- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Lũ Ngu

09 Tháng Mười Một 200812:00 SA(Xem: 49489)
w-hopluu101-215_0_116x300_1(Tặng Nguyễn Toàn và những người bạn của tôi )

Có say đâu mà, tôi chưa say mà, đã say đâu mà… Bạn tôi nghi oan tôi đã say, tôi đã say, thấy tôi từ xa tới đây chưa có say, chưa có say, nói ngay rằng tôi đã say… biết đâu rằng tôi đã say vì người tôi yêu mến…

Rồi tôi biết những năm tháng này sẽ không bao giờ trở lại, cũng như bao nhiêu nỗi vuồn, niềm vui, trăn trở của biết bao người sẽ không bao giờ lặp lại. Cuối tháng 6 trời xanh ngằn ngặt. Đầu tháng 7, cái oi vẫn hành hạ từng đêm. Họ hát những ca khúc vàng một màu buồn bã như thể chuẩn bị cho phút chia tay. Từng nốt ghita rung lên bần bật trong đêm.

Nguyễn Toàn rầu rầu cầm chén rượu, tự rót, tự uống. Ông sẽ còn cầm cây đàn nhiều đêm nữa trong suốt cả cuộc đời mình, nhưng người nghe sẽ chẳng còn là những đứa bé mới nứt mắt đã cố gắng ôm lấy tủi hờn buồn phiền khác nhau như bây giờ. Trong veo quá. Đôi khi ông vẫn không hiểu. Là chúng cố ra vẻ ngây thơ hay quả thực chúng là như thế, chưa đủ từng trải để chiêm nghiệm cuộc sống, nên chúng nhìn cuộc đời qua con mắt ấy, vừa vị tha, vừa dau đáu, vừa hơi một chút tự mãn, kiêu kì. Ngu xuẩn. Không hiểu vì sao chúng tự trao cho mình cái trách nhiệm lý giải cuộc đời này. Ông cũng không biết nữa, trong cuộc đời này ông là gì? Có nghĩa lý gì đâu số kiếp một con người, chỉ là làn gió mỏng manh mang theo một mùi vị nào đó, rồi phút nào đấy sẽ biến mất. Làn gió phảng phất… Ông đã từng cố hiểu cuộc đời, cố từng vị tha, nhưng than ôi! Chỉ có điều ông biết, là ông quý mến chúng, ông trân trọng từng biểu hiện dẫu có man di của chúng.

- Chiếc lá cuối cùng đi Nguyễn Toàn.

- Đừng, bài đấy nên hát sau cùng. Giờ là lúc của… nhớ anh nhiều nhưng chẳng nói…

- Không tên số mười mới phải hát sau.

Phải chăng ông đã có lỗi khi gảy cho chúng nghe những khúc ca mang quá nhiều nỗi niềm như thế. Chúng - bọn trẻ ấy đã tự ướm nỗi sầu bi trong bài hát thành tâm trạng riêng mình. Chúng đúng là đáng thương.

- Có bài hát này mà lâu rồi chưa nghe ai hát lại. Có thể cũng chẳng mấy người còn nhớ…

Nguyễn Toàn lên tiếng, ông đưa tay vuốt nhẹ lên dây đàn. Âm trầm đục của thanh cuối gìm lại giọt nước mắt vội của V, nó thảng thốt nhớ ra thanh âm xưa cũ đó, bật lưỡi hát theo.

"Thương hoài, ôi ngàn năm còn mãi… đá mòn mà tình có mòn đâu… trọn đời là tình cuối người ơi… suốt đời em hẹn thề lứa đôi…"

Tình cuối, biết đến bao giờ mới là tình cuối đây? Ông không biết và cũng không ai biết nữa. Những mối tình đến rồi đi không báo trước, chỉ có kỉ niệm và nỗi đau là ở lại. Cười, có bật cười thành tiếng hay nuốt lệ vào lòng cũng vậy thôi. Cũng muốn ngửa mặt lên xả ra một tràng đầy khả ố, thế mà chỉ bật dược ra tiếng nức nở. Là xót xa, đau đớn bấy…

 

V nấc. Hình như nó gần say rồi. Khi say, nếu không quậy, không phá thì lăn ra ngủ, còn nó… Ông chợt giật mình, hình như lâu lắm rồi không còn thấy nó say. Khi con người ta quá buồn mà không say nổi thì sẽ là gì…? Than ôi! Giá mà có thể bật khóc dễ dàng.

