- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

VIẾT GÌ CHO NGÀY VALENTINE!

13 Tháng Hai 20258:11 CH(Xem: 2909)


valentine-HTBH
Ảnh INTERNET


Hoàng Thị Bích Hà

VIẾT GÌ CHO NGÀY VALENTINE!

 

Tuổi yêu đương ngọt ngào thì mình đã qua rồi! Có thả hồn về dĩ vãng với một thời tuổi trẻ mình vẫn nhả ra thơ tình tha thiết đắm say không khác kẻ đang yêu đâu! Thật đấy! Văn nghệ sĩ mà! Lùi về dĩ vãng, hiện tại hay tương lai, nhập vai, hóa thân có thể đưa mình về thuở xuân xanh 18, hay bất kỳ đoạn đời nào. Trí tưởng tượng có thể đưa người sáng tác đi bất cứ đâu mà họ muốn.

 

Nhưng hôm nay không thả hồn mơ mộng nữa, có lẽ mình viết một chút cho đời thực đi.

 

Ngày tình yêu, các bạn trẻ tặng cho nhau vị ngọt của socola và cả những nụ hôn ngọt ngào, lãng mạn. Và đắm say cuồng nhiệt của tuổi trẻ đang tràn trề sức sống, khi đã chọn được ý trung nhân. Nhưng nếu chưa chuẩn bị tâm thế bước vào hôn nhân, là làm vợ làm mẹ thì cẩn thận những biện pháp “giữ mình”. Bài học tâm sinh lý và sức khỏe sinh sản ở nhà trường chưa nhiều, cần tham khảo ý kiến mẹ và chị gái thân thương (nếu có) và tự học, tự tìm hiểu để trang bị cho mình những bài học quý và chỉ có mình mới bảo vệ được mình thôi!

 

Không phải tình yêu nào cũng đi đến hôn nhân. Lầm lỡ và đổ vỡ là điều không tránh khỏi khi chúng ta chọn sai người.

 

Khi chọn cho mình người yêu tốt, người chồng tốt để đồng hành cùng nhau trong cuộc đời. Đó là may mắn cho cả hai, là niềm mơ ước và hướng tới với bất kỳ tình yêu chân chính nào, bất kỳ thời nào, ở quốc gia nào!

 

Nhưng nếu chọn sai người sẽ dẫn đến làm khổ cả đời mình và khổ cả con cái. Một đời làm vợ không ra gì còn để lại hệ lụy phá nát cả đời con. Đừng dại mà nghe lời Khổng từ : “tam tòng tứ đức”. Đó là tư tưởng lập một trật tự làm lợi cho giai cấp phong kiến. Chưa lập gia đình thì theo cha nghe cha. Vậy nhỡ gặp cha nát rượu cờ bạc gái gú rượu chè thì sao? Lấy chồng theo chồng, lại gặp phải thằng chồng cũng đểu cáng, vô tích sự, hút sách, cờ bạc rượu chè trộm tiền vợ cho gái thì sao,…vua bảo chết phải chết,… Tư tưởng đó lỗi thời vì sự lạc hậu và bất nhân của nó nên ngày này đã được loại bỏ ra khỏi đời sống hiện đại: Tôn trọng con người.

 

Có người lấy chồng mà còn phải nuôi thêm chồng cùng với bầy con. Con thì lớn, trưởng thành, chồng không bao giờ lớn, ăn cũng phải có người lo, tắm cũng phải có người lấy quần áo cho, không làm ra đồng nào mà còn lấy tiền vợ đi nhậu nữa, không cho thì nó đánh vậy có nên gắn bó với loại người này không?

