- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

T R Ở C Ờ

26 Tháng Tư 201212:00 SA(Xem: 93243)


Góc nghĩ

T R Ở C Ờ

 

 Mùa xuân năm 2012 này, nước Pháp chuẩn bị bầu Tổng thống mới, nhiệm kì năm năm của Tổng thống tại chức Nicolas Sarkozy sắp hết hạn. Trong một nước dân chủ, ai cũng có quyền ứng cử trong vòng đầu, từ dân quèn cho đến chánh trị gia lão luyện, kể cả Tổng thống sắp mãn nhiệm, miễn là * tin mình có cơ được bầu, hoặc * muốn lợi dụng thời gian quần chúng chú tâm nghe đề giãi bày tâm huyết và í hướng của mình. Sau đó, hai nhà nào được nhiều phiếu hơn mấy người kia thì mới ứng cử tiếp. Trong vòng thứ hai này, người được đa số phiếu, từ 50,1% trở lên, sẽ đăng quang, chánh thức đóng vai Tổng thống trong nhiệm kì sắp tới.

 Trước ngày bầu cử, kể tử đầu tháng ba năm nay, tuần nào trên báo chí và trên vô tuyến và truyền hình cũng đều có thông báo kết quả nhiều loạt trưng cầu dân í chẩn đoán kẻ có cơ được bầu trong số mười ứng cử viên đăng kí. Toàn thế các cuộc trưng cầu dân í này thảy đều nêu tên hai người đứng hàng đầu (trên dưới 30% số phiếu) là Tổng thống đương nhiệm Nicolas Sarkozy và ông François Hollande thuộc đảng xã hội. Và, phần khác, thảy đều cho thấy ông François Hollande luôn luôn đạt được đa số, chắc sẽ thắng cuộc và sắp ngồi ghế Tổng thống.


Thay quần đổi áo

 Thế là như bầy gà bị chồn chung vô chuồng bắt trộm, một số không ít quốc vụ khanh và bộ trưởng đã được đương kim Tổng thống bổ nhiệm trước kia dầu họ bấy giờ thuộc phe đối lập, nay bỗng vụt thay quần đổi áo lần nữa. Tuyên bố rằng họ sẽ bỏ phiếu cho ông François Hollande trong cuộc bầu cử sắp tới : như những nguyên quốc vụ khanh Chánh sách phố phường Fadela Amara, nguyên thống đốc tổng bộ Liên đới nghề nghiệp Martin Hirsch, nguyên tổng trưởng bộ Công bằng xã hội Azouz Begag (*), nguyên tổng trưởng bộ Hải ngoại Brigitte Girardin, nguyên tổng trưởng bộ Sanh thái Corinne Lepage chẳng hạn, và một số khác nữa.

 Các cuộc trở mặt chớp nhoáng này tất nhiên không khỏi gây nên phản ứng mạnh mẽ, mặc cả những lời lẽ tự biện. Không chỉ từ phe bị họ từ bỏ, mà còn cả từ phía họ muốn tái nhập. Nói nào ngay, thì loại cử chỉ tiềm chứa kì vọng được Tổng thống dự kiến nghĩ tới mình khi ông lập chánh phủ mới, kể ra cũng khí thực dụng, quá ư tráo trợn và lộ liễu. Cho nên bay liền trên đầu họ biết bao lời chê trách không mấy nhẹ mồm nhẹ miệng, nào là vong ơn bội nghĩa, ingrats, ngu xuẩn, stupides, vô cùng bỉ ối, absolument scandaleux, ngược nước ngược cái, contre-productifs, xấu hổ, honteux, đáng phỉ nhổ, méprisables…Có chánh trị gia còn gióng tiếng rùm beng khinh thị : « Begag, Girardin, Amara, Hirsch, Lepage : họ có mấy sư đoàn ? Mấy sư đoàn cả thảy ? Họ chỉ đại diện có mỗi một mình mình mà thôi. »

