- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

L U Â N P H I Ê N (*)

04 Tháng Sáu 201212:00 SA(Xem: 103919)

Văn hóa xã hội

L U Â N P H I Ê N (*)

 

  fh-ns-contentNgày 6 tháng năm 2012, ông François Hollande thuộc Đảng Xã hội (PS, cánh tả) được bầu làm tổng thống nhiệm kì 2012-2017. Và sẽ chánh thức được chuyển quyền thay thế đương kim tổng thống Nicolas Sarkozy thuộc Đảng Liên hiệp Phong trào Bình dân (UMP, cánh hữu) ngày 15 sắp tới. Từ đây tới đó, ông Nicolas Sarkozy vẫn còn là tổng thống, với đầy đủ quyền lực tối cao. Trong thời gian chín mười ngày này, nước Pháp coi như có hai vị tổng thống, một cánh hữu đương nhiệm và một cánh tả sắp chắp chánh.

 Một tình huống không khỏi khiến quần chúng Pháp, và nhứt là giới quan sát trong nước, đặc biệt chăm chú, để mắt xét xem hai vị chánh khách đối lập hành xử (với nhau) như thế nào. Bởi trước đó, kể từ cuối năm ngoái, khi còn là ứng cử viên, họ không ngừng mặt đối mặt luận chiến, cấu xé hơn thiệt, cãi chày cãi cối với nhau. Mà cực điểm là hôm họ đối đầu trực tiếp ngót bốn tiếng đồng hồ trên các dài truyền thanh và truyên hình, bốn ngày trưóc hôm bầu cử (1).

 

Vai sánh vai

 Như vừa nói, suốt sáu tháng trời tranh cử họ luôn hồi mặt đối mặt gay gắt với nhau. Vậy mà giờ đây, ngay sau cuộc bầu cử, lại hồn nhiên vai sánh vai như chẳng có việc gì trọng đại đã xảy ra. Ngày 8 tháng năm, trong buổi lễ truy niệm ngày chiến tranh thế giới 1939-1945 chấm dứt, dưới vòm Khải hoàn môn (Arc de triomphe, đài tưởng niệm liệt sĩ) ở trung tâm thành phố Paris, diễn ra một hoạt cảnh khác thường, hiếm thấy: ông Nicolas Sarkozy, bấy giờ vẫn đương nhiệm cho tới ngày 15 tháng năm, và ông François Hollande, sẽ chánh thức kế vị, thân thiện sát cánh bên nhau. Họ đang cùng nhau biểu dương tinh thần hòa hảo và đoàn kết trong một chánh thể thật sự dân chủ.

 Hai ngày trước, khi cuộc bầu cử vừa ngã ngũ, kẻ thắng kẻ bại, họ cũng đã chào hỏi nhau, bặt thiệp, lịch lãm. Kẻ thắng không vỗ ngực ta đây, kẻ bại không hằn học oán hận. Kẻ thắng chuyển lời chào thân thiện (salut républicain, cộng hòa, dân chủ) tới kẻ bại, kẻ bại chúc kẻ thắng được may mắn (bonne chance) và đồng thời xác định trước bàn dân thiên hạ: « Ông François Hollande đã được bầu làm tổng thống, xin mọi người tôn trọng ông. » Lời nói chủ yếu gởi cho đảng viên UMP mà ông Nicolas Sarkozy là thủ lãnh, nhắn nhủ họ chớ nên lên lời trèo kéo, kích bác, khinh thường. Rồi tỏ lời mời vị tổng thống sắp chắp chánh tham dự buổi lễ truy niệm liệt sĩ cùng với mình.

 Sáng ngày 8 tháng năm, có hai đoàn tùy tùng nối đuôi nhau hướng tới Khải hoàn môn. Đến trưóc, ông Nicolas Sarkozy xếp đặt nghi thức, long trọng tiếp đón người sắp kế vị mình. Họ nồng nhiệt bắt tay nhau, nghiêm trang cùng nhau đặt vòng hoa trước mộ liệt sĩ vô danh trong khi lần lượt nổi lên hai nhạc khúc Quốc ca La Marseillaise và Du kích quân Le Chant ses partisans, biểu tượng cho hai phe tả, hữu. Rồi kí tên kỉ niệm trên Sổ vàng: dưới chữ kí của ông Nicolas Sarkozy có đệm dòng chữ Ngài Nicolas Sarkozy, tổng thống Cộng hòa Pháp, còn dưới chữ kí của ông François Hollande dĩ nhiên chỉ đề tên không ghi chức vụ chưa nhậm.

