- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

HOA KỲ CẢNH CÁO NHIỀU NƯỚC KIỂM SOÁT INTERNET

09 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 85301)

 

 humanrights

Tin Hoa Thịnh Đốn - Chính phủ Obama ngày hôm qua cảnh cáo nhiều nước trên thế giới đang gia tăng việc kiểm soát Internet, hạn chế không để công dân nước họ vào được nhiều trang mạng, cùng nhiều phương tiện truyền thông khác, nhằm ngăn không để xảy ra phong trào cách mạng như đang xảy ra ở Trung Đông. Báo cáo nhân quyền hằng năm của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đưa ra hình ảnh đáng quan ngại mà nhiều nước đang bỏ thời gian, tiền bạc trong nỗ lực ngăn chận người dân không tận dụng được những phương tiện truyền thông mới mẻ này.Hơn 40 quốc gia hiện ngăn công dân của họ không vào được Internet, đồng thời thiết lập tường lửa cùng các kỹ thuật nhằm ôhạn chế tự do ngôn luận, và xâm phạm quyền riêng tư của người muốn sử dụng những kỹ thuật tiến hóa mau lẹ này.

Trưng dẫn tập báo cáo dày 7,000 trang, Ngoại Trưởng Hillary Rodham Clinton cho rằng ngăn chận Internet là vi phạm các quyền căn bản về tự do tư tưởng, tụ tập và lập hội.

Bà Clinton nói nhiều nhà hoạt động dân chủ và nhân quyền cùng các blogger nhận thấy e-mail của họ bị xâm nhập hoặc máy điện toán của họ bị gài nhu liệu dọ thám spyware, mà mỗi cú gõ trên bàn phím đều bị theo dõi. Nhiều nhà vận động bị tra tấn buộc phải tiết lộ mật mã của mình, đồng thời khai ra cả những người cộng tác.

Ngoại trưởng Mỹ nêu đích danh một số nước nặng tay nhất với việc sử dụng Internet như Saudi Arabia, Việt Nam, Sudan và Trung Cộng. Saudi Arabia, một đồng minh thân cận của Mỹ nhưng lại chống đối Hoa Kỳ đẩy mạnh việc cải thiện Dân Chủ trong thế giới Ả Rập. Tại quốc gia giàu có này, e-mail và chat room bị theo dõi, các trang mạng về tôn giáo như của Ấn Giáo, Do Thái Giáo và Cơ Đốc Giáo đều bị ngăn chận. Trong thời gian bầu cử, chính quyền Sudan chận các trang mạng giúp theo dõi cuộc bầu cử.

 

Chính quyền Việt Nam phối hợp tấn công nhiều trang mạng quan trọng và theo dõi các blogger chống đối. Trong năm qua Việt Nam đã bắt giữ 25 người, ập vào nhà nhiều người khác, đồng thời tịch thu máy điện toán và điện thoại di động của họ. Chính phủ Trung Cộng là một trong số những nước nhạy cảm nhất đối với mọi dấu hiệu chống đối, kiểm soát chặt chẽ nội dung của Internet, đồng thời bắt giữ người có quan điểm chỉ trích đường lối và chính sách của chính quyền. Tại những nơi khác, vấn đề nặng nề nhất là đàn áp chủng tộc, sắc tộc và tôn giáo thiểu số, kể cả đồng tính luyến ái. Bà Clinton nói Pakistan là nước có vấn đề, vì tội phỉ báng vẫn còn được xem là tội bị xử phạt bằng bản án tử hình, và hai viên chức chính phủ muốn thay đổi luật lệ này đã bị ám sát. Nhiều vụ bạo động quá khích giết hại hàng chục người chỉ vì họ muốn thực hành tôn giáo của mình ở Iraq, Ai Cập và Nigeria, trong khi hồi năm ngoái Iran đã hành quyết 300 người. Tuy nhiên bà Clinton đưa ra tên một số nước có cải tiến hơn về nhân quyền như Colombia, Guinea và Indonesia.

