- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Cuộc hội ngộ của các phóng viên chiến trường trong Triển lãm ảnh về Việt Nam tại Paris

25 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 94512)

trienlamanhhenrihuet-content

Trên trang văn hóa báo Le Monde có bài giới thiệu về một cuộc triển lãm ảnh của phóng viên ảnh chiến trường người Pháp Henri Huet về cuộc chiến tranh Việt Nam với Mỹ qua bài viết: "Chiến tranh Việt Nam : Những hình ảnh, bạn hữu và cái chết".

 

Hôm mùng 8 tháng Hai vừa qua, tại Trung tâm Nhiếp ảnh Châu Âu tại Paris, đã mở cửa triển lãm ảnh về cuộc chiến tranh Việt Nam của nhà nhiếp ảnh nổi tiếng người Pháp Henri Huet, phóng viên chiến trường của hãng tin Mỹ AP. Ông đã bị quân đội Bắc Việt Nam bắn chết khi đang tác nghiệp trên chiến trường tại Lào cách đây đúng 40 năm.

 

Trong bầu không khí khá xúc động ngày mở cửa, cuộc triển lãm đã hội tụ về một số các gương mặt phóng viên ảnh chiến trường nổi tiếng, từng ghi lại những dấu ấn của cuộc chiến tranh khốc liệt tại Việt Nam. Người ta thấy có mặt Nick Út, phóng viên đã nổi tiếng khắp thế giới với tấm ảnh chụp năm 1972 một cô bé bị bom na-pan đốt cháy, mình trần chuồng chạy hoảng loạn, hay như Christine Spengler, một trong số nữ phóng viên chiến trường rất hiếm hoi, đưa tin về chiến tranh Việt Nam.

 

Trước những bức ảnh chụp cảnh chết chóc, đau đớn mệt mỏi của những người lính trên chiến trường, các phóng viên chiến trường thời đó đều có chung một hồi tưởng là: « chưa có một cuộc chiến tranh nào để lại dấu ấn trong cuộc đời và sự nghiệp của họ mạnh mẽ như cuộc chiến tranh Việt Nam ».

 

Trước hết đối với riêng các phóng viên ảnh chiến trường này thì đây là cuộc chiến đẫm máu. Có khoảng 135 phóng viên chiến trường của cả hai bên bị chết trong cuộc chiến này. Bản thân phóng viên Nick Út đã thoát chết, khi chiếc trực thăng định mệnh bị bắn rụng cùng với Henri Huet và ba phóng viên khác.

 

Anh kể lại : « lẽ ra tôi đã có mặt trên chiếc máy bay đó, nhưng vì chúng tôi đã dàn xếp với nhau nên Henri đã thay chỗ tôi, và ông là người bị chết ». Bản thân Nick Út cũng có một người anh cũng là phóng viên cho hãng AP, đã bỏ mạng trong cuộc chiến này.

 

Ông Richard Pryne, từng làm trưởng đại điện của hãng tin AP tại Sài Gòn từ năm 1968 đến 1973 kể lại : « Chúng tôi được hoàn toàn tự do xâm nhập vào chiến trường. Chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến duy nhất của người Mỹ không kiểm duyệt (báo chí) ». Tại thực địa, các phóng viên được quyền đi bất cứ đâu, được quân đội tạo điều kiện để tác nghiệp, được tham dự vào đời sống thường nhật của các binh lính và họ cũng bị nguy hiểm như những người lính, cũng phải hứng chịu các cuộc tấn công của đối phương…

 

Theo Le Monde, những bức ảnh của Henri Huet đã ghi lại nét chân thực nhất của cuộc chiến tranh này. Ông đã ghi lại những khó khăn của người lính, cảnh những người bị thương nặng hấp hối, những túi xác chết chờ được chuyển về nhà. Một bức ảnh nổi tiếng của ông chụp năm 1966, ghi lại cảnh một bác sĩ quân y đang cố chăm sóc cho một người lính, trong khi bản thân ông cũng bị thương nặng.

 

Christian Simonpietri, từng là phóng viên của hãng tin Cuba Gramma tại chiến trường Việt Nam khẳng định : « Sau Việt Nam, mọi thứ đã thay đổi. Người Mỹ đã nhận thấy tác động của các hình ảnh. Vì thế mà những cuộc chiến sau đó báo chí đều bị kiểm duyệt chặt chẽ ».

 

Đối với phần đông các phóng viên có mặt tại chiến trường Việt Nam hồi đó, hồi tưởng lại đều nhận thấy : dẫu gì thì cuộc chiến tranh Việt Nam là những trải nghiệm có một không hai trong cuộc đời của họ. Ông Richard Pryne của hãng AP nói : « những bài viết hay nhất, những kỷ niệm sâu sắc nhất của chúng tôi đều liên quan đến Việt Nam. Và những người bạn tốt nhất tôi cũng tìm được ở đấy ».