 

Thà rằng ốm đau bệnh tật ngoài ý muốn. Vợ chồng gắn bó với nhau vì cái tình cái nghĩa tào khang. Ông cha mình thường nói vợ chồng hoạn nạn có nhau "đui thì dắt, què thì cõng" nhưng ngày nay dễ có mấy ai. Thấy mới bị xe đụng gãy hai răng cửa sau ngày tặng quà vanlentne mà sáng hôm sang nghe thằng bé gãy răng cửa, nhỏ đó đã mang quà tới trả rồi. Còn nhiều trường hợp chồng ( vợ). khi làm ra tiền thì đưa hết cho vợ, chẳng may lăn ra ốm thế là người kia vội trả về nơi xuất phát, gia đình thân ruột phải lo nuôi. Ngày nay để kiếm cho được người vợ người chồng đúng nghĩa không hề dễ.

 

Nếu nói về nam giới và không nói về phụ nữ thì không công bằng. Có những người phụ nữ khi có chồng rồi vẫn không an phận: vẫn lừa dối, sống thiếu chung thủy, vụng về, lười biếng,.. cũng là gánh nặng và là nỗi khổ cho chồng.

 

Vậy thì khi đã nhận ra sai lầm, cần nhanh chóng sửa sai. Hãy chấm dứt các mối quan hệ tiêu cực và giữ gìn sức khỏe, làm lụng để nuôi con. Hãy nuôi con cho tới bờ tới bến khi đã tạo ra nó. Đừng vì giận dỗi bố (mẹ) nó mà bỏ con thì phạm thêm một sai lầm nữa là góp phần làm khổ con. Khi đã có con, nên bù đắp cho con đừng đứng núi này trông núi nọ. Đương nhiên ra ngoài vẫn có thể có bạn tri âm, chia sẻ ngọt bùi nhưng tiệc tàn ai về nhà nấy, đừng rước họa về làm khổ con (như trường hợp đứa trẻ 3 tuổi bị bố dượng đóng đinh trên đầu. Hay bé 8 tuổi bị nhân tình của bố đánh đến tử vong, …) Và còn nhiều nữa khi chúng ta quan sát xung quanh đời thực và qua báo chí phim ảnh cũng phản ánh cuộc sống, từ đời thực mà đi vào các kênh báo chí báo hình, v..v…( Tuy nhiên vẫn có nhưng bà mẹ kế, và cha dượng tốt, không vơ đũa cả nắm nhưng quả thật hiếm, xác suất phần ít ỏi khó tìm. Liệu may mắn đó có đến được với con mình không?)

 

Qua thực tế, những gì quan sát được thì mình thấy giới trẻ ngày nay trong nước và kể cả ở nước ngoài họ rất ngại kết hôn. Họ cũng khôn ra nhiều sau những bài học đắt giá của các thế hệ trước. Và cũng có lẽ sau một vài lần trải nghiệm và thất bại trong tình trường đã kịp thời rút ra bài học xương máu cho mình và cho con. Ngày nay, có những cô gái trẻ thành đạt, họ tự chủ về tài chính, muốn làm mẹ đơn thân, tự chọn giống thụ tinh nhân tạo, sinh con và nuôi con. Đơn thân cũng hạnh phúc không bị phiền nhiễu, làm chủ cuộc sống mình và an yên là điều hạnh phúc nhất.

Dĩ nhiên bài viết này tôi không cổ xúy cho trào lưu đơn thân, vì nuôi con hai người vẫn tốt hơn một người nhưng nếu gặp được người tâm đầu ý hợp để đi trọn đường đời thì quá tốt, quá hạnh phúc, không có gì để lăn tăn nữa! Nhưng nếu chọn sai cần tỉnh mộng đối diện, sửa sai để cái khổ của đời mình đừng liên lụy đến con cái đời sau.

 

 

Chúc Valentine ngọt ngào, đừng đắng chát về sau! Và ai cũng tìm được một nửa của mình như ý!

