- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Đọc Chân Dung Văn Học Nghệ Thuật & Văn Hoá của Ngô Thế Vinh

15 Tháng Sáu 20222:18 SA(Xem: 10268)
doc chan dung VHNT

 

 

TRẦN THỊ DIỆU TÂM

Đọc Chân Dung Văn Học Nghệ Thuật & Văn Hoá

của Ngô Thế Vinh

 

Nếu ai đã đọc "Chân Dung Văn Học Nghệ Thuật & Văn Hóa", chắc chắn đều bày tỏ sự thán phục đối với tác giả, tôi cũng vậy. Tác giả NTV đã đem tấm lòng thành cùng với nhiệt tâm thu thập dữ liệu về các nhân vật nói tới trong sách, cùng với các hình ảnh ghi dấu cuộc đời bể dâu của họ. Tuồng như tôi thấy họ sống lại thêm một lần nữa. Thật vậy, khi nhìn thấy hình ảnh một nhà văn quen biết ra đi từ lâu, và qua lời kể chuyện của tác giả, tôi xúc động biết bao, tưởng chừng như người ấy vẫn ở đâu đó, chưa một lần vĩnh biệt.

Trước năm 1975, trời cao và đất rộng của miền Nam Việt Nam đào tạo nuôi dưỡng biết bao tâm hồn văn nhân nghệ sĩ, dù sống dưới chế độ chính trị không hoàn hảo như lý tưởng mình mơ ước, nhưng vẫn luôn có một khoảng trời trong xanh cho tự do tư tưởng, tự do diễn đạt điều mình suy nghĩ. Nhờ vậy, ngày hôm nay chúng ta mới có cả một kho tàng văn hóa quý báu giá trị, để tưởng nhớ, để gìn giữ như một nơi chốn tìm về chốn cũ, trong trí tưởng hoài niệm. Vì ai trong chúng ta lại không bồi hồi khi nhớ về một câu chuyện cũ, một trang sách đã đọc, một bài thơ hay đã từng ghi dấu. Nay chừng ấy, bỗng dưng trở lại, trước mắt, như mình gặp lại cố nhân, như mình gặp lại người tình lỡ hẹn.

Hai tuyển tập Chân Dung Văn Hc Nghệ Thuật & Văn Hóa là một công trình đồ sộ, tác giả là một nhà kiến trúc tài năng, lắp đặt những phiến đá óng ánh màu kỷ niệm xây dựng nên một tòa tháp cao nhiều tầng, trong đó mỗi căn phòng là một không gian an trú, cho mỗi một quãng đời, mỗi một tài năng riêng biệt. Không gian ấy lại mở rộng cho khách mời, được xem thấy, thấu hiểu nhiều điều ẩn mật của họ, mà người thường chưa hề biết tới. Tòa bảo tháp này bền vững cùng với thời gian năm tháng, vì được xây dựng trên đá tảng, trên nền móng lịch sử của miền Nam yêu dấu, thấm đẫm máu và nước mắt.

Tuyển tập viết về những văn nhân nghệ sĩ, và những người đã đóng góp không nhỏ vào mục tiêu phát triển xã hội hòa bình nhân bản và tự do, đa số họ không còn khóc cười trên cuộc đời này, "nhng người muôn năm cũ". Nhưng tôi tin rằng hai tập sách này có giá trị "muôn năm mới", luôn luôn mới cho suy tưởng nhìn lại, nhớ lại, và cho thế hệ trẻ Việt Nam đang sống trong một thời đại thường lãng quên quá khứ.

 

Trần Thị DIỆU TÂM                                                                                                  
Paris, 06 / 2022

*Nhà văn Trần Thị Diệu Tâm sinh tại Huế, hiện sống tại Pháp. Tác Phẩm đã xuất bản: Người Về (Nam Á, 1992), Rong Biển (Nam Á, 1997), Phía bên kia mặt trăng (Văn Mới, 2001). Cầu Pont Neuf (Văn Mới, 2008), Những mẩu chuyện đời (Văn Học Press, 2020).