- Nguyễn Toàn ơi, đánh bài "Bên đời hiu quạnh đi". Rồi một ngày kia khăn gói đi xa…

- Hiu quạnh quái gì, đời đông nghẹt người.

- Thế về Xó núi sống với em nhá, cho nó tĩnh…

 

Ông cũng không thể hiểu nổi mình tại sao lại muốn gần gụi chúng nhiều đến như thế. Có lẽ ở bên chúng ông cảm thấy an toàn và thanh tẩy. V, L, C, M, 4 đứa, mỗi đứa trẻ con và trưởng thành theo một kiểu. Chúng đôi khi gần gụi đến coi ông là bạn, một người bạn vong niên. Bạn. Hahaha… Đời ông có biết bao là bạn, nhiều người ông còn không nhớ nữa. Ông vô tình tưởng tượng tới tương lai của chúng. Liệu có tốt đẹp gì không? Liệu ông trời có ý đồ gì khi đặt chúng vào trong ngôi trường này, khiến chúng gặp biết bao kẻ khốn nạn, thấy bao chuyện đểu cáng, bao sự thật mà chưa chắc chúng đã ngộ được phần bí mật hiển hiện bên trong. Ông trầm ngâm. Rồi cuộc đời chúng sẽ thế nào? Chắc cũng chẳng thể sung sướng nổi. Ông muốn được nhìn thấy những ngày về sau đó. Bất chợt, ông nghĩ đến ngày cuối cùng của đời mình, liệu còn có thể đánh đàn và nói huyên thuyên được bao lâu nữa? Nâng chén rượu lên, đặt cốc không xuống, men nồng bay tán loạn, hơi cay không chủ ý mà dâng lên nghèn nghẹn. Mí mắt ông tựa như trĩu xuống vậy.

Nguyễn Toàn ơi! Đất Tây Nguyên có rộng không, lòng Tây Nguyên có rộng không?

Câu nói này ăn sâu vào trí nhớ Nguyễn Toàn như một vết rách cứ bị chà xát mãi. Vì nó, ông đã yêu một người, và cũng vì nó mà ông nhọc nhằn mãi.

- Nguyễn Toàn ơi! L… tặng Nguyễn Toàn bài thơ này nhé:

"Anh đem đau khổ cả đời

Che em mỏng mảnh không lời yêu thương

Nước mắt nhẹ như giọt sương

Sao em cứ khóc cho vương ráng chiều…"

- Liệu đã đủ say chưa L… Nếu lúc nào đó say mèn vì cuộc đời này rồi thì vùng cao nguyên ấy có thể giúp L… thanh tẩy đấy.

- Khốn nạn. Nếu đời này làm tôi say được thì còn bỏ đi làm quái gì.

- Nó say thật rồi. Ha ha ha…

- Câm mồm mày lại V… ạ. Nhục đéo chịu được mà còn lảm nhảm.

- Có thế mà đã nhục à. Còn khướt.

- Bao giờ nó lôi lên giường tụt mẹ nó hết đồ ra mới đủ nhục hẳn.

- Sao em nói ghê vậy C…

- Nói thế mà bà ấy có bảnh mắt ra đâu. Già mòn vẹt, nhão nhoẹt rồi mà vẫn còn tí tởn. Giai nó chỉ thích sờ chứ có yêu đéo đấy. Tưởng bở cho lắm vào.

 

Chúng khắc khẩu, ông biết thế. Và lúc ấy thì chỉ còn một cách. Một cách duy nhất, cái điều duy nhất mà biết bao năm về trước gã Vũ Thành An đã vì nó mà còn sống được. Này đây.

Đời một người con gái, ước mơ đã nhiều trời cho không được mấy, đến khi lấy chồng chỉ còn mối tình mang theo. Thôi, xin em đừng khóc than, rồi ngày tháng qua di… Thôi cuộc tình có ra gì, không còn gì nữa… khóc mà chi…

L… bật khóc. Lần đầu tiên ông nghe nó khóc là khi đã say mèn, nó khóc và lảm nhảm về mối tình đầu đời. Bây giờ đã mối tình thứ ba mà nó vẫn còn khóc. Khóc nhưng thôi không còn lảm nhảm. Hoá ra ai cũng thay đổi cả.

- Khóc đéo gì. Thằng hay như vậy mà không biết giữ, để nó đi mất. Già kén kẹn hom.

- Mày thì hiểu gì chứ. Phải đó mà không phải đó. Tao với nó có cố cũng chẳng đến đâu.