 

Saigon, ngày 13/2/2025

Hoàng Thị Bích Hà

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
25 Tháng Ba 20252:10 CH(Xem: 184)
Chúng tôi định đứng nói chuyện lâu hơn, nhưng bị mấy người dưới ghe to tiếng gọi. Chúng tôi chia tay, tôi nghe thấy người bạn trong bộ áo choàng linh mục bên cạnh bình thản nói với tôi: “Nếu mày còn ở vùng này, nhớ đến thăm tao”. Tôi bỗng thấy cả một thời trung học quay trở lại, tôi rưng rưng ôm lấy hắn và buột miệng: “Cha ơi là Cha”. Lúc ghe đã xa bờ, tôi cố nhìn lại, thấy hắn trong chiếc áo choàng đen vẫn còn đứng như in hình trong bóng trời chiều cho đến khi chiếc ghe rẽ quặt sang một hướng khác.
14 Tháng Ba 20258:55 CH(Xem: 1456)
Sáng sớm hôm nay, khi mở hộp thư, nhận được tin, tôi liền điện thoại cho anh Phạm Văn Nhàn, người bạn thân với anh chị Thương – Quy. Hỏi, “Anh Nhàn ơi, anh hay tin gì chưa? Anh Lê Ký Thương đã ra đi lúc 9 giờ 50 phút sáng hôm nay 14/2/2025. Cả hai anh em đều buồn. Im lặng một lúc, anh kể mới gọi thăm anh LKT cách nay mấy tuần. Chị Quy nói chuyện rồi đưa phone qua cho anh Thương, nhưng khi đó miệng anh Thương đã cứng, không nói được gì...
25 Tháng Hai 20253:15 SA(Xem: 2377)
Hai chục năm qua, những lúc không làm phim, Tuấn cận tôi thường “ngứa tay” viết nhật ký, tản văn, tạp bút, tùy bút – mà động lực chính yếu là cần trò chuyện với đứa con gái đầu lòng từ lúc sinh ra đến khi bước vào đời sinh viên, để nó sẽ có điều kiện hiểu thêm về thời nó đã sinh ra, lớn lên, và trưởng thành như một Công dân xứ Đông Lào đầy ngổn ngang; đồng thời cảm thông với ông bố vào tuổi làm lễ “Khao” cổ truyền mà suốt ngày lầm lụi viết thuê, làm các loại phim thượng vàng hạ cám để nuôi sống một gia đình nhỏ và mong nói được điều gì đó với Cuộc đời – điều mong mỏi nhỏ nhoi vô hại nhưng khiến nó từng hờn dỗi phát khóc: “Bố thôi kiểu “phản biện” ấy đi, tránh “mồm chó vó ngựa” cho con nhờ, con được yên thân học hết đại học và kiếm được cái nghề…” Tôi buộc phải nghe lời, chỉ vì thương nó, nếu lỡ bị liên lụy bởi dính phải cái tội “yêu thư yêu ngôn” do ông bố dở hơi từ thời ngây dại trót ảnh hưởng cái ý tưởng cao siêu “Dùng cán bút làm đòn xoay chế độ”, thì tôi thực có tội và đáng ân hận
17 Tháng Hai 202512:12 SA(Xem: 2640)
Mấy hôm rày tôi không hát "ầu ơ ví dầu..." để ru cháu ngủ mà lại hay hát cái bài "Đón Xuân Này Tôi Nhớ Xuân Xưa". Cái thằng cu Ben em cu Tèo nghe êm tai mà "phê" vào giấc ngủ bình yên. Có lẽ do "ruột gan" của Ngoại nó có gởi qua đó để hát mà lị!
03 Tháng Hai 20255:45 CH(Xem: 2980)