 

Tại cuộc triển lãm này, người ta cũng có thể thấy lại những bức ảnh nổi tiếng, mà các đồng nghiệp nổi tiếng của Henri Huet chụp trong chiến tranh Việt Nam, như của các phóng viên Nick Út, Eddi Adams, Dana Stone hay Lary Burows ... Tác giả bài báo kết luận, đó là những hình ảnh của nỗi khổ đau, của sự chết chóc và của tình bạn, cứ như chỉ có Việt Nam là nơi duy nhất sản sinh ra nó.

 

Trưng bày ảnh chiến tranh Việt Nam tại Triển lãm Nhiếp ảnh Châu Âu - Paris. Theo Trung tâm Nhiếp ảnh Châu Âu (MEP)

 

Anh Vũ - RFI

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 32844)
Ô ng vẫn ngồi im như bức tượng đồng nguyên thủ. Cháu liếc ngang nhìn ông. Ông có vẽ anh hùng chán mà chẳng được phong anh hùng. Cái kháng chiến trường kỳ của đời ông được ghi lại trong một cuốn sách với hai mươi lần nhắc tên ông. Bây giờ cuốn sách đó vẫn nằm ở đầu giường cháu. Tên ông được nhắc vào những trang nào với công trạng gì cháu thuộc lầu lầu hết.
15 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 33120)
E m là bờ môi không biết nói dối Là nỗi thầm kín tôi Là lời ru rớt nhẹ vào tim Là dịu dàng và tế nhị
09 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 35324)
- Chú nói mai em phải đi trường, vậy mai đi nha! Thằng bé không đáp, giương mắt nhìn tôi như nó đang cố đọc trong mắt tôi những gì tôi nghĩ. Tôi cũng tìm trong ánh mắt nó ý nghĩ của nó nhưng chịu, không tài nào tìm được, không biết nó nghĩ gì, muốn gì, chỉ biết nó không muốn đến trường. Nó ở nhà một mình đã mấy ngày nay trong khi chị nó phải đi làm.
07 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 36323)
Mưa có về ngang qua phố Má không? Ở đây cứ tầm chiều con nghe đất trời hoang hoải Tháng 7 mùa Ngâu Mưa lên mắt con màu dĩ vãng
07 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 34347)
e m ơi chiều đã lưng đồi mà cây xế bóng còn ngoi giữa rừng khi nào trăng thệ rưng rưng ngấn mi cho một cuộc tình đã xa trăm năm. ừ. trăm năm là mây bay dưới trán tóc xòa viễn khơi
07 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 33812)
Tháng 6, khi những cơn gió Lào khô rốc từ Vịnh Bengan thổi vào dãy Trường Sơn đem hơi nóng ngùn ngụt lửa phả vào mặt, đó là lúc các tin buồn tới tấp bay về bên tôi. Từng người, từng người bạn thay nhau giã từ cuộc chơi. Cái nóng hực lửa bên ngoài, và cái nóng trong lòng tôi ngày một dâng cao. ..Mới tuần trước thôi, anh Nguyễn Xuân Hoàng vẫn còn email trả lời, anh nói bài viết này anh thích quá cho anh post trên Voa đi, tôi còn đùa anh mệt như vậy mà vẫn còn làm việc sao, tùy anh thôi...
04 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 34417)
đến một lúc nào đó em quên hoặc nhớ nhầm hôm nay đã ngồi bên lề đường để thương về những hạt bụi thì hương bay cũng quyện lại dấu ngày
03 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 36030)
Em đã ra đi trong một sáng chủ nhật trời mưa vĩ cầm lanh canh giấc ngủ thậm chí một tiếng giã từ anh còn chưa thổ lộ mùa mưa lấm lem chiều không xanh trên gió.
03 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 34350)
M àu da, màu mắt, màu tóc, nàng luôn luôn thay đổi tùy theo sáng sớm, trưa hay chiều tối. Đôi khi tùy theo màu y phục nàng mặc hôm đó nữa. Có hôm buổi sáng tóc nàng thật ngắn, buổi chiều hôm sau, tóc nàng dài xuống ngang lưng. Lạ thật, làm sao chỉ qua một đêm tóc nàng mọc nhanh như thế!
03 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 37909)
LTS: Tiếp nối truyện ngắn "Đôi Mắt Hoa Vàng" đã đăng trên Hợp Lưu số 101, "Biển Hoa Vàng" là một truyện tình lạ. Bằng bút pháp tượng trưng, Nguyễn Xuân Tường Vy dẫn đưa người đọc vào một tình yêu đồng nghĩa với đánh tráo ; cùng với nhịp tiết, hình ảnh, âm vang, vận tốc và sự đậm đặc cảm xúc làm nên tính cách đặc sắc của truyện ngắn này. Tạp Chí Hợp Lưu