- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Người Vác Chõng Tre

26 Tháng Mười 200812:00 SA(Xem: 45487)

Trong ký ức tôi, miền quê đẹp nhất trong đời có lẽ ở một nơi nào đó thuộc làng Thanh Quít ( Quảng Nam ). Tôi gọi có lẽ, vì thực tình, nếu giờ đây trở lại, tôi khó biết được bằng cách nào định hướng cho chính xác; chỉ nhớ rằng, vào thời điểm ấy, Quỳnh bảo tôi : " Qua khỏi Vĩnh Điện một khúc, gọi xe dừng lại, tụi mình đi bộ một chặp là đến làng ".

Bấy giờ, khoảng cuối thập niên 60, quãng đường này đã là một điểm hoạt động thường xuyên của quân du kích với các vụ bắn tỉa và đánh mìn vào các đoàn xe quân sự khi ngang qua. Vậy mà, cùng với Quỳnh về quê, tôi thấy an tâm và thanh bình lạ.

Năm ấy, Quỳnh học đệ ngũ, tôi mới vào đệ thất. Chúng tôi gặp nhau ở một xóm nhỏ trên đường Cửa Đại, Hội An – nơi khá đông những người học trò từ các miền quê đến ở trọ khi bước vào bậc trung học. Quỳnh là cháu họ của bà Hai Thơ nấu xôi, sát hè nhà tôi. Mỗi ngày, Quỳnh thường dậy sớm phụ giúp việc nấu xôi, rồi luôn tiện ới sang đánh thức tôi cùng đi học. Mỗi tối, tôi cũng thường chạy sang ngồi bên ngon đèn dầu của bà Hai Thơ để nhờ Quỳnh chỉ bảo những bài tập Toán, Pháp văn… Quỳnh kể, ở quê Quỳnh người dân rất giỏi nghề đan vót, nên mỗi lần về quê, Qùynh thường dành thời gian làm một chiếc chõng tre, rồi vác chiếc chõng đó xuống phố bán để thêm tiền lo việc học. Tôi hỏi Quỳnh, có biết đan lồng chim không? Quỳnh bảo cái đó dễ nhất (!).Thế là đến kỳ nghỉ hè, tôi cùng theo Quỳnh về quê…

Hầu như nơi làng quê Thanh Quýt, nhà nhà đều là người bà con họ hàng của Quỳnh, nên nơi nào tôi cũng gặp gỡ những nụ cười chân chất gọi mời, thăm hỏi. Chúng tôi tha hồ leo trèo lên các lùm cây để nghịch phá những quả chín thơm ngon. Hết những trò đùa nghịch, chiều đến, chúng tôi cởi quần áo nhảy xuống vẫy vùng trên một dòng sông xanh ngát vắt ngang qua làng. Tôi quên mất không nhắc đến chuyện lồng chim, nhưng có lần cũng thấy Quỳnh soạn tre ra sân ngồi vót, chẻ…

Quỳnh nói, mỗi lần ngồi vót tre là Quỳnh cứ bị quên hết mọi thứ , y như câu chuyện Phạm Ngũ Lão ngồi đan sọt . Một lần, trong một cuộc đổ bộ hành quân càn quét của quân đội cộng hoà, hầu hết mọi người trong làng đều lẩn tránh ẩn nấp, Quỳnh vẫn chẳng hay. Những người lính quần áo rằn ri, súng ống lăm lăm đổ ập trước sân nhà Quỳnh. Viên chỉ huy sau một hồi ngạc nhiên, đến ngồi gần Quỳnh nhìn vào bảng tên thêu trên áo hỏi :

- Cậu là học sinh dưới Hội An à? Tôi đã đi khắp nhiều làng quê, lần đầu tiên mới thấy một thanh niên mặc đồ học sinh ngồi chẻ tre thế này. Cậu lo mà ra đường đón xe trở lại trường học. Sắp đánh nhau rồi…

***

Sau mùa hè đó, tôi và Quỳnh trở lại xóm Cửa Đại tiếp tục cuộc sống học trọ như xưa. Lúc này thì cuộc chiến đã ngày một khốc liệt hơn. Chặng đường lộ Hội An –Đà Nẵng có những lúc ách tắt, bởi những cuộc giao tranh, hoặc phải thường xuyên gặp các đoạn tăng- bo để rà mìn. Có lẽ vì vậy, Quỳnh cũng ít về quê hơn xưa.

