(Phần III)
III. ĐOẠN KẾT KHỦNG HOẢNG
Trong tháng 8, Việt
Buổi tối trước ngày Nhật chính thức đầu hàng, Kim và các cộng sự viên muốn nắm lấy thời cơ để kiểm soát tình thế. Ngày 12/8, chính phủ đã từ chức của Kim được cải danh thành chính phủ lâm thời. Kim yêu cầu Bảo Đại ra một Dụ vào ngày 14/8 để hủy bỏ hòa ước 5/6/1862, và 15/3/1874, và như thế vô hiệu hoá mọi đòi hỏi chủ quyền của Pháp tại Việt
Trong khi đó, các lãnh tụ không Cộng sản tại Bắc bộ và
Thị trưởng Lai đồng ý cho tổ chức biểu tình ngày 17/8—mà trên thực tế là cuộc tổng diễn tập cho cuộc đoạt chính quyền hai ngày sau của Việt Minh, dưới sự chỉ đạo của Pezneff Long, thành ủy Đảng CSĐD, và Đảng Dân Chủ, một giả túc mới của Việt Minh nhằm qui nạp những trí thức ngoài đảng, tức “thành phần trung gian.”
Tại Nam bộ, ngày 17/8, có thông báo tất cả những phe nhóm và đảng, kể cả các nhóm Trốt-kít và giáo phái Cao Đài, Hòa Hảo, tập họp thành Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhứt (Sài Gòn, 15/8/1945). Trần Quang Vinh, một lãnh tụ Cao Đài, và Huỳnh Phú Sổ, người khai đạo Hòa Hảo, cũng ra một tuyên cáo chung thành lập liên minh để đối phó kịp thời với tình thế.( 48) [18]
Ngày 19/8, tại Sài Gòn, Thanh Niên Tiền Phong tổ chức buổi tuyên thệ thứ hai, thề sẽ bảo vệ nền độc lập của Việt Nam bằng mọi giá. Hôm sau, Hồ Văn Ngà trở thành Quyền Khâm Sai Nam bộ, và cử Kha Vạng Cân, một lãnh tụ Thanh Niên Tiền Phong, làm Đô trưởng Sài Gòn/Chợ Lớn. Việc Khâm sai Nguyễn Văn Sâm về đến Sài Gòn ngày 22/8 mang lại cho Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhứt một kích thích, đó là bản tuyên cáo độc lập và thống nhất lãnh thổ.
Tuy nhiên, Việt Minh vẫn chiến thắng. Tại Hà Nội, ngày 17/8, cán bộ Việt Minh thành công trong việc nắm quyền chủ động cuộc biểu tình cổ võ độc lập và thống nhất lãnh thổ, ủng hộ chính phủ Kim, của Tổng hội Công chức. Hai ngày sau, Nguyễn Xuân Chữ phải trao quyền cho Việt Minh. Chiến thắng rúng động này, cộng với việc quân Nhật chính thức buông súng ngày 21/8, khiến các cộng sự viên của Kim thêm hoảng hốt. Chính phủ Kim tự tan vỡ. Ngày 23/8, Việt Minh thực sự nắm quyền. Hai ngày sau, Bảo Đại ra tuyên cáo thoái vị, và Nguyễn Văn Sâm trao chính quyền cho Việt Minh tại Sài Gòn. Đế Quốc Việt
Kết Luận
Chính phủ Trần Trọng Kim hoặc đã bị đánh giá thấp hay lãng quên. Khuynh hướng phù thịnh và sự thiếu tài liệu chính xác phần nào gây nên hậu quả này. Ngoài ra, các guồng máy tuyên truyền của các thế lực tảng lờ sự thực lịch sử, bẻ cong dữ kiện theo mục tiêu chính trị giai đoạn. Tuy nhiên, xúc động đã qua và các tài liệu văn khố cùng tư liệu nguyên bản khác đã được mở, chúng ta có thể đánh giá tầm quan trọng lịch sử của chính phủ Kim.
