, một trong số nữ phóng viên chiến trường rất hiếm hoi, đưa tin về chiến tranh Việt Nam.

 

Trước những bức ảnh chụp cảnh chết chóc, đau đớn mệt mỏi của những người lính trên chiến trường, các phóng viên chiến trường thời đó đều có chung một hồi tưởng là: « chưa có một cuộc chiến tranh nào để lại dấu ấn trong cuộc đời và sự nghiệp của họ mạnh mẽ như cuộc chiến tranh Việt Nam ».

 

Trước hết đối với riêng các phóng viên ảnh chiến trường này thì đây là cuộc chiến đẫm máu. Có khoảng 135 phóng viên chiến trường của cả hai bên bị chết trong cuộc chiến này. Bản thân phóng viên Nick Út đã thoát chết, khi chiếc trực thăng định mệnh bị bắn rụng cùng với Henri Huet và ba phóng viên khác.

 

Anh kể lại : « lẽ ra tôi đã có mặt trên chiếc máy bay đó, nhưng vì chúng tôi đã dàn xếp với nhau nên Henri đã thay chỗ tôi, và ông là người bị chết ». Bản thân Nick Út cũng có một người anh cũng là phóng viên cho hãng AP, đã bỏ mạng trong cuộc chiến này.

 

Ông Richard Pryne, từng làm trưởng đại điện của hãng tin AP tại Sài Gòn từ năm 1968 đến 1973 kể lại : « Chúng tôi được hoàn toàn tự do xâm nhập vào chiến trường. Chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến duy nhất của người Mỹ không kiểm duyệt (báo chí) ». Tại thực địa, các phóng viên được quyền đi bất cứ đâu, được quân đội tạo điều kiện để tác nghiệp, được tham dự vào đời sống thường nhật của các binh lính và họ cũng bị nguy hiểm như những người lính, cũng phải hứng chịu các cuộc tấn công của đối phương…

 

Theo Le Monde, những bức ảnh của Henri Huet đã ghi lại nét chân thực nhất của cuộc chiến tranh này. Ông đã ghi lại những khó khăn của người lính, cảnh những người bị thương nặng hấp hối, những túi xác chết chờ được chuyển về nhà. Một bức ảnh nổi tiếng của ông chụp năm 1966, ghi lại cảnh một bác sĩ quân y đang cố chăm sóc cho một người lính, trong khi bản thân ông cũng bị thương nặng.

 

Christian Simonpietri, từng là phóng viên của hãng tin Cuba Gramma tại chiến trường Việt Nam khẳng định : « Sau Việt Nam, mọi thứ đã thay đổi. Người Mỹ đã nhận thấy tác động của các hình ảnh. Vì thế mà những cuộc chiến sau đó báo chí đều bị kiểm duyệt chặt chẽ ».

 

Đối với phần đông các phóng viên có mặt tại chiến trường Việt Nam hồi đó, hồi tưởng lại đều nhận thấy : dẫu gì thì cuộc chiến tranh Việt Nam là những trải nghiệm có một không hai trong cuộc đời của họ. Ông Richard Pryne của hãng AP nói : « những bài viết hay nhất, những kỷ niệm sâu sắc nhất của chúng tôi đều liên quan đến Việt Nam. Và những người bạn tốt nhất tôi cũng tìm được ở đấy ».

 

Tại cuộc triển lãm này, người ta cũng có thể thấy lại những bức ảnh nổi tiếng, mà các đồng nghiệp nổi tiếng của Henri Huet chụp trong chiến tranh Việt Nam, như của các phóng viên Nick Út, Eddi Adams, Dana Stone hay Lary Burows ... Tác giả bài báo kết luận, đó là những hình ảnh của nỗi khổ đau, của sự chết chóc và của tình bạn, cứ như chỉ có Việt Nam là nơi duy nhất sản sinh ra nó.

