- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Giấc - “Những bàn tay mọc lên từ ý nghĩ..”

20 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 83144)

tho-ma-1i-content

(Đọc tập thơ “Giấc” của Lữ Thị Mai, Nxb Hội Nhà văn, 2010)

 “Giấc” là tập thơ đầu tay của tác giả Lữ thị Mai. Nó - tập thơ đã nhắc với tôi rằng: Cuộc sống quanh chúng ta được bao bọc bởi hình ảnh. Chúng ta cần nó như cần ánh sáng để nhìn, không khí để thở. Hình ảnh chính là sự sống phản ánh vào trong con mắt ta, đó là một nguồn thông tin quý báu và cần thiết trong cuộc sống. Nó còn là một công cụ diễn đạt nhạy bén, trực tiếp, nói lên được những điều mà ngôn ngữ khái niệm không thể làm được. Nếu thiếu vắng hình ảnh, ngôn ngữ thơ sẽ trở nên đơn điệu, tẻ nhạt.

Hình ảnh có một vai trò quan trọng trong chức năng diễn đạt, trong văn, thơ, cũng như trong tất cả các ngành nghệ thuật tạo hình. Với “Giấc”, Lữ Thị Mai đã mang tâm lực của mình, chi chút, nâng niu hình ảnh để tạo hình cho ý nghĩ, cảm xúc.

Đọc “Giấc”, người đọc bắt gặp những hình ảnh mở và tự mình tưởng tượng ra những hình ảnh đó. Tác giả của “Giấc” đã khéo dụng ưu điểm của ngôn ngữ văn chương để neo giữ lời thơ trong tâm thức người đọc. Tôi gặp ở “Giấc “ bức chân dung của một cô gái đa cảm trước những gì đang diễn ra, đang hiển hiện quanh mình rồi thốt lên: “bình minh đón ngày giọt sương xon xót/ước có bàn tay nâng/em chỉ là hạt mầm cô đơn/ khóc trước sự thành tâm của cỏ” (Mê khúc). Đa cảm thường đi liền với sự yếu đuối nhưng tôi lại gặp trong tập thơ một trái tim trẻ với tình yêu đầy khám phá, nhiệt thành và rung động sâu sắc. Có thể coi bài thơ “Ngón” là một đại diện cho dòng cảm xúc như thế. “ngón vu vơ miết cổ áo anh dò vết dị thường/ngón khơi mở lần tìm/ngón thành tâm chiếm đoạt…” Rõ ràng không hề có tính từ nói về nỗi nhớ, không hề có danh từ nói đến tình yêu nhưng những câu thơ diễn tả trạng thái của những ngón tay, đồng thời diễn tả tâm trạng của người con gái đang yêu. Tâm trạng đó không được đặt vào một thời điểm nào cụ thể. Những hình ảnh thoang thoáng lướt qua nhưng không loang loáng trượt trôi. Nó ám lại trong dòng cảm xúc của độc giả: “này rất nõn nà/ này thì ắng lặng ngón tìm ngón…”. Mai sử dụng điệp từ để diễn tả trạng thái của sự vật, từ đó mà gọi ra tình yêu.

Chấm phá, phác họa, hình ảnh của mười ngón tay ở các trạng thái khác nhau là sự dịch chuyển của tâm trạng. Mai diễn tả nỗi nhớ trong lòng mình mà không hề gọi tên nó. Bức họa ngôn từ ấy gọi ra mảnh tâm trạng của một thiếu nữ đang “yêu” và đang “khát”. “Ngón” vì thế vừa mang tính phác họa, gợi mở vừa hết sức cụ thể, rõ ràng, day dứt. Ở một khía cạnh khác có thể coi “Ngón” là dấu ấn riêng mà Lữ thị Mai góp với dòng chảy thơ trẻ đương đại. Mai không đề thơ lên tranh hay vẽ tranh lên một bài thơ như thường thấy trong truyền thống để hai loại hình này tương hỗ, đề cao nhau. Chị kết hợp cả hai loại hình đó vào “Ngón” để tạo nên một bức hoạ được vẽ, được gợi ra bằng ngôn từ đã làm nổi bật sự cao quý của một bài thơ, khiến cho nó cụ thể hơn, sống động hơn.