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
27 Tháng Năm 20249:48 SA(Xem: 4508)
Sau hơn hai mươi năm, tác phẩm ra đời, tôi đọc lại cuốn sách và cảm xúc vẫn nguyên vẹn trong tôi như lần đầu tiếp cận với Truyện Khảo Về Huế của tác giả Trần Kiêm Đoàn (Nxb Trẻ tháng 3/ 2000).
19 Tháng Tư 20246:57 SA(Xem: 6069)
Sáng sớm Chủ Nhật, điện thoại gõ nhẹ, nhìn vào messenger thấy dòng chữ nhắn tin từ chú Khánh Trường: “Tập thơ in xong rồi. Ghé lấy nhé.” 30 phút sau tôi ghé nhà, chú chỉ lên kệ sách: “Chỉ mới in 3 cuốn. Cháu cầm 1 cuốn về đọc trước.” Mở trang đầu dưới dòng chữ THƠ KHÁNH TRƯỜNG là hàng chữ “Tặng cháu, Nina Hòa Bình Lê”. Cảm động. Bài viết này xin có lúc được gọi Chú, xưng cháu.
15 Tháng Tư 202410:16 SA(Xem: 4824)
Vòng Tay Học Trò là tác phẩm tiêu biểu của nữ văn sĩ Nguyễn Thị Hoàng, được đăng nhiều kỳ trên tạp chí Bách Khoa năm 1964. Tác phẩm được công chúng nồng nhiệt đón nhận và theo đó cũng hứng nhiều luồng ý kiến khác nhau, càng làm cho tác phẩm nổi tiếng hơn. Chính vì vậy, từ khi xuất hiện, tác phẩm đã gây được tiếng vang lớn, làm xôn xao dư luận trong giới chuyên môn và công chúng độc giả, Hàng chục năm sau, lúc chúng tôi còn nhỏ, chưa đọc tác phẩm đã thuộc tựa đề vì Vòng Tay Học Trò gắn liền với tên tuổi tác giả. Nói đến Nguyễn Thị Hoàng người ta nhớ đến Vòng Tay Học Trò.
07 Tháng Hai 20243:34 SA(Xem: 7796)
Khi tìm đọc văn học chiến tranh (giai đoạn 1954-1975) tôi bắt gặp rất nhiều lần lời giới thiệu ngắn tên tuổi, và các tác phẩm của nhà văn Nguyên Vũ. Kể từ đó, tôi luôn tìm Nguyên Vũ để đọc, song dường như không có tác phẩm nào của ông được đưa lên các trạng mạng, hay các thư viện điện tử. Hôm rồi, thật may mắn, đang nghiền ngẫm về cố nhà văn, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn, tình cờ tôi bắt gặp: Mây Trên Đỉnh Núi, truyện dài gồm 20 chương của Nguyên Vũ. Đây có lẽ là truyện dài đầu tay, và ít được nhắc đến của ông. Cũng định thử một vài trang, rồi lúc nào đó sẽ đọc tiếp, nhưng bập vào tôi không thể dứt ra được, và đọc một mạch ngay nơi làm việc. Sự hấp dẫn, sinh động ấy, không hẳn bởi chỉ nội dung, mà còn do bố cục, nghệ thuật đan xen những tình tiết câu chuyện...
05 Tháng Bảy 20227:53 CH(Xem: 11407)
Truyện Kiều ra đời đã hơn hai thế kỷ của đại thi hào Nguyễn Du đã làm say mê bao trái tim người đọc nhiều thế hệ kể cả trong và ngoài nước. Đã có rất nhiều cây bút phê bình, thưởng lãm hướng đến áng thơ tuyệt tác này. Hãy cùng khám phá tác phẩm vừa mới xuất bản của một nữ lưu xứ Huế – Ninh Giang Thu Cúc – viết về Truyện Kiều có tựa đề Đọc Kiều thương khách viễn phương NXB Văn hóa văn nghệ quý II năm 2019.
18 Tháng Ba 202210:50 CH(Xem: 11200)