 

Trưng bày ảnh chiến tranh Việt Nam tại Triển lãm Nhiếp ảnh Châu Âu - Paris. Theo Trung tâm Nhiếp ảnh Châu Âu (MEP)

 

Anh Vũ - RFI

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
05 Tháng Tư 200912:03 SA(Xem: 96457)
IV. NGÀY TÀN CỦA BẢO ĐẠI: Việc Diệm quyết định đánh dẹp Bình Xuyên, ngược lại chỉ thị “ôn hòa” của Bảo Đại, khiến Bảo Đại chẳng còn lựa chọn nào khác hơn phản ứng mạnh với Diệm. Tuy nhiên, phản ứng của Bảo Đại chẳng khác gì tiếng vạc kêu sương. Uy quyền của Bảo Đại chỉ là thứ uy quyền trên giấy tờ, với sự phê chuẩn của những thế lực sau lưng.
05 Tháng Tư 200912:00 SA(Xem: 76056)
Họ ngừng trò chuyện nơi đây vì xe đậu lại ngay trước khu chung cư năm tầng lầu. Đến nhà ông bà Mi-Sơ-Vanh rồi. Cả bọn lục tục ra khỏi xe. Lại nghe vang to rầm rầm tiếng cửa xe đóng mạnh.
05 Tháng Tư 200912:00 SA(Xem: 84738)
C. CHẤM DỨT LIÊN MINH MỸ-PHÁP: Ngày Chủ Nhật, 8/5, nhân Hội nghị Tam cường và Hội nghị Bắc Đại Tây Dương từ ngày 9 tới 11/5/1955 tại Paris , Dulles, Faure và Macmillan họp bàn về Việt Nam . Bộ trưởng Các Quốc Gia Liên Kết Laforest (3-10/1955) trình bày tình hình Đông Dương.
28 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 109921)
Hai Ông Hoàng Xuân Hãn và Phan Anh đã nói gì về Bảo Đại, Trần Trọng Kim và chính phủ của hai ông này? (Bài thứ hai Viết thêm về hai ngày 19 tháng 8 và 2 tháng 9, 1945)
25 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 98806)
Tháng Ba của người lính ấy thật ra chỉ 11 ngày. Nửa đầu quyển sách là nhật ký hành quân giản lược của 10 ngày, mở ra với vài ngày tiên khởi của một cái vòng luẩn quẩn, tiến dần đến việc từng ngày, rồi từng giờ từng lúc.
19 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 152087)
LTS . ...Dù lịch sử đã sang trang từ lâu, bài ký ức về Tướng Lê Nguyên Vỹ, cố Tư lệnh SĐ 5 BB–người đã chọn chết theo thành, và không nỡ bắt "con em người ta gửi gấm cho mình" chết oan uổng ở những giờ phút tàn cuộc của chiến tranh Việt Nam–là một trong những tài liệu hiếm hoi, có giá trị sử liệu. Hợp Lưu trân trọng giới thiệu tác giả Triệu Vũ với quí độc giả. Tạp Chí Hợp Lưu
10 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 87857)
Đầu Xuân Kỷ Sửu (25/1/2009) tôi khởi đầu việc hiệu đính phần tư liệu lịch sử Việt từ đời Ngô (938-965) tới đời Nguyễn (1802-1945). Đây có lẽ là lần hiệu đính cuối cùng, và khá tốn thì giờ vì việc chuyển đổi từ lịch Ta qua lịch Tây.
10 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 88185)
Phần III. G. TÀI LIỆU VIỆT: Ngoài tài liệu Trung Quốc, sử quan Việt cũng sử dụng một số tư liệu trong nước.
10 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 91401)
Phần II. Cần nhấn mạnh, mang quân xâm chiếm, chia ra quận huyện để đặt dân Việt vào “vòng lễ giáo” Hán tộc [ kiểu cho đào mộ tổ tiên Lê Lợi năm 1418 (Thông sử, 208 [truyện Trịnh Khả]), hay thiến hoạn thiếu niên Việt] , chỉ là hai trong những biện pháp lấn đất giành dân.
10 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 99684)
Phần IV II. VIỆC NGHIÊN CỨU THỜI CẬN ĐẠI (1800-1975): Giai đoạn trước 1975, việc nghiên cứu sử học đã có nhiều nguồn tư liệu hơn để làm việc. Tài liệu đáng tin cậy nhất, dĩ nhiên, là tài liệu văn khố. Nhiều nhà nghiên cứu sử học chuyên nghiệp đã sử dụng tài liệu văn khố Pháp, Mỹ và Liên Sô. Mới đây, văn khố Hội truyền giáo Hải ngoại cũng đã mở rộng, sau nhiều thập niên “cho người chết ngủ yên.”