Bỗng một lần, dường như sau Tết âm lịch, Quỳnh lại về quê trở lại và vẫn vác chiếc chõng tre ra chợ bán. Cầm khoản tiền trong tay, Quỳnh rủ tôi đi khắp phố, rồi lại dạo chơi ở bờ sông. Lúc này, thường xuyên mỗi chiều từ bên bờ sông phố Hội nhìn sang những làng mạc không xa xôi lắm đã dễ dàng thấy các chuyến phi cơ ném bom oanh tạc làm bay tung những mái tranh trong làn khói mịt mù… Tự nhiên, tôi thấy Quỳnh cúi mặt buồn hiu. Quỳnh đặt vào tay tôi một cây bút máy nắp mạ vàng, có khắc chữ ký và nói:

- Bây giờ làng Quỳnh cũng bị ném bom tan nát hết rồi. Quỳnh phải đi. Tặng Sáng cây bút máy để làm kỷ niệm. Nhớ gắng học nghe...

Lúc âý, tôi cảm nhận mơ hồ một điều : Qùynh đi luôn (!)

Khi trưởng thành hơn, tôi đoán nghĩ hai giả thiết : Một là Quỳnh về quê, vào chiến khu, có thể ra miền Bắc. Hai là Quỳnh bị bắt lính, có thể trở thành lao công đào binh. Đến nhiều năm sau, bao lần dò hỏi tin tức từ bà Hai Thơ và người quen biết, tôi vẫn không hề biết được Quỳnh đã đi đâu? làm gì ? sống chết ra sao?

Từ sau 1975 đến suốt những ngày này, nỗi trăn trở ấy vẫn thường xuyên trở lại cùng tôi mỗi lần gặp một ký ức tình cờ...

***

Một buổi sáng, ngồi tán gẫu cùng bạn bè ở một quán cà phê, bỗng tôi nhìn thấy trên hè phố một gã đàn ông quê mùa, một tay vác chiếc chõng tre, một tay cầm khăn lau lùa những giọt mồ hôi trên mặt. Dường như gã phân vân tìm hướng giữa ngả tư đường, rồi lại nép vào một hiên nhà bỏ chiếc chõng xuống ngồi nghỉ. Một hình ảnh mộc mạc khá lạ và bất ngờ. Bởi ngày nay, những làng nghề ở các miền quê đã phát triển việc kinh doanh theo hướng công nghiệp, đâu mấy ai chịu lặn lội đến phố phường để bán một chiếc chõng tre. Không kìm được cảm xúc, tôi kể vồ vập những kỷ niệm về Quỳnh với nhóm bạn. Một đứa nói :

- Có thể viết thành truyện ngắn đấy (!).

Một đứa khác :

- Nhưng ông phải hư cấu thêm. Chẳng hạn sau thời gian tìm kiếm, ông đã gặp được một người tên Quỳnh. Người này đang ở một cương vị lãnh đạo rất bận rộn. Nhắc kỷ niệm, người này vẫn không nhớ. Ông đưa ra cây bút mạ vàng có khắc chữ ký tên Quỳnh, người này bảo, chưa từng nhìn thấy...

Tôi lắc đầu, không muốn một kết cục " ác" như thế.

Tôi chợt buộc miệng:

- Hoặc có khi là...

Ngay lúc ấy, gã đàn ông quê mùa cũng vừa đứng dậy vác chiếc chõng tre vội vã băng qua đường.

Thoắt chốc, cái dáng lênh đênh của gã biến mất thật nhanh trong dòng người xuôi ngược, trước khi để lại lòng tôi một vệt nhói đau về một cảm giác rất thân quen..../.