Những hình ảnh được tạo bởi tư duy mĩ học và trí tưởng tượng giúp cho thơ ca - sản phẩm được tạo ra bởi sự thăng hoa của dòng cảm xúc vì thế không sa vào kể lể, miêu tả mà phải chạm tới bản chất của sự vật, bên kia cái vẻ bề ngoài của nó.

Ở một chừng mực nào đó, hình ảnh trong thơ ca mang cả hai yếu tố thực và ảo. Từ cảm nhận của cá nhân, thông qua ngôn từ, Lữ Thị Mai đã khắc họa trong cảm nhận của người đọc những hình ảnh không chỉ nhìn thấy bằng mắt mà chỉ hình dung được.

 “Những bàn tay mọc lên từ ý nghĩ”, câu thơ đó chính là sự liên tưởng, khái quát khi tôi khép tập thơ lại. Hình ảnh bàn tay trở đi trở lại trong tập thơ. Đó là: “tay khỏa nước giọt giọt ngày”, là: “ngón măng ngủ vùi chủ nhật
, là: “đêm gối đầu lên cánh tay” là: “thêm một lần cởi thắt lưng ban mai../Chậm rãi nếm vị mặn trên mấy ngón tay…”

Dù cho là vòng tay “khép hờ” hay là “hơi tay lạnh” cũng đều là sự sắp xếp có chủ ý. Tác giả dùng hình ảnh bàn tay là để:

 Thắp lửa trên mười ngón tay

 Xua những ý nghĩ vẩn vơ bay đi thật vội…

 (Vẽ lửa)

Khác với hội họa, diễn đạt trực tiếp bằng những hình ảnh cụ thể, thơ diễn đạt cái đẹp của thiên nhiên và của cuộc sống bằng những nét ẩn dụ, và hình ảnh trừu tượng. Vì thế, hình ảnh bàn tay trong thơ Mai vừa mang tính trừu tượng, vừa mang tính cụ thể, nó được nuôi sống bởi “ý nghĩ”. Như thế, cái đẹp của hình tượng văn học mà ta cảm thụ được trong óc tưởng tượng của ta, và ngay cả cái đẹp của một bức hoạ mà mắt ta nhìn thấy, cũng không thể nào giống hoàn toàn với cái đẹp mà người khác ghi nhận được trong đầu óc của họ.

Tôi không có ý định diễn giải những gì tôi cảm nhận từ tập thơ vì tính chủ quan trong việc tiếp nhận một tác phẩm văn học. Nhưng đã đọc “Giấc”, bạn hẳn đồng tình với tôi rằng: Khả năng tạo ra những hình ảnh mở của ngôn ngữ văn chương, chính là một trong những yếu tố có sức quyến rũ không thể nào thay thế được của văn, thơ. Nếu nói “thơ ca là bức họa để cảm nhận thay vì để ngâm” thì “Giấc” của Lữ thị Mai là một bức họa như thế.

Nguyễn Hồng Nhung

 






Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Tư 201812:46 SA(Xem: 22439)
Tiếng Việt là ngôn ngữ tôi viết và sáng tác khi tôi không còn thường xuyên ở quê hương Đất Mẹ. Ngôn ngữ ấy cho tôi khám phá và hiểu biết hơn về những địa lý khác nhau trên trái đất này giữa những giọng nói khác nhau, giữa những ngôn ngữ khác…. (Như Quỳnh de Prelle )
28 Tháng Mười Hai 20174:02 CH(Xem: 20766)
Tính lãng mạn của thi ca diễn tả cả hai thái cực, lúc hiện ra huy hoàng diễm lệ như bình minh như đầu xuân như tiếng sét ái tình; lúc tàn phai như rừng thu như hoàng hôn như tan vỡ tình yêu, đẫm buồn, sầu bi, thê lương. Mà mặt tích cực hay tiêu cực vẫn mang một vẻ đẹp lạ lùng.
27 Tháng Mười Hai 20171:20 SA(Xem: 22212)
Anh đưa nàng ra thăm lại đảo, lúc cùng nàng đứng dưới gốc dừa trên bãi biển gần Dinh Cậu, nắng ấm, gió rất nhẹ và sóng vỗ thì thầm, anh nhìn ra biển rộng, an bình, nghĩ đến những giấc mơ ngày nào. Trong đó có giấc mơ, mua được một hòn đảo nhỏ để cùng nàng sống những ngày huyền ảo trên đó. Đột nhiên bao nhiêu kỷ niệm cũ quay lại, từ ngày đầu tiên anh xách va-li đến đảo và cuối cùng là hình ảnh cặp sừng trên cát của con trâu rừng cuối cùng trên đảo bị bắn hạ ở một ấp xa. Con trâu này là con cháu của bầy trâu mà bà Kim Giao đã đem ra đảo mấy trăm năm trước trong thời Tây Sơn, con trâu cuối cùng mà anh đã cố đi tìm như đi tìm một huyền thoại, thì nay không còn nữa, và ‘Thiên đường đã mất’ của anh đã mất thật rồi
14 Tháng Tám 20171:54 SA(Xem: 23221)
Sau khi thành công với tác phẩm “Bên kia con chữ và nghệ thuật”, (nhận định, phê bình văn học), nhà văn Đặng Phú Phong đã trở lại với thi ca, qua thi phẩm “Mai tôi về ở mãi với hoang sơ”. Tôi không biết “Mai tôi về ở mãi với hoang sơ”, là thi phẩm thứ bao nhiêu của Đặng, được ấn hành? Chỉ biết dường như thơ mới là cây bài chủ của cuộc trường chinh chữ, nghĩa, càng lúc càng lấp lánh nơi tác giả này.
13 Tháng Bảy 201711:35 CH(Xem: 23069)
Tạp chí Hợp Lưu xin giới thiệu đến quý thân hữu tập thơ LÒNG NÀY GỞI MÂY BAY của nữ thi sĩ Triệu Minh.
03 Tháng Mười Một 20161:03 SA(Xem: 24629)
Nhà báo Như Phong Lê Văn Tiến mất ngày 18 tháng 12 năm 2001, trong sự thương tiếc của rất nhiều bằng hữu và bạn đọc. Vậy mà cũng đã 15 năm kể từ ngày anh mất. Sau khi anh mất, một dự án Sách Tưởng Niệm Như Phong được dự trù ra mắt trong ngày giỗ đầu của anh nhưng rồi do một số lý do khách quan cũng như chủ quan dự án ấy chưa hoàn tất như mong đợi.
02 Tháng Chín 20164:37 SA(Xem: 15234)
Tác phẩm Viết Từ Chân Đền Hùng mà Nhà Xuất Bản Hợp Lưu hân hạnh giới thiệu là biên khảo của Tiến sĩ Vũ Ngự Chiêu và Bà Hoàng Đỗ Vũ, về đề tài Quốc Tổ và nguồn gốc Dân tộc Việt Nam từ thời dựng nước.
31 Tháng Ba 20162:29 CH(Xem: 16677)
Đọc Tình Hiền để thấy sự bất khuất và lòng kiên trì của những người Việt Nam xa quê, những người đã biết tìm sự sống qua cơ cực với lòng tự tin, nhất là những người lính chiến đã vươn lên trong hoàn cảnh bi thương với dũng cảm dù môi trường nào. Song song với những trải nghiệm trước cuộc sống mới, những người Việt Nam đã sống thế nào và ra sao trên đất mới, để bảo tồn và chứng minh cho thế giới biết sự kiên trì hiếu học của dân tộc bằng những khai mở và những thành đạt nhãn tiền trong tất cả hoàn cảnh, dù là hoàn cảnh đau buồn và tệ hại nhất xảy ra.
11 Tháng Hai 20165:37 CH(Xem: 20940)
Muốn tìm hiểu tình hình sôi động ở Á Châu và Đông Nam Á . Tìm đọc tác phẩm mới nhất của Tiến sĩ Sử học Vũ Ngự Chiêu và Hoàng Đỗ Vũ : NHỤC HẬN BIỂN ĐÔNG, KIỆN HAY KHÔNG KIỆN? Do Tạp Chí Hợp-Lưu xuất bản
01 Tháng Giêng 201611:40 CH(Xem: 21508)
Muốn tìm hiểu tình hình sôi động ở Á Châu và Đông Nam Á . Tìm đọc tác phẩm mới nhất của Tiến sĩ Sử học Vũ Ngự Chiêu và Hoàng Đỗ Vũ : NHỤC HẬN BIỂN ĐÔNG - KIỆN HAY KHÔNG KIỆN