 Còn ông Tổng thống dự kiến François Hollande thì xem bề hết sức ngần ngại : « Tôi không phải là kẻ cai quản tâm hồn. Họ lẽ ra không nên thay đường đổi hướng hồi 2007. Họ đã nếm trải mọi hậu quả của tác phong ấy và lấy làm hối tiếc. Nếu như bây giờ họ muốn quay ngược trở về vào năm 2012 này để xóa những điều mình đã lỡ tay hoặc không dính tay, thì càng hay chớ sao. »


Thuở trời đất…

 ... nổi cơn gió bụi, tháng tư 1975 ở bên ta. Bấy giờ ở Pháp có một nhóm Việt kiều tự xung là yêu nước, hổ hởi đón chào, tôn thờ chánh quyền mới. Mũ ni che tai để khỏi nghe thấy tiếng kêu trầm thống của dân tình. Bịt mắt để khỏi ngó thấy cảnh văn nhân trí thức bị bắt học tập cải tạo, và để khỏi trông thấy hàng trăm người, hàng ngàn người, hàng vạn người, hàng triệu người bị giải phóng đến mức phải bỏ nhà bỏ cửa ra đi. Vượt biên, vượt biển trong cảnh gia đình phân tán, đất nước đọa đày. Cảnh họ bị hoạnh họe, vòi vàng vòi bạc, rồi chết khát, chết hiếp, chết chìm trên mù mịt biển khơi.

 Thế là nhóm Việt kiều yêu nước được đảng và chánh phủ mời về giúp nước. Trước hết, họ được chở đi tham quan viếng cảnh bằng trực thăng quân đội… Rồi có người làm đại biểu Việt kiều trong quốc hội (ai bầu ?), có người làm Phó chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại cũng trong quốc hội (ai bầu ?), phần còn lại thì trở về Pháp tay không. Tay không, họ bỗng nhiên trở thành một nhóm li khai, lên lời chống đối.

 Cũng may là ở xa, họ chỉ bị cấm về nước. Cho đến khi họ chịu cúi đầu.


TRẦN THIỆN-ĐẠO

(Paris, 26/04/2012)

 ----------

 (*) Trần Thiện-Đạo, Azouz Begag - Trước cuộc bầu cử - Liệu có bị xáo trộn bởi một người ‘’Ả rập làm vì‘’ ? (Thể thao Văn hóa, số 54, ngày 5-5-2007). Bài này bàn tới cuộc bầu cử Tổng thống ở Pháp năm năm trước.



Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Tám 20155:48 CH(Xem: 26662)
Sau hai tập thơ đã ấn hành (Sinh Nhật Của Một Người Không Còn Trẻ, NXB Văn Mới, Califorina, 2009 - Những Giấc Mơ Tôi, NXB Văn Mới, California, 2013), cuối tháng 7.2015 vừa qua, nhà thơ Lữ Quỳnh đã ấn hành tiếp tập thơ thứ 3, "Mây Trong Những Giấc Mơ", với một tâm thức nhẹ nhàng, thanh thoát như Mây và một cảm xúc sâu lắng, nhưng rất an nhiên tự tại...
03 Tháng Mười Một 20142:39 SA(Xem: 29866)
“Đọc thơ Du Nguyên có cảm giác cô ấy góa chồng ngay giữa tuổi trẻ của mình” - đó là nhận định của nhà thơ Bình Nguyên Trang, khi đọcKhúc lêu hêu mùa Hè…
18 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 32723)
Mở đầu cuốn Những cuộc đời song hành , Plutarque viết: “Sossius Sénécion ạ, khi miêu tả Trái đất, các sử gia đẩy ra sát mép bản đồ của họ những vùng đất mà họ không biết và chú ở bên cạnh: “vượt qua ranh giới này chỉ còn là sa mạc hoang vu và thú hoang nguy hiểm” hay “đầm lầy u tối” [1,75]. Hẳn rằng, nếu như không có sự ảnh hưởng trực tiếp, thì Trần Đức Tĩnh đã viết Đối cực (Nxb Trẻ, 2014) cũng với một cảm hứng gần như tương đồng với Plutarque trên góc độ quan niệm có những thế giới song hành, khác biệt nhưng lại tương tác nhân quả lẫn nhau.
17 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 33087)
T rong một cuộc hành quân dài ngày cuối năm 1970 thế kỷ trước, chúng tôi những người lính tác chiến của Quân đội Miền Nam Việt Nam, được lệnh trang bị khá chu tất, từ súng đạn tới quân trang quân dụng. Tuy cồng kềnh, nặng trĩu, tôi vẫn cố sắp xếp để ba lô có được một khoảng nhỏ, đủ chứa vài ba cuốn sách, do vợ tôi, bấy giờ còn là “người yêu” gửi ra hậu cứ. Đó là bốn tác phẩm của Y Uyên, Dương Nghiễm Mậu, Hoàng Ngọc Tuấn, và Ngô Thế Vinh. Ba tác giả đầu tôi đọc say mê, đến Vòng Đai Xanh thì khựng lại...
05 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 36837)
D ohamide là một tên tuổi quen thuộc trên báo Bách Khoa trước 1975, chuyên khảo về lịch sử và văn minh Chàm. Đã xuất bản năm 2000: “Dân Tộc Champa: Hành trình Tìm về Cội Nguồn”. Xuất thân Học Viện Quốc Gia Hành Chánh và tốt nghiệp M.A. Đại Học Kansas, Hoa Kỳ. Lớn lên ở miệt Hậu Giang Châu Đốc nên rất am tường về hệ sinh thái Đồng Bằng Sông Cửu Long. Đây là bài điểm sách thứ hai của anh Dohamide nhân dịp CLCD BĐDS tái bản lần thứ 3.
20 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 31285)
J . Maulpoix. nhận xét: Thơ là thứ đối tượng của ngôn ngữ khó khăn, một sự dũng cảm, một công việc vĩ đại và biến hóa, đề xuất hay bắt buộc, là sự cô đọng tối đa của sự kiện ngôn ngữ tập trung trong một không gian thu hẹp.
05 Tháng Hai 201412:00 SA(Xem: 34571)
V à chúng ta dễ dàng nhận ra màu đỏ của “Đàn sẻ ri bay ngang rừng” thường xuyên nhất được dùng để tả máu. Máu khi người vợ sinh con, và máu khi những con chim sẻ bị bắn chết: sự đối lập của màu đỏ của bắt đầu sự sống và màu đỏ của bắt đầu sự chết.
19 Tháng Giêng 201412:00 SA(Xem: 35087)
M ột hiện tượng, tưởng rằng đã chết khi ông Osho tức Bhagwan Shree Rajneesh bị chính quyền Liên Bang Hoa Kỳ trục xuất về Ấn Độ vào năm 1987, nay đang có những chỉ dấu sống dậy, không phải chỉ trong cộng đồng Oregon, Hoa Kỳ như trước đây mà là trong cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại và có thể ở cả trong nước qua một số sách do Osho giảng được Sư cô Thích nữ Minh Tâm và hội Osho International Foundation dịch ra Việt ngữ.
14 Tháng Sáu 201312:00 SA(Xem: 52196)
T ừ trước tới giờ tôi vẫn tuân thủ theo Wallace Stevens “ Người đọc thơ là người hành hương, xuất phát lên đường, giãi bày” (The reader of poetry is a kind of pelgrim setting out, setting forth). Thế nhưng đối với tập thơ “Có Thể” chỉ có 31 bài với số lượng mỏng manh 40 trang khổ 13 x 20, mà tôi phải nghiền ngẫm khá lâu khổ sở hơn cả người hành hương.
10 Tháng Mười Hai 201212:00 SA(Xem: 90841)
S au hơn ba mươi năm kết thúc chiến tranh, những đề tài về chiến tranh dường như cũng biến mất trên văn đàn chính thống Việt Nam. Chúng đã đầu thai kiếp khác hoặc tìm cách trốn ra nước ngoài. Ngồi hong váy ướt, tập truyện mới nhất của Võ Thị Hảo hội đủ hai yếu tố: đầu thai kiếp khác mà vẫn phải chạy ra nước ngoài, tháng 7 năm 2012, tủ sách Thi Văn Hồng Lĩnh của Bùi Xuân Quang ở Paris, xuất bản.