- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Tháng Chạp, em về

01 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 41652)

Anh biết, em về cuối tháng chạp
Thú thật, làm sao khỏi vui mừng
Em ạ, khi năm cùng tháng tận
Anh buồn, chẳng rõ bởi vì đâu !

Có lẽ giang hồ, chưa lạc chợ
Ngày cuối năm, quay quắt nhớ nhà
Mong em về, vô ra cười nói
Anh buồn hết nổi … tết người ta !

Chưa về tháng chạp, em chưa thấy
Sương tuyết mênh mang, gió lạnh lùng
Nước Mỹ mùa đông, anh sợ lắm
Sợ buồn, sợ lạnh , sợ lung tung …

Em về, hối hả trái tim vui
Chắc chắn đầu năm, hết bùi ngùi
Anh dành rượu, chiếu vuông thơ trải
Tấm lòng dọn sẵn, để mời em

Em về, anh có thêm đốm lửa
Sưởi ấm đời nhau, cũng rất cần
Khêu lại ngọn đèn, lâu đã tắt
Đời người được ấm, mấy mùa xuân ?

Có em về, ngày lại nối đêm
Em như chim, líu lo êm đềm 
Và hạnh phúc, tìm đâu cho mệt
Mong tình xuân ấm, mãi hoài… em . 
 
NGUYỄN ĐÔNG GIANG

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
29 Tháng Mười 202411:53 CH(Xem: 5422)
Em còn đó không? / Bờ Tây Thái Bình. / Muôn trùng xa cách! / Vẫn hoài đợi mong? / ** Em còn đó không? / Anh nay phương trời. / Ôm đầy nỗi nhớ! / Xa vời vợi trông. /
10 Tháng Mười 20244:15 SA(Xem: 6994)
Tôi trở về Half Moon Bay / Đếm từng con sóng biển / Đếm từng nỗi ưu phiền / Lòng buồn như sương mù / Từ độ ánh trăng tan...
05 Tháng Mười 20244:58 CH(Xem: 7429)
NCT sinh năm 1948 tại Vũng Tàu, cha mẹ là người Hà Nội. Từ đầu những năm 1950er NCT lớn lên ở thành phố Sài Gòn, học tiểu học ở trường Bàn Cờ, trung học ở trường Chu Văn An. Năm 1967 ông từ chối những học bổng của những quốc gia khác, chọn học bổng quốc gia (VNCH) để sang CHLB Đức du học. Tại Viện Đại Học Stuttgart NCT học Triết học và Toán Học & Cơ Học Áp Dụng. Vào thời điểm đó những triết gia Đức có tiếng như Martin Heidegger, Karl Jaspers, hay Ernst Bloch đã hưu trí, ông đã làm luận án tiến sĩ ở Viện Cơ Học & Toán Học Áp Dụng. Ông là sinh viên trẻ nhất xưa nay có bằng Tiến Sĩ Kỹ Sư (Doktor-Ingenieur), vào năm 1977.
02 Tháng Mười 20245:30 CH(Xem: 8096)
Những bài thơ dưới đây được tuyển dịch từ cuốn ”Một Trăm Bài Thơ Nhật” rất nổi tiếng của thi sĩ-dịch giả Mỹ Kenneth Rexroth với thơ của các thi sĩ Nhật qua nhiều thế kỷ. Trong cuốn này, dịch giả Rexroth đã nắm bắt được rất nhiều tích cách tinh tế của thi ca cổ điển Nhật Bản: chiều sâu của niềm đam mê chừng mực, văn phong sang trọng khắc khổ, và hình tượng phong phú nhưng cô đọng. (- Bạt Xứ)
02 Tháng Mười 20244:38 CH(Xem: 5151)
Như tuổi trẻ của chúng ta, hôm nay / Thứ hoàng hôn oằn mình rực rỡ / Đang chìm dần / Khuất vào nơi biển lạnh. / Bình minh rồi sẽ mọc / Nhưng không thuộc về chúng ta.
24 Tháng Chín 202412:07 SA(Xem: 7235)
ừ có lụt thiên nhiên / nhưng có ai quên khuấy / vẫn còn cơn lụt kia / vẫn quanh năm thường trực ru ngủ / và đánh chìm
23 Tháng Chín 202412:44 SA(Xem: 9037)
Ướt chùng lòng anh / Thềm mưa bụi / Con tàu lầm lũi vùng quên lãng / Đi vào đi vào sương, hoa muồng vàng mù tối / Đắng khói hai hàng cây nuôi dưỡng tình đầu
22 Tháng Chín 202411:51 CH(Xem: 6499)
Thu rung rung ánh tơ vàng / Phím loan lãng đãng, nồng nàn đêm mơ / Trăng nghiêng nghiêng đắm vườn thơ / Lao xao hoa mộng nờ… bờ nhân gian
22 Tháng Chín 202411:26 CH(Xem: 5994)
tôi về gặp lại mùa thu / gặp lại một đám cỏ mù bên sông / mẹ tôi đã bỏ cánh đồng / theo mây lên núi hóa rồng mà bay
13 Tháng Chín 20243:25 SA(Xem: 6257)
bay nửa vòng đời ngơ ngác tìm nhau / chưa kịp chạm tay / mùa thu đã cháy / trong lá khô đôi môi nào run rẩy / mãi hoài không gọi nổi / một cái tên