- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Hứa Hẹn Núi

07 Tháng Mười Hai 200812:00 SA(Xem: 113044)

* Một người đứng trên đỉnh núi lửa

Hét ầm về dân tộc?

 

đúc lòng thú dữ. Tôi ngậm ngày

giọt vuông ứa nóng vạn độ / cắt nhìn dân tộc móc nhau đu đưa

tuần hoàn não bộ xưng mẹ toàn cầu

ngôi nhà nổ tách từng cái miệng linh vị bay đến đỉnh cao

tôi bốc câu chú giải nguyền rủa vi trùng tỉa giờ hối hả say.

 

Núi cổ nhọn chẻ bào hình hạt sao xanh

sáng mắt bắt tôi căng thở quả tim nhọn dần

thêu dấu hoa tay ép vòng ngực cao chồi hóa con số cháy

Hai bàn tay núp lửa cầu siêu

Bủa hàng ký tự toán học cho bào thai vô hình đẻ vị thần núi

Tôi xác cây vút trời thẳng nhập linh hồn thức

 

Chúng ta nạn nhân phiêu diệt đi bằng chân dép lá

Tôi đếm mặt nạ bùn xã hội Việt khởi thủy hẹp bó mọi nơi

Bởi dân trì đau tim nuốt lòng dân chủ ý nghĩ về đàn bò xanh ngặm cỏ

tư tưởng tôi nhìn vụng trộm thời gian trước sau

đốt lửa trưng cầu tự do. Hay hang mắt đỏ bầy thủ lĩnh

đứng vững nơi cao bất lực uốn lưỡi

tập đọc âm dáng mặt sư tử già xây tâm sáu cạnh.

 

Tôi ý thức rồi hành lang phận núi bất ổn

Nổi loạn quyền dân chủ bằng mùa động đất

soi phía dưới từng lớp lông lá năng lượng

Núi dồi dào phun nóng dòng kinh nguyệt.

 

sẽ lặn

Lặng khẽ mật tôi đọc chú rung dọc khớp xương. Sau lưng dân tộc.

Tôi ủ bóng yên mình với vì sao chín

 

Tôi ám tiếng chó tru dai ám vùng đất chuyển động vì giận dữ

Éo lên mái mèo đen dạ mùa thác dục

Bới chân lý khóc ứng chúng mình chia ra giới hạn chia cắt

hình tam giác bay lên năm cây que đỏ hoe

Núi nghiệm chính mình đường đi thẳng của Núi

 Núi biết mình là đám lá âm hộ nở sinh màu búp sen lùa

dáng thiếu nữ khỏa thân mùa nhấp nhô với sợi dây lửa

Đất nước đợi dương vật đốm sinh.

 

Tôi mảnh vỡ cho niềm dũng cảm theo hình giấy

Bức tường điểm nối tam giác đi vòng khắp năm châu

câu thơ ốm quát bồng giấc mơ tôi lực tình người rượt đuổi

Tôi nhảy bất lực tuổi trẻ tôi trắng phết từng màu

 thấy mọi điều thối tha:

dương vật và âm hộ to cao khắc âm dương buổi bình minh trốn tìm?

tuyên ngôn nơi bình yên. Tôi có cánh gió bay không sợ núi giận

Ngay bây giờ: Tôi không ý thức tôn giáo

Chỉ tôn chỉ đôi cánh núi uống dòng sữa tuyến vú núi trào lửa 

nhân duyên sự khai sinh.

 

Huỳnh Lê Nhật Tấn

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
25 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 98821)
Chồng tôi hành nghề kỳ quặc: Kiểm tra trí nhớ của con người. Lấy anh tôi mới khám phá, anh thường xuyên theo dõi những giấc mơ của mình. "Em có thai phải không?" Sau tháng đầu tiên Công đã dọ hỏi. Tôi lắc đầu tươi tỉnh. Giấc mơ đêm khuya còn sáng hồng bụ bẫm bắp chân hài nhi. Tôi biết chắc tôi chưa có mang, nhưng làm sao Công biết tôi đã nằm mơ thấy đứa trẻ? Sáu tháng hạnh phúc trôi qua như gió hắt mặt hồ.
24 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 32248)
Đến nay người mình thấy Tây học rực rỡ mà cái học của ta khi xưa mập mờ không rõ, sách vở không có mấy, liền cho cái học của ta không có gì. Đó là một điều mà các học giả trong nước nên chú ý mà xét cho kỹ, đừng để cái hình thức bề ngoài làm hại mất cái cốt yếu bề trong. Nho Giáo tuy không gây thành được cái văn minh vật chất như Tây học, nhưng vẫn có cái đặc tính đào tạo ra được cái nhân cách, có phẩm giá tôn quí.
23 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 110661)
Tin từ quê hương cho biết tin vui cuối cùng nguyên văn, “các vị lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế và Thành phố Huế đã hứa cấp... khoảng một ngàn mét vuông đất để xây dựng Khu lưu niệm” Trịnh Công Sơn. Tin cũng cho biết Nhà Nước, cũng như thân nhân Trịnh Công Sơn, không dính líu gì đến việc xây dựng và nội dung trưng bày khu lưu niệm này.
23 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 128066)
Ngủ đi nhé à ơi, cái sâu làm tổ, cái bọ đi chùa, chuồn chuồn thì bơi (Tặng Kiên và sự điên rồ của đêm)
31 Tháng Mười 200712:00 SA(Xem: 84039)
... lịch sử Việt Nam, dưới mắt nhiều học giả thế giới, chỉ là một thứ câu chuyện thêm thắt vào [anecdotes] chính sách và sự can thiệp của các cường quốc như Mỹ, Nga, Trung Hoa, Pháp, Bri-tên, Nhật, v.. v... Người Việt cũng có lý do riêng để không muốn thấy có một tiểu sử chính xác về Diệm, từ chính trị, tôn giáo, tới ý thức hệ. Nên chẳng ngạc nhiên khi khối văn chương hiện hữu về họ Ngô hay Đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa tràn ngập những lời “cung văn” hoặc “đào mộ,” bất chấp sự thực... Bài viết này nhằm điền vào khoảng trống nói trên.