Dài theo sự hiện hữu ngắn ngủi, và trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn, chính phủ Kim đã tham gia vào việc phát động một cuộc cách mạng từ trên xuống, khởi phát từ cuộc thanh trừng chính quyền Decoux. Hai trong những khía cạnh quan trọng cần nhấn mạnh: Đó là sự kích thích đám đông tham gia sinh hoạt chính trị, và, hiện tượng Việt-Nam-hoá hầu hết các cơ cấu xã hội.
Sự đóng góp không thể chối cãi được của chính phủ Kim vào cuộc Cách Mạng 1945 của Việt Nam là sự bảo trợ tham gia sinh hoạt chính trị của đám đông. Dưới thời Pháp thuộc, tất cả những cuộc tụ họp đông đảo ngoài các buổi tụ họp gia đình, lễ nghi xã hội, hay thể thao đều bị cấm đoán và trừng phạt nặng nề. Qua thời Kim, việc tụ họp được khích lệ—kể cả những cuộc biểu tình ngoài đường phố, và diễn hành biểu lộ tinh thần độc lập về văn hoá cũng như chính trị. Đảng CSĐD, giống như các phe nhóm và đảng phái khác, đã lợi dụng cơ hội này để bành trướng tổ chức và tuyển mộ cán bộ. Hơn nữa, giới thanh niên 1945 không hoàn toàn thân Nhật hay liên hệ với Cộng Sản. Thực ra, giống như các tổ chức pemuda (thanh niên) tại Indonesia, cả một thế hệ thanh niên Việt đã được động viên dưới sự bảo trợ của Kim cũng như quan Tướng Nhật. Mặc dù không phải tất cả các tổ chức thanh niên sau này đều ngả theo Việt Minh, kế hoạch tổ chức thanh niên của Kim đã cung hiến cho mặt trận Việt Minh hàng chục ngàn người trẻ chỉ phục vụ dưới cờ Đảng CSĐD vì độc lập và thống nhất quốc gia mà không phải chủ thuyết Marxist-Leninist không chỉ họ xa lạ, mà ngay những cán bộ được huấn luyện từ Nga về cũng chỉ được huấn luyện đại cương về ly thuyết—giống như sách giảng tám ngày cho thày kẻ giảng Ki-tô. Tại miền Nam, chẳng hạn, thanh niên được tổ chức thành 4 sư đoàn dân quân để chống Pháp ngay sau khi Pháp, dưới bảng hiệu lực lượng chiếm đóng của Đồng Minh, tái chiếm Nam bộ trong tháng 9-10/1945.[ 19] Trong khi đó, lực lượng “danh dự” của Việt Minh tập trung nỗ lực vào việc thanh trừng những người họ lên án là Việt Gian—đặc biệt là phần tử Trốt-kít và lãnh tụ tôn giáo miền Nam, cùng các đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng và Đại Việt ở miền Bắc và miền Trung. Dẫu vậy, sự liên kết ở thượng tầng giữa Hồ và các phe không Cộng sản chỉ bắt đầu soi mòn từ mùa Xuân 1946, sau khi Hồ đã ký với Pháp một Hiệp ước để hợp pháp hoá chế độ. Bản “Hiệp ước sơ bộ mồng 6 tháng 3 năm 1946” đầy thị phi này, tưởng cần nhấn mạnh, chỉ cho Hồ tình trạng một “bang tự do” trong Liên bang Đông Dương và Khối Liên Hiệp Pháp—kém cả tình trạng một nước tự trị và, quan trọng hơn, chỉ là một lời hứa cho qua của Pháp để có thể đặt chân xuống miền Bắc một cách yên ổn (Vũ Ngự Chiêu, 1984:chương 12, 13, 14). Cuối cùng, sau khi cuộc chiến Pháp-Việt Minh bùng nổ trên toàn quốc, hiện tượng đám đông tham gia chính trị một cách tự do được lèo lái thành sự tham gia chính trị dưới sự kiểm soát của Cộng Sản. Tôi nghĩ rằng kiểu độc quyền yêu nước này dẫn đến sự tàn lụn của tinh thần cách mạng 1945 và, đưa đến hậu quả là cuộc Tam Thập Niên Chiến (1945-1975).