 

TRẦN TRUNG SÁNG

Đà Nẵng, Việt Nam

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
14 Tháng Tư 202411:02 SA(Xem: 598)
- “Chiều nay chị nhớ về thăm mẹ, chị vắng năm mười ngày lại nhắc. Hổm rày, cứ mỗi chiều là mẹ ra đứng ngõ sau, dáng như chờ đợi ai!”. Chị em cô Hai tình cờ gặp nhau trên bến sông, lúc cô đang bưng rổ cá từ thuyền lên bờ. Thoáng nghe em trai nhắc nhở về mẹ, tay cô trĩu nặng và lòng nhói lên nỗi niềm sâu kín, lặng nhìn một hồi lâu về bên kia sông, nơi có tuổi thơ cô và với bao người sướng vui buồn khổ đến rồi lại đi như dòng nước lớn ròng của dòng sông quê mẹ. Càng có tuổi người ta có nhiều hồi ức về thời xa xưa, có khi sống với nó hàng giờ như kẻ mộng du.
10 Tháng Tư 20248:36 SA(Xem: 1282)
Buổi tối, Ngạc trở về sau bữa tiệc sinh nhật của người bạn. Ngạc nghĩ tới cô gái Mỹ tóc bạch kim, được tụi Ngạc hùn tiền mướn về để "surprise" Eric. Ngạc nhớ đôi mắt Eric bừng lên ngạc nhiên, cùng dáng điệu lính quýnh khi người con gái gì đầu hắn xuống vùng ngực lồ lộ như hỏa diệm sơn. Cặp chân dài của cô xoắn vào người Eric, bốc lửa. Dư âm của tiếng cười nói, của những nhịp pháo tay rập rình theo theo điệu vũ uốn éo của cô gái khỏa thân vẫn còn theo Ngạc trên đường về.
13 Tháng Hai 202411:02 CH(Xem: 2694)
Đã gần đến Tết. Trời vẫn rét căm căm nhưng có lẽ mùa đông năm nay Seattle không có tuyết. Nhiều năm giờ này băng giá đã phủ kín các cành cây khẳng khiu trụi lá. Toàn cảnh như một cánh rừng bằng pha lê lóng lánh, trông đẹp như trong cảnh thần tiên, nhưng bước ra ngoài trên mặt đất giá băng lại rất nguy hiểm. Trượt té gẫy xương là chuyện thường.
13 Tháng Hai 202410:35 CH(Xem: 2190)
Chuyện Huân có nhiều người yêu thì cả thị xã, quần chúng nhân dân các giới đều biết chứ chẳng cứ gì đám con gái trẻ. Bọn này thực ra cũng đang mắt liên mày láo tia lấy một anh chàng nào đó làm chồng cho xứng đáng cái tấm thân ngà ngọc bố mẹ ban cho. “Lấy chồng cho xứng tấm chồng/ bõ công trang điểm má hồng răng đen”, lời các cụ dạy cấm có sai. Xưa không sai đã đành, nay cũng vẫn đúng nguyên. Nên nói một cách sòng phẳng, hình như Huân bị đám con gái ấy nó chủ động đưa vào lưới tình...
08 Tháng Hai 20242:46 SA(Xem: 2056)
Đôi tình nhân đã có một thời 20 hoặc 30 năm… / Họ, dường như khó hoặc là (!)nhận ra nhau. / “Xin lỗi cô, tôi không cố ý!” / Sự gặp nhau trên bãi tắm . Họ đang bơi và vô tình va chạm nhau.
17 Tháng Giêng 20243:42 CH(Xem: 4149)