 

Bài học dân chủ

 Trở lên trên là hình ảnh một nước Pháp hòa hợp.

 Cảnh tượng này đã khiến không ít người dân và giới quan sát lấy làm cảm phục. Mọi sự đã diễn ra như một sự cố luân phiên chánh trị, biến đổi cần thiết và bình thường, giữa hai vị tổng thống có thời đã chống đối nhau kịch liệt. Tác phong này của họ khẳng định một tín điều: nếu như tinh thần dân chủ là tự do phát biểu, tự do giãi bày, tự do luận chiến, tự do đối chọi, thì đồng thời nó cũng nằm trong đời sống cộng đồng. Cần phải vượt qua mọi trạng thái căng thẳng, cần phải thăng hoa mọi mâu thuẫn trước mắt hầu hướng tới chủ đích chung là hòa hợp với nhau thành một khối duy nhứt trên đất nước. Trên một tổ quốc dầu đã phải trải qua xiết bao thử thách, tổn thương, dằn vặt, đau khổ, tranh chấp mà vẫn mở rộng vòng tay ấp ủ.

 Đó mới thật sự là chứng từ mà hai vị tổng thống cánh hữu và cánh tả mặc nhiên biểu lộ. Khảng khái chứng tỏ rằng người dân trong nước, cho dầu tầng lớp và gốc gác khác biệt tới đâu, cũng phải liên đới với nhau, mỗi người ở địa vị của mình. Tạo nên hình ảnh một nước Pháp an khang thịnh vượng và bình an vô sự, như họ đã đồng thanh nhìn đón trước kia trong thời gian tranh cử và ngay sau ngày bầu cử: « Hình ảnh một nước Pháp tốt đẹp nhứt, một nước Pháp rực rỡ, một nước Pháp không có thù hằn trong bụng, một nước Pháp thật tình dân chủ, một nước Pháp hoan hỉ vui vầy, một nước Pháp không cúi đầu quì gối, một nước Pháp hồn nhiên cởi mở, một nước Pháp không coi kẻ khác là thù là địch, một nước Pháp trường tồn bất diệt. » (2)

 Hai vị tổng thống đều cùng một lòng một dạ. Cho dầu chánh kiến của họ có bất đồng, cho dầu phương pháp hành động, phương tiện dự tính và cả mục đích của họ có khác nhau, cho dầu tổng thống tiền nhiệm và tổng thống sắp tới có hoàn toàn đối lập, họ vẫn cùng nhắm tới mỗi một chơn trời là nước Pháp. Hầu bảo tồn giá trị vĩnh cửu của chung của mọi người.

*

 Thái độ và cách thế xử sự đồng hành của hai tổng thống tiền nhiệm và kế vị trình thuật trên đây chẳng đáng được chúng ta suy ngẫm hay sao ?

 

TRẦN THIỆN-ĐẠO

(Paris, 05/06/2012) 

-----------------------

 (*) Luân phiên: sữ kiện đảng phái lần lượt thay nhau chắp chánh, trong một nước dân chủ. 

(1) Trần Thiện-Đạo, Trở cờ (mạng Hợp lưu online, ngày 26/04/2912), và Giáo đầu tới tấp (Hợp lưu online, ngày 31/05/2012).