Diễn tiến Việt-Nam-hoá—nguồn động lực phía sau sự sinh tồn của dân Việt như quốc dân một nước độc lập trong bầu không khí bạo tàn của nền chính trị quốc tế—trở nên phức tạp hơn vì các vấn nạn độc lập và thống nhất lãnh thổ. Thoạt tiên, khi chuẩn bị cuộc hành quân Meigo, Nhật Bản không chủ trương trao trả độc lập hoàn toàn và tức khắc cho Việt
So sánh nền độc lập có điều kiện của Kim dưới sự bảo trợ của Nhật, và sự độc lập “trên thực tế” của Hồ dưới chế độ quân quản Trung Hoa từ tháng 9/1945 tới tháng 6/1946, hay một “bang tự do” trong kế hoạch tái xâm lăng của Pháp, nền độc lập của Kim có vẻ ít “bánh vẽ” hơn chúng ta thường được nghe.
Thật vậy, vấn đề độc lập của những nước nhỏ thường phức tạp hơn ai đó có thể cả đoan: hiệp ước và thỏa ước về vấn đề “độc lập” thường tùy thuộc vào những điều kiện ưu thắng của chính trị quốc tế—đó là, “luật pháp” luôn trong tay kẻ mạnh nhất. Người ta cần lưu tâm rằng sự thực hiện những thỏa ước trên phản ảnh sức mạnh tỉ đối giữa các nước hơn là thuần công pháp. Ngày 20/1/1946—ở những giờ phút cuối cùng trên ghế Thủ tướng Đệ tứ Cộng Hòa Pháp, chẳng những từ chối không cho Linh mục/Cao Ủy d’Argenlieu sử dụng hai tiếng “độc lập” trong khi thương thuyết—de Gaulle còn đứng thẳng người dậy, nói với Thiếu tá Paul Mus, đặc sứ của d’Argenlieu: “Chúng ta trở lại Đông Dương vì chúng ta là những kẻ mạnh hơn” [Nous rentrons en Indochine parce que nous sommes les plus forts]. (L’Institut Charles de Gaulle [ICG], Le Geùneùral de Gaulle et l’Indochine, 1940-1946 (
9/5/1947: Paul Mus tới Cầu Đuống, được Giám dẫn đi gặp Hồ Chí Minh tại tỉnh lị Thái Nguyên. [Xem 28/5 & 29/7/1947]
HCM gửi mật điện cho Bollaert, đề nghị ngưng bắn và hòa đàm. (L’Express, 19 Dec 1953; Ronald E. M. Irving, The First Indochina War: French and American Policiey 1945-1954 (London: Croom Helm, 1975), p. 46)
Bollaert đưa ra 5 điều kiện: (1) Giao nộp trong 2 tuần lễ một số lượng võ khí’ (2) chấm dứt tức khắc mọi hành động chiến tranh và khủng bố; (3) phóng thích tù nhân chiến tranh; (4) giao nạp lính Pháp và Nhật đào ngũ; (5) tự do di chuyển trên toàn lãnh thổ. Ngày 29/4, Ramadier đồng ý, nhưng thêm 2 điều kiện: Số vũ khí VM giao nạp phải lớn, và tù binh VM chỉ được phóng thích sau khi ngưng bắn thực hiện một cách thiết thực. Sau khi tham khảo với Valluy, Bollaert đề nghị 180 đại liên, 675 trung liên, 1000 tiểu liên, 30,000 súng cá nhân, và 4 triệu viên đạn. Khi Mus cho là những điều kiện này không chấp nhận được với HCM, Valluy tuyên bố “Tôi hy vọng như vậy.” (Paul Mus, L’Observateur, 31 Dec 1953; Irving, 1975:46).
Nhưng Pháp đòi VM phải nộp 50% khí giới, phóng thích tù binh Pháp. VM không chịu, vì như thế là đầu hàng.