- Nhiễu. Nó chiều như mẹ nó mà vẫn nũng nịu. Chết bố mày đi. Giờ thì trắng mắt ra nhé.

Nguyên nhân gì khiến L… phải bỏ người yêu? Chuyện này thì ông không thể hiểu. Cái nguyên cớ đẹp đẽ gì khiến cho họ phải bỏ nhau khi biểu diễn cho cả thiên hạ thấy một mối tình quyến luyến, sâu đậm như vậy. Ờ thì đã sao. Hãy cứ yêu tha thiết rồi lấm chìm trong đau khổ đi, để rồi lòng thêm một chút con người.

 

Yêu đi, trên đời này chán vạn người không biết yêu đấy. Ông cần biết làm gì cái nguyên nhân chán ngán ấy, biết để coi thường thêm một con nguời nữa hay sao. Khóc đấy, cười đấy rồi lại ngẩn ngơ đấy. Đắm đuối đấy, tuyệt vọng đấy để rồi chúng lại điên cuồng lao vào tình yêu mới như những con thiêu thân lao vào thứ ánh sáng phù hoa nhưng giả dối. Chúng đang ngồi đây nhưng mỗi đứa đeo đuổi theo những luồng suy nghĩ khác nhau. Chính ông cũng vậy thôi. Ai mà chẳng có trăm điều lo lắng.

- Nguyễn Toàn, Nguyễn Toàn à! Đừng đau khổ vì một người không đáng.

Đáng hay không đáng. Biết bao lần ông đặt ra câu hỏi ấy, bao lần tự phân thành hai người chỉ để xem có đáng hay không. Ông không thể quỳ xuống duới ánh trăng như một chàng trai đôi mươi mà nức nở rằng: thượng đế tôi ơi, xin người chỉ lối. Ông đã ở cái tuổi tứ thập nhi bất hoặc, mà bất hoặc nghĩa là phải phân vân một mình. Hỏi ai bây giờ? Hỏi để người ta cười vào mặt mình ư? Mà còn gì nhục hơn bị kẻ kém tuổi cười vào cái sự bất hoặc của mình. Nhưng im lặng thì ông không chịu được. Ông quá yếu đuối để có thể chịu đựng một mình. Rồi cũng chỉ có cây đàn này thôi, khi chén rượu cạn môi, trái tim đột nhiên nhẹ thênh những giai âm không lời, những thổn thức, tiếc nuối, hờn ghen, nghi ngờ, và yêu đến đau đáu.

- "…Còn nhớ tên nhau, xin gọi trong giấc mộng, còn chút thương yêu xin đưa vào dư âm…"

- Bỏ đi thôi, Nguyễn Toàn ơi! Lưu luyến làm gì.

- Lo cái thân mày đi đã. Gọi điện chửi cho nó một trận, chứ để nó im thin thít và lặn mất tăm như thế à…

- Con này nó có dớp bị giai bỏ của chạy giữa đàng rồi.

- Đời là cái đinh. Tình là cái que. Người yêu là con lợn què. Loe ngoe là tao đập chết.

- M… cái thứ triết lý 3 xu của mày vẫn là hay nhất.

 

5 con người ngồi dưới ánh trăng tròn vành vạnh đeo đuổi theo những khuất nẻo khác nhau ở cái cõi nhân gian đa truân ấy. Dây đàn ngân rung, trà lạt, rượu nhạt, nước mắt cũng nhạt nhẽo theo, ngọn nến chỉ còn lay lắt cháy, căn phòng nhỏ phả ra cái cảm giác buồn thương bất hoặc.

"Loài sâu hát lên khúc ca cuối cùng, một đời bỏ ngỏ đêm buồn, địa đàng còn in dấu chân, bước mau…"

Giọng N cao vút một khúc nhạc Trịnh vắt vẻo bay giữa hành lang, sau đó tắt lịm. Tiếng hòn đá nào đó bay vèo trong không trung, đập thẳng vào cánh cửa kính trong phòng. Nhà nào đó ở khu ngay đằng sau ký túc xá trường Viết văn Nguyễn Du đang mất ngủ. Chậc, toàn giáo viên có văn hoá cả đấy. 5 cặp mắt quay sang nhìn nhau. Ngọn nến tắt phụt lúc nào. Có chăng là nhìn thấy mấy cái ánh lân tinh trong mắt nhau. Người quái gì, ma cả đấy. 