(2) Trong khi chuyển dịch trích dẫn trên đây, kẻ kí tên dưới bài này đã phải kềm tay để khỏi đánh tráo hai chữ nước Pháp thành nước Việt.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
04 Tháng Mười Một 200912:00 SA(Xem: 96434)
Claude Lévi-Strauss, từ trần hôm nay thứ ba 03/11/2009, hưởng thọ 101 tuổi, là cây đại thụ đã thủ một vai trò quan trọng và rộng lớn trong nền văn học Pháp và thế giới hơn nửa thế kỉ vừa qua, từ giữa thế kỉ XX cho đến đầu kỉ XXI này.
28 Tháng Mười 200912:00 SA(Xem: 11688)
Trần Thiện Đạo : MẠN ĐÀM VĂN HỌC
28 Tháng Mười 200912:00 SA(Xem: 12140)
Orhan Pamuk sinh ngày 7 tháng Sáu năm 1952 ở Istanbul. Ông dạy văn và phê bình văn học, môn Comparative Literature, xin tạm gọi là Văn học So sánh, ở Đại học Columbia (Hoa Kỳ). Ông là nhà văn Thổ Nhĩ Kỳ đầu tiên được trao giải Nobel văn chương năm 2006.
26 Tháng Mười 200912:00 SA(Xem: 12096)
Trần Mộng Tú là nhà thơ. Ta quen gọi như thế và dường như chị cũng thích gọi như thế. Thực ra, Trần Mộng Tú còn viết văn, không chỉ thỉnh thoảng viết cho vui, mà viết nhiều. Đặc điểm của Trần Mộng Tú: viết văn mà vẫn "hoài thơ". Thành thử văn của chị khi nào cũng lấm tấm thơ. Thay vì gọi Trần Mộng Tú là nhà thơ/nhà văn, hãy gọi Trần Mộng Tú là nhà thơ viết văn.
19 Tháng Ba 200912:00 SA(Xem: 12090)
Chưa từng có một bức thư tình nào mà bán chạy ở Pháp trong mùa thu hoạch văn học rentrée littéraire 2007 này bằng tác phẩm Thư cho em mới vừa được tái bản.
25 Tháng Mười Một 200812:00 SA(Xem: 11878)
NĂM MƯƠI NĂM LIÊN TỤC TRÊN SÂN KHẤU  Ngày thứ bảy 16 tháng 02 / 1957, lần đầu tiên chúng tôi chui vô rạp La Huchette, trong khu Latinh Paris quận Năm, coi vở kịch hài La Cantatrice chauve (Cô ca sĩ hói đầu - 1950) của Eugène Ionesco (1909-1994).
18 Tháng Mười Một 200812:00 SA(Xem: 9381)
HENRI TROYAT (1911-2007) MỘT NGÀY KHÔNG PHÓNG BÚT LÀ MỘT NGÀY MẮC TỘI Ông là một trong những nhà văn Pháp được ưa chuộng nhứt thế kỉ XX. Ông vừa qua đời giữa đêm 2 tháng 03/2007, nhưng chỉ được thông báo hai ngày sau - để lại cho đời một sự nghiệp đồ sộ khác thường.
12 Tháng Mười Một 200812:00 SA(Xem: 8930)
Nôm na mà nói thì là ăn cắp văn . Như nhà văn Võ Thị Hảo có lần đã lên tiếng : « Truyện của tôi bị ăn cắp trắng trợn (…). Tôi sẽ kiện đến tận cùng (…) » , khi tác phẩm Máu của lá của bà bị / được chép nguyên xi (chỉ thay đổi tên các nhơn vật) in lại trên tờ Văn nghệ...
03 Tháng Mười Một 200812:00 SA(Xem: 11587)
ALEXANDRE SOLJENITSYNE (1918-2008)Sanh ngày 18/12/1918 ở miền núi Cápca ranh giới châu Âu châu Á, Alexandre ( Issaïevitch) Soljenitsyne lớn lên ở thành phố Rostov bên bờ sông Đông. Học văn, sử, triết và toán.
26 Tháng Mười 200812:00 SA(Xem: 11459)
Thư của Người Lái (Thiêu), Bình (Dương).  Kính gởi Tạp Chí Hợp Lưu , Tôi là độc giả Hợp Lưu từ ngày còn ở VN, đến nay đã qua Mỹ vẫn không có gì thay đổi về lòng tin cậy đối với quý báo. Nay rảnh rỗi của dịp cuối tuần tháng 9, đọc lại những số cũ của năm qua thấy có những bài rất hay, cụ thể Hợp Lưu số 88 (Tháng 4&5 2006) như bài viết của Phan Nhật Nam về " Những Người Viết Nên Thơ" .