Viên chức sử nhà nước tại Hà Nội, và những người khác, thường lập đi lập lại rằng Việt Minh đã thống nhất đất nước dưới lá cờ cách mạng của nó. Tài liệu chứng minh rằng Kim đã thu hồi quyền thống nhất lãnh thổ trước ngày Nhật đầu hàng, và quan trọng hơn, nhiều bước chuẩn bị đã thực hiện ở Thuận Hoá và Nam Bộ để thực thi sự thống nhất ấy. Dụng tâm của người Nhật ra sao đi nữa khi thỏa mãn đòi hỏi thống nhất lãnh thổ của Kim, đây vẫn là một sự thực. [21] Một sự thực khác là Kim từ chối đề nghị của các Tướng Nhật để dùng quân Nhật đàn áp Việt Minh. Nếu Kim không giữ trung lập, Hồ và các cộng sự viên hẳn gặp nhiều khó khăn hơn trong việc đoạt chính quyền. Hơn nữa, nếu không có sự hoàn trả miền Nam từ 14/8 tới cuối tháng 9/1945, đòi hỏi thống nhất lãnh thổ của Hồ tại các bàn hội nghị hẳn thiếu cả tính cách pháp lý [22] cùng sự đáp ứng nồng nhiệt của người miền Nam. Những nguời làm công tác sử Cộng Sản Việt Nam—hoặc vì thiếu tư liệu, hoặc vì có chỉ thị—thường lướt qua quan điểm chính phủ Hồ bị coi như một “chính phủ sinh ra trong hỗn loạn” của cả Bri-tên lẫn Trung Hoa trước tháng 3/1946. Mountbatten còn lạnh lùng bịa đặt ra ngày tuyên bố độc lập “17/9/1945” để biện minh cho chủ trương dùng tù binh Nhật giúp Bri-tên và Pháp tái chiếm phía nam vĩ tuyến 16 từ cuối tuần 22-23/9/1945—công khai vi phạm các qui ước về tù binh trong công pháp quốc tế đương thời. (49)
Mặc dù Việt
Hẳn nhiên, sự giống nhau trên chỉ biểu kiến hơn thực chất. Sự khác biệt, nếu không phải đối nghịch, giữa Hồ và Kim ăn rễ sâu trong thân thế và ý thức hệ.
Kim là một học giả thành công và một thị dân yêu nước trung dung. Hồ thiếu may mắn trên đường học vấn, năm 1911 không thành công trong việc xin vào trường Thuộc Địa mà Kim vừa tốt nghiệp; Hồ sống trọn tuổi thanh xuân trên các hải cảng xa lạ như một phụ bếp hay lao công; và, cuối cùng tìm thấy con đường cách mạng nhờ những bài viết của Lenin và sự yểm trợ của Liên Sô (Vũ Ngự Chiêu & Nguyễn Thế Anh, 1983). Cuộc phiêu lưu chính trị của Kim chỉ đột xuất vào tháng 10/1943; trong khi Hồ trải qua hơn hai thập niên tại quê người, nhà tù, rừng rậm và trường huấn luyện của Liên Sô—với đầy đủ ngọt, bùi, chua, cay của hoạt cảnh chính trị mà có lẽ chính Hồ cũng cảm nhận được rằng tiểu đồng Quốc Tế Cộng Sản khó vượt qua những đại dị như quyền lợi và an ninh quốc gia, và ngay cả tinh thần kỳ thị chủng tộc. Hồ từng thoát một âm mưu ám sát của Pháp tại Quảng Châu năm 1927, bị triều Huế qua tòa án Vinh lên án tử hình năm 1929, và trên đại thể có kinh nghiệm về sự tàn bạo của nền chính trị quốc tế. (50) Thật khó hiểu nếu sống thọ thêm 25 tuổi, Hồ sẽ nghĩ gì về “bài học Đặng Tiểu Bình” năm 1979 và tham vọng bành trướng đất đai và lãnh hải của Trung Nam Hải.
Kim là một thày giáo có nhân sinh quan Khổng giáo; với quan niệm phổ chúng về sự tham gia xã hội—đó là, nhập hay xuất thế đúng thời cơ, và làm hết sức mình. Ngược lại, Hồ—trẻ hơn Kim khoảng 10 tuổi—là một cán bộ cách mạng Cộng sản chuyên nghiệp [agitprop] có sự tháo vát của những người thông minh dưới phố. Hồ giành đoạt uy quyền bằng một quyết tâm, và bằng mọi giá. Đề nghị cho Mỹ khai thác Cam Ranh năm 1946, hay lá thư Phạm Văn Đồng gửi Chu Ân Lai năm 1958 chỉ là vài thí dụ về bản chất Nguyễn Sinh Côn.