Phạm Ngọc Lương

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Mười Một 20248:37 CH(Xem: 775)
Tuy Hòa, nơi tôi sống quãng đời thơ ấu, là một thành phố nhỏ hiền hòa nằm sát bờ biển, giống như nàng “Mỹ Nhân Ngư” phơi tấm thân kiều diễm trên bãi cát trắng tinh. Nàng dựa đầu trên núi Chóp Chài, đôi mắt mơ màng nhìn ra biển Đông, nghe gió thổi vi vu qua những bãi thùy dương dày đặc trên bãi biển Đại Lãnh, đầu đội vương miện hình Tháp. Ai từng đi qua Tuy Hòa, nhìn lên Tháp Nhạn đứng hiên ngang trên đỉnh núi, soi mình bên dòng Đà Giang lững lờ trôi, đều ngậm ngùi cho nền văn minh một thời rất huy hoàng của nước Chiêm Thành.
02 Tháng Mười Một 202412:17 SA(Xem: 2586)
Anh Phước là con ông cậu ruột của tôi. Nhà tôi ở kế bên nhà anh. Anh thứ nhất mà cũng là con duy nhất của cậu tôi nên anh em chúng tôi thường gọi anh là anh Hai Phước. / Anh mồ côi cha từ thuở chưa lọt lòng. Anh có tuổi thơ thật “dữ dội”. (Tuổi thơ dữ dội- tên tác phẩm của nhà văn Phùng Quán). Trong tác phẩm, các cậu thiếu niên trẻ tuổi ấy đều có một câu chuyện riêng đầy cảm xúc, những hoàn cảnh éo le không ngờ tới nhưng họ vẫn đối diện bằng tinh thần lạc quan, vui vẻ. Mỗi người có một số phận riêng và tôi nhìn thấy hình ảnh một thế hệ và bóng dáng anh cũng có phần trong đó.
02 Tháng Mười 20245:02 CH(Xem: 3600)
Chồng tôi bị bạo bệnh qua đời được vài năm thì tôi quyết định bán căn nhà cũ và văn phòng địa ốc của anh ấy để dời đi nơi khác, cố quên đi môt dĩ vãng đau thương. Tôi đã quá mệt mỏi với công việc làm ăn mà xưa kia anh ấy luôn gánh vác những phần nặng nhọc nhất. Chồng tôi là một người hiền hòa, hoạt bát rất lo cho vợ con, cho nên sự ra đi của anh ấy đã mang theo không những một chỗ dựa vững chắc cho mẹ con tôi mà cả linh hồn và thể xác của tôi.
02 Tháng Mười 20244:46 CH(Xem: 3799)
Đối với người xa quê, cứ đồng hương là thân nhau rồi, hà huống lại là nhà văn. Thường các nhà văn rất thích gặp nhau, có thể bàn với nhau những dự định sáng tác, động viên nhau khám phá thi pháp mới. Thân hơn nữa, đọc bản thảo của nhau, góp ý để sửa chữa tác phẩm tốt hơn, hay hơn... Tôi viết rất chậm, ba bốn tháng mới viết được một truyện ngắn. Còn Nguyễn Anh thì ngược lại, chỉ vài tháng đã có tiểu thuyết gáy dày như hòn gạch. Bao giờ viết xong anh cũng in ra, đóng thành tập, có bìa giả như một luận văn tiến sĩ, đưa tôi đọc, nhờ góp ý. Tiểu thuyết của anh là loại tình cảm xã hội nên hấp dẫn, tôi đọc một hai bữa là xong mà không thấy quá vất vả. Mới có mấy năm anh đã có hơn năm mươi đầu sách. Tác phẩm ra ào ạt nhưng anh vẫn chưa nổi tiếng trên văn đàn. Trong giới viết lách chẳng mấy người biết đến Nguyễn Anh.
23 Tháng Chín 202412:02 SA(Xem: 3652)
Cây thị tỏa bóng mát thâm u giữa cánh đồng, đón những ngọn gió lồng lộng mát rượi từ phương xa thổi lại, đây là nơi các bác nông dân nghỉ ngơi tránh cái nóng ban trưa, hoặc các khách bộ hành nghỉ chân trên con đường thiên lý mệt mỏi. Đây là nơi lũ trẻ của trường tiểu học cộng đồng Hòa Do thường tụ tập nô đùa trong những ngày nghỉ học.
22 Tháng Chín 202411:17 CH(Xem: 3980)