Lâu lắm rồi tôi không còn nghe được tiếng chuông chùa ngân lên mỗi buổi sáng thật sớm trong màn đêm còn dày đặc khi thành phố còn ngủ yên. Tiếng chuông ngân hiền hòa lắng lại không xôn xao lay động bởi những muộn phiền sót lại trong ngày. Ai trong đời lớn lên mà không có nỗi buồn vấn vương trong sâu thẳm, tôi cũng buồn cũng lẩn thẩn với vô vàn những khắc khoải riêng tư. Nhưng tiếng chuông chùa thanh thoát là cái nét, cái hồn quê hương cho tôi cảm nhận sự an bình.
03 Tháng Hai 20254:56 CH(Xem: 3170)
Nhớ lại 50 năm trước, một điều dĩ nhiên là thế giới không phải như ngày hôm nay, nước Mỹ không phải như ngày hôm nay và người Việt ở Mỹ hay ở khắp các nơi cũng không hẳn là người Việt ngày hôm nay. Trong thời gian ấy, ít nhất hai thế hệ mới đã ra đời./ Nhớ lại 50 năm trước, đêm cuối cùng, một phép lạ đã đưa chúng tôi lọt được vào quân cảng Saigon và trèo lên được chiếc chiến hạm cuối cùng đang nằm ụ, bỏ nước ra đi. Những ngày dài chen chúc nhau trong một con tầu chết máy trôi trên biển mãi mới đến được đảo Guam. Những ngày lang bạt, tất tưởi rời trại này qua trại khác, cuối cùng được đưa vào vào đất liền, và tạm trú tại Camp Pendleton trại Thủy Quân Lục Chiến miền Nam Cali. Trại trải dài hàng cây số, với hàng trăm căn lều vải đón nhận hàng trăm ngàn người tị nạn.
03 Tháng Hai 20252:18 CH(Xem: 3183)
Tấm hình ai đó chụp nhà văn Vũ Thư Hiên trở về Tổ quốc mình ôm bó hoa với nụ cười sáng rực trước Tết Dân tộc khiến không ít người dù đang lo âu, buồn bã bởi gia cảnh & thế sự cũng chợt cảm thấy lòng được ấm áp đôi chút… Người sở hữu nụ cười quý giá và hiếm hoi ấy là người từng trải qua bao giông tố của số phận, đã tiếp nối một cách xót xa dòng văn “lưu vong” bắt đầu từ cụ Hồ Nguyên Trừng với “giấc mộng của ông già nước Nam” (Nam ông mộng lục) nhiều thế kỷ trước…
27 Tháng Giêng 20253:02 SA(Xem: 3676)
"Thời gian tựa bóng chim câu. Nó đi đi mãi không chờ đợi ai..." Bây giờ là những ngày cuối cùng của năm. Tôi chuẩn bị đón năm mới tại Sài Gòn thành phố mới của con và cháu Ngoại.
14 Tháng Giêng 202511:42 CH(Xem: 4048)
Tết không đơn thuần là cột mốc đặc biệt của tháng năm ghi dấu nơi tờ lịch mà là một phần của tâm thức tồn tại vĩnh viễn bên trong hồn người. Chỉ cần đến tháng chạp nó thức dậy những kỷ niệm tưởng tạm ngủ yên suốt gần một năm qua và gửi gắm những ước muốn vào năm mới với biết bao hy vọng mong chờ...
03 Tháng Giêng 20252:30 CH(Xem: 5967)
Tôi bị ám ảnh triền miên bởi những hình tượng ốm đau, kiệt quệ. Những lặng lờ thấp thỏm, sợ hãi đợi chờ cho một ngày cuối cùng, chấm hết… Nên đã rất ít khi tôi còn dám thăm hỏi ai thêm về chuyện thở ít, thở nhiều hay đã gần ngưng thở. Anh Khánh Trường mỗi khi tôi nhớ đến, phải là hình ảnh của một giang hồ. Một tay chơi luôn cười cợt, ngạo nghễ với đời, để nếu cần, đang ngồi café cứ quăng đại chiếc ghế lên trời cho hả cơn giận dữ. Dễ thương và may mắn nhất là anh có được những tiếng cười xòa thông cảm, những tiếng cười phá chấp từ bè bạn.