Về ý thức hệ, Kim tin ở sự tiến hoá của xã hội: Sự thay đổi, bởi thế, cần tuần tự và dưới sự dìu giắt của những người tài đức hầu tránh sự sụp đổ đột ngột của trật tự xã hội và đạo lý. Ngược lại, bị xã hội hiện hữu chối bỏ, Hồ chủ trương lật đổ toàn vẹn các biểu tượng và tàn dư của phong kiến và thực dân hầu xây dựng một xã hội và nhà nước “xã hội chủ nghĩa.” Ngoài đặc tính có khả năng thu phục lòng người, niềm tin vững mạnh vào chủ thuyết Marxist-Leninist đã được đơn giản hóa thành tinh thần Lương Sơn Bạc (giống như Mao Nhuận Chi tức Trạch Đông thuở thanh niên), một đảng tổ chức chặt chẽ và kỷ luật thép, một quân đội riêng, thân thế Hồ và những liên hệ với hai đại siêu cường ở thời điểm chấm dứt Thế chiến thứ hai đã cho Hồ thế ưu thắng trong cuộc chạy đua quyền lực vào tháng 8/1945. Tuy nhiên, trong hai năm 1945-1946, giống như người tiền nhiệm, Hồ đã bị ngoại cảnh chi phối sâu xa. Quyết định giải tán Đảng CSĐD (ngày 11/11/1945) cùng chính sách mềm dẻo với Trung Hoa và Pháp phản ảnh rõ ràng ảnh hưởng sâu đậm của chính trị thế giới trên Việt Nam ở giờ phút đất nước sắp bị quốc-tế-hoá. Vì thế, chẳng có gì ngạc nhiên khi năm 1946 Hồ đành tạm lùi một bước trên tiến trình Việt-Nam-hoá. Chẳng những bí mật thương thuyết với Pháp, Hồ còn ký với Sainteny Hiệp ước Sơ bộ 6/3/1946—với những điều kiện mà ví thử người Pháp tôn trọng chúng, quân Pháp vẫn tiếp tục trú đóng tại “Việt Nam tự do” và chuyên gia Pháp vẫn nắm giữ các chức vụ tại xứ này, trong khi vấn đề thống nhất lãnh thổ và độc lập chỉ được mơ hồ giải quyết bằng điều khoản “trưng cầu dân ý.” (51)
Vai trò lịch sử của chính phủ Kim quả quan trọng hơn người ta thường đánh giá. Sự thực, có thể giống như Võ Giáp viết, là trong tháng 8/1945, Việt Minh
đã nhổ những lá cờ quẻ ly vàng úa, một sản phẩm của thời kỳ Nhật thuộc ngắn ngủi, như bứt đi những chiếc lá sâu. (Giáp 1974:22).
Guồng máy chế độ Kim tự vữa nát, biến dạng, từ Hà Nội tới Huế và Sài Gòn. Vỏn vẹn trong vòng mười ngày ngắn ngủi, cả một giải giang sơn đổi chủ. Dẫu vậy, những thành quả của Kim chẳng phải “chìm nhanh vào sự lãng quên không để lại một dấu vết” (Ibid.) Ở phân tích cuối cùng, ít nữa cho tới chuyến đi Bắc Kinh và Mat-scơ-va năm 1950 bí mật cầu viện khối tân QTCS, Hồ là người thụ hưởng chính, trong số những việc khác, sự thành tựu của Kim trong “giai đoạn cách mạng dân tộc tư sản,” bước đầu tiên của cuộc phiêu lưu vô định từ một hành tinh nửa phong kiến, nửa thực dân đã chết, tới một xã hội công hữu nguyên thủy chưa ai được tri nghiệm, và có thể chẳng bao giờ có khả năng chào đời.
-
Vũ Ngự Chiêu, Ph.D., J.D.
© 2010, Copyright by Chieu N. Vu & Van Hoa Publishing.
All Rights Reserved.
(Xem tiếp phần 4)