Cuốn To Our Grand Children with Love độc đáo ở chỗ là người cầm nó trên tay không phải là một độc giả mà chính là đồng tác giả với hai vị chấp bút: Giáo sư tiến sĩ Nguyễn-Lâm KimOanh và luật sư tiến sĩ Lưu Nguyễn Đạt. Vì thế, đây không phải là một “cuốn sách” theo định nghĩa, hình thức và nội dung thông thường. Tiểu đề của tập sách này cho thấy đây là một “công trình”, một sự hợp tác giữa thế hệ ông bà và thế hệ các cháu, bắt đầu từ ông bà, những người từng sống qua nhiều chặng đường lịch sử và địa lý, muốn kết nối với thế hệ Việt Nam trẻ, sinh trưởng và lớn lên ở Hoa Kỳ.
18 Tháng Ba 20229:06 CH(Xem: 10551)
Tuyển tập II ra mắt vào tháng 2 năm nay, gồm chân dung của 15 văn nghệ sĩ và nhà văn hóa: Nguyễn Tường Bách và Hứa Bảo Liên, Hoàng Tiến Bảo, Tạ Tỵ, Trần Ngọc Ninh, Lê Ngộ Châu, Nguyễn Văn Trung, Dohamide, Lê Ngọc Huệ, Nghiêm Sỹ Tuấn, Đoàn Văn Bá, Mai Chửng, Trần Hoài Thư và Ngọc Yến, Phan Nhật Nam, John Steinbeck cộng thêm phần phụ lục Con đường sách Sài Gòn và Câu chuyện đốt sách.
07 Tháng Ba 202212:49 SA(Xem: 10682)
Tuyển tập II - Chân dung văn học nghệ thuật và văn hóa" là một công trình mới của Nhà văn Ngô Thế Vinh, giới thiệu 15 văn nghệ sĩ và nhà văn hóa thành danh thời trước 1975 ở miền Nam Việt Nam. Những tác phẩm, chân dung và chứng từ trong tuyển tập này minh chứng cho một nền văn nghệ nhân bản, năng động và đột phá đã bị bức tử sau biến cố 30/4/1975. Do đó, tuyển tập là một nguồn tham khảo quý báu về di sản của nền văn nghệ và giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa.
27 Tháng Mười Hai 20217:22 CH(Xem: 12716)
Tôi vẫn có thói quen chờ đợi vào những ngày giờ trước Giáng Sinh. Hồi còn bé ở Sài Gòn, bao giờ thì “điều gì đó” dẫu lớn hay nhỏ cũng đến, khiến lòng mình rộn ràng. Lần cuối cùng tôi biết háo hức chờ đợi là ngày mở bao thiệp giáng sinh chàng gửi với tấm thiệp in hàng chữ: “It’s time for you to make amends....” và chữ ký dưới “Merry Xmas” như một lần nữa xác nhận anh đang “break up” với tôi. Hôm nay, một ngày trước Giáng Sinh, trời mưa dầm dề cả ngày, mở cửa lấy xấp thơ vào nhà mắt vẫn cay khi giục các bao thiệp giáng sinh vào sọt rác, tôi thấy có bao thơ lạ từ xứ lạ. Mở bao bì, bìa tập thơ màu xám trắng như nỗi buồn trong cơn mưa khiến mắt tôi dừng lại ở dòng tựa: Chiều Tình Yêu.
15 Tháng Tám 202110:45 CH(Xem: 15253)
Cuốn thơ song ngữ có tên là “Các Bài Thơ Việt Nam Khó Quên – Unforgettable Vietnamese Poems” của Hương Cau Cao Tân đến với tôi vào những ngày đầu Xuân giữa mùa đại dịch. Sách khá dầy, khoảng 300 trang, trình bầy trang nhã, mỹ thuật, những trang thơ Việt-Anh in song hành dễ dàng đối chiếu. / Sách gồm 100 bài thơ Việt và 100 bài thơ chuyển dịch sang Anh ngữ. Tác giả đã chọn ra 16 nhà thơ nổi tiếng và lựa ra những bài mà tôi chắc rằng nhiều độc giả đã từng ưa thích. Tôi tạm chia các nhà thơ ra từng thời kỳ để dễ cảm nhận những dòng thơ này: Thời kỳ Văn Nôm: Bà Huyện Thanh Quan, Trần Tế Xương. / Thời kỳ Tiền Chiến: Bàng Bá Lân, Đoàn Văn Cừ, Huy Cận, Hàn Mạc Tử, Lưu Trọng Lư, Nguyễn Bính, Nguyễn Nhược Pháp, T.T. Kh., Vũ Đình Liên, Xuân Diệu. / Thời kỳ Kháng chiến: Hữu Loan, Quang Dũng. /Thời kỳ Đất nước chia đôi: Nguyên Sa, Phùng Quán.