Để giúp những người muốn nói lên tiếng nói của mình, chính quyền Hoa Kỳ tài trợ tài chánh vào việc phát triển kỹ thuật giúp tránh được tường lửa. Để đối phó hành động xâm nhập máy điện toán hoặc trấn áp người chống đối của nhiều nước, chính quyền Hoa Kỳ huấn luyện 5,000 người trên khắp thế giới hầu giúp những người chống đối có thể để lại càng ít dấu vết trên Internet càng tốt.

Kết luận bài tường trình, bà Clinton nói Hoa Kỳ sát cánh với những ai thực hiện quyền căn bản về tự do tư tưởng và tập họp bằng đường lối ôn hòa, dù dưới bất cứ hình thức nào.

SBTN

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
05 Tháng Hai 201412:00 SA(Xem: 29877)
D ựa trên truyện ngắn Nước như nước mắt của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, đạo diễn Nguyễn Võ Nghiêm Minh đã dựng thành phim, kết hợp các thể loại của điện ảnh: viễn tưởng, ly kỳ, lãng mạn. Bối cảnh phim vào năm 2030, tình trạng biến đổi khí hậu đã khiến cả vùng ven biển miền Nam chìm trong nước, kèm theo đó là những bi thương trên thân phận con người…
05 Tháng Hai 201412:00 SA(Xem: 31537)
...trò chơi đĩ điếm, gian lận và lừa đảo, làm một thứ vũ nữ chính trị bám quanh cái cột Marx Lê nin để múa cột à ơi ...
01 Tháng Hai 201412:00 SA(Xem: 27916)
N gày 15.3.2006 theo Nghi quyết 60/251 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, một cơ chế với tên gọi The Universal Periodic Review (UPR), tiếng Việt là Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát đã được hình thành. Từ đó, cứ 4 năm rưỡi một lần, Liên Hiệp Quốc thông qua Hội Đồng Nhân Quyền (HĐNQ - Human Rights Council) lại có cuộc kiểm điểm các quốc gia thành viên (thí dụ như Việt Nam) về vấn đề nhân quyền, để xem các nước đó có thi hành đúng các hiệp ước quốc tế mà họ đã ký kết hay không.
13 Tháng Giêng 201412:00 SA(Xem: 30454)
Được tin vui Nhà văn Phạm Ngọc Lương kết duyên cùng Adam Charles Betz, hôn lễ được cử hành vào ngày 12/01/2014 tại Hải Phòng - Việt Nam.
10 Tháng Mười 201312:00 SA(Xem: 44061)
Tin Stockholm - Nhà văn Alice Munro của Canada đã được trao tặng giải thưởng Nobel Văn Chương. Những câu chuyện về tình yêu, bi kịch, tranh giành của phụ nữ tại một thị trấn nhỏ ở Canada đã giúp nhà văn đoạt giải.
14 Tháng Sáu 201312:00 SA(Xem: 53251)
N hà văn Thế Uyên đã qua đời lúc 5 giờ 31 chiều ngày 11 tháng 6 tại tư gia ở Bothell, tiểu bang Washington sau một thời gian dài bị bệnh, thọ 78 tuổi.
30 Tháng Năm 201312:00 SA(Xem: 47260)
Nhận được tin Cụ Phao Lô LÊ ĐÌNH CÁT thân phụ của hoạ sĩ/nhà thơ Lê Thánh Thư đã được Chúa gọi về ngày 29/5/2013 hưởng thọ 85 tuổi.
11 Tháng Mười Hai 201212:00 SA(Xem: 92944)
Cuộc Họp Báo Nhân Ngày Quốc Tế Nhân Quyền - 10/12/2012
19 Tháng Mười 201212:00 SA(Xem: 100249)
Q uyển sách The Trial", "The Castle" và "Amerika" của Kafka đã được xuất bản sau cái chết của ông vào năm 1924, khi Brod, cũng là người viết tiểu sử cho ông Kafka, đã làm ngơ và bác bỏ ý muốn trước khi chết của nhà văn người Do Thái nói tiếng Đức phải đốt hết những công việc chưa xuất bản của ông.
19 Tháng Mười 201212:00 SA(Xem: 101362)
Tin New York – Newsweek hôm 18/10/2012 thông báo cuối năm nay họ sẽ chấm dứt báo in sau 80 năm hoạt động và sẽ chuyển sang báo kỹ thuật số để đương đầu với tình hình kinh doanh báo chí ngày càng khó khăn.