Chắc bạn cũng có nghe câu chuyện về ông Phó Thủ Tướng Đức gốc Việt, từng là đứa trẻ mồ côi bên Việt Nam. Tôi thật sự cảm động muốn khóc, không phải vì ông là người có tài, đẹp trai, ăn nói khôn ngoan hay làm lớn mà vì nếu cha mẹ nuôi không mang ông về Đức, có thể hôm nay ông cũng đã là kẻ lang thang đầu đường xó chợ ở một nơi nào đó trên đất nước Việt Nam. Bạn tôi muốn kể cho quý vị nghe về một đứa trẻ bụi đời, lang thang đầu đường xó chợ trên đất Hoa Kỳ, nhờ mẹ nuôi Việt Nam mang về chăm sóc, dậy dỗ đã trở nên người hữu dụng.
12 Tháng Chín 20243:39 CH(Xem: 4818)
Lúc ngồi trong xe với Hiệp rồi, anh vẫn còn thắc mắc: “Tôi vẫn không hiểu tại sao ông lại cùng nhận tin Lê mất. Ông đâu có biết hắn là ai.” Hiệp ngồi thẳng người, chăm chú nhìn ra phía trước. Gương mặt hắn bình thản như một ngày biển lặng. Lần chót anh gặp hắn là lúc hai người đang đi ngược phía với nhau trong khuôn viên đại học, vội vã đến lớp cho kịp giờ dạy. Sau hai năm đại dịch, cả hai mới gặp lại nhau, tay bắt mặt mừng, hứa hẹn sẽ lại cùng đi uống cà-phê hay ăn phở như ngày trước. Thế mà một năm học đã trôi qua, không ai gọi ai, hẹn hò gì cả. Anh buồn buồn nghĩ, mỗi người ai cũng bận bịu với vợ con, làm gì mà có thì giờ nhàn rỗi để tán dóc với nhau.
12 Tháng Chín 20242:26 CH(Xem: 4504)
Kiều Thu 15 tuổi đang học cấp 2 của một trường trung học cơ sở tại Quy Nhơn trong một vùng quê êm đềm. Nhưng chữ nghĩa và sách vở càng ngày không mấy hấp dẫn cô nàng đang tuổi dậy thì. 16 tuổi, Kiều Thu gặp Hải có biệt danh là “Hải đại bàng”. Thế là những cuộc picnic, vui chơi với bạn bè hấp dẫn nàng hơn, nàng bắt đầu biết thế nào ăn chơi, những điều mới lạ với những cuộc vui không chỉ giới hạn trong Thành Phố ven biển mà tiến xa hơn. Kiều Thu quyết định nghỉ học vào năm 17 tuổi bắt đầu sống chung với Hải đại bàng.
18 Tháng Tám 20242:40 SA(Xem: 5405)
Thu Yến sinh ra trong một gia đình công chức bình thường ở nông thôn thuộc một xã miền Tây Nam Bộ. Ba má Yến là nhân viên văn phòng tại một đợn vị sản xuất và phân phối vật tư nông nghiệp vùng ven Tây Đô. Nhà có ba chị em. Chị Hai là Thu Miên hơn Thu Yến ba tuổi nhưng bị khiếm khuyết, chậm phát triển bẩm sinh nên không đi học được chỉ quanh quẩn ở nhà với em. Đứa em trai út cũng bị khiếm khuyết về thể trạng, thường xuyên bị động kinh nên cũng chậm lớn không đi học được. Như vậy trong ba đứa con, chỉ có Thu Yến là xinh xắn, thông minh. Vì thế Yến là niềm kỳ vọng duy nhất của ba mẹ có thể ăn học nên người sau này phụ giúp ba mẹ nuôi chị và em, chăm lo gia đình.
15 Tháng Tám 202412:35 SA(Xem: 5608)
Những khối gạch đá đen trùi trũi trong ánh trăng lu chìm giữa những đám mây nặng trĩu đè lên thành Kim Lăng (Nam Kinh). Tiếng quạ kêu thảng thốt. Trong Viện Thái y, hơn chục viên Ngự y chắp tay cúi đầu vẻ ăn năn biết lỗi, xếp hàng trước viên Tổng quản của Hồng Vũ đế đang cao giọng: - Các vị Ngự y! Hoàng đế rất tức giận, và hoàn toàn thất vọng về các vị! Được hưởng ân huệ của triều đình không ít, nhưng đã mấy tuần trăng rồi, tính mạng vàng ngọc của Vương phi trao cho các vị, các vị đã làm được gì? Hơi thở của Vương phi ngày một mỏng manh như sợi cước…