“Thế là Tết 1999, lần đầu tiên tôi được bước vào ngôi nhà mà tôi không biết rằng sau này tôi sẽ thường xuyên tới. Mang tới một bó hoa lớn, cầm tờ ghi địa chỉ trong tay, tôi mò mẫm tìm. Khác hẳn suy nghĩ của tôi, ngôi nhà khá rộng rãi, khang trang, lại mang hơi hướng Tây hóa. Thấy tôi, mọi người ai cũng vui vẻ tiếp đón. Trùng hợp là Tết năm đó có cả em dâu cùng cháu trai bên Đức cũng về Việt Nam thăm họ hàng. Chúng tôi nói chuyện, hỏi han về cuộc sống, những vấn đề vấp phải trong xã hội, và kết thúc bằng tiết mục karaoke tại nhà để chào đón một năm mới đầy niềm vui, thành đạt hơn. Ngày hôm đó qua đi nhanh đến nỗi mà tôi gần như không còn nhớ gì đến nó.” (Phạm Ngọc Lương)
22 Tháng Mười Hai 202311:56 SA(Xem: 4231)
Tôi sống như một kẻ không nhà, lang thang suốt dãi đất miền Trung, một bóng trắng mỏi mòn những ngọn đồi trọc, nhọc nhằn vàng những đụn cát hoang sơ, lặng lẽ giữa phố xá ồn ào. Thuở đó, Giáng Sinh vẫn rất lặng lẽ… Đêm Giáng Sinh năm ấy, tôi từ Sài Gòn trở về, xe khách hỏng máy ở rừng cao su thuộc địa phận Đồng Nai( một chuyện rất thường xảy ra). Hành khách bước xuống, những khuôn mặt mệt mỏi, những bộ quần áo nhàu nát. Đa số là những người tha hương kiếm sống, có một số sạch sẽ hơn là những con buôn, và con buôn lúc ấy đều là buôn lậu, cuộc mưu sinh đã làm cho họ trở thành những kẻ gian manh và lì lợm. Hành khách ngửa nghiêng vệ cỏ ven đường lấy những nắm cơm, bắp ngô, khoai lang, trứng luộc ra ăn một cách ngon lành, có một số rải rác vào các quán tranh.
19 Tháng Mười Hai 202311:30 CH(Xem: 3430)
Tuổi 17 của tôi qua lâu rồi. Thuở tôi 17, mọi thứ thật đáng yêu, chuyện tình thôi âm thầm không hứa hẹn trong cái nghéo tay tráo trở ở tuổi 13, vác trên vai chiếc cung lửa, tôi săn mọi cô gái mình ưng ý, đường tên ngọt sớt, giương cung là trúng tử huyệt, có lúc tôi nhắm trượt, phải đặt bẫy, náu mình, bắn hụt, mất cả giỏ tên, bỏ cuộc rồi tiếp tục, cứ thế, tôi mải mê trong cánh rừng say, trái tim tử thương đã bao lần vẫn run rẩy vì tình.
24 Tháng Mười 202311:00 CH(Xem: 5252)
Cạn mấy ly rượu mạnh với anh chủ khách sạn Huy Hoàng để xóa đi cái âm khí nặng nề ở nghĩa trang Hàng Dương, tôi loạng choạng trở về phòng, đóng sầm cửa lại, nằm vật ra giường, chìm ngay vào giấc ngủ. Tiếng gõ cửa làm tôi giật mình thức giấc. Cửa mở, cô gái có khuôn mặt trắng hồng, dáng thon thả, tha thướt trong bộ đầm dài bằng lụa màu mỡ gà; từ đôi mắt, hàng chân mày cho đến làn môi đều xinh tươi... / -Cô tìm tôi? /-Dạ, biển đẹp như vầy, anh ngủ làm gì cho phí, đi dạo với tôi nhé. / Chúng tôi tiến ra bờ biển. Gió lồng lộng, mát rượi, sóng biển vỗ bờ cát trắng rì rầm. Ngoài xa ánh đèn các con thuyền đánh cá thao thức, nhấp nháy khôn nguôi.
12 Tháng Chín 20231:30 CH(Xem: 5962)
Kể từ lần đó, chúng tôi quay trở lại và coi quán Eden như điểm hẹn hàng ngày. Thi thoảng, em sẽ đến sớm hơn tôi, vẫn dáng vẻ im lìm nhắm mắt hút thuốc không hề để tâm tới xung quanh ấy. Em thích những bản nhạc thê thiết vẫn nhả lời rầu rĩ ở quán. Lý do mới thật sự đơn giản làm sao.