- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

CÁNH ĐỒNG TUỔI THƠ

05 Tháng Bảy 202410:37 CH(Xem: 15579)


canh dong-



Np phan

CÁNH ĐỒNG TUỔI THƠ

 



Tình cờ tôi gặp một tấm ảnh trên mạng, trong một album ảnh cũ về Nha Trang - Khánh Hoà trước năm 1975. Tấm ảnh được chụp trên đồi Trại Thuỷ, từ phía sau lưng Kim Thân Phật Tổ (tượng Phật trắng), có lẽ vào quãng những cuối những năm 60 của thế kỷ trước.

 

Tấm ảnh chụp vùng quê Diên Khánh, nằm ở phía tây thị xã Nha Trang, đó là vùng tứ thôn Đại Điền quê tôi, trong thời chiến tranh. Trong ảnh là nhà cửa, làng mạc vùng cận Nha Trang, xa xa là cánh đồng Đại Điền mênh mông và vùng rừng núi phía tây: núi Hòn Ngang, Hòn Dữ và vùng núi Đại An, có Am Chúa, nơi phát tích của Bà Thiên Y Thánh Mẫu.

 

Ấn tượng nhất trong tấm ảnh, đối với tôi, không phải là nhà cửa, làng mạc hay đồng ruộng, núi rừng mà chính là hình ảnh của một chiếc máy bay trực thăng (helicopter) đang bay trên trời, có lẽ là một chiếc HU1A, mà người dân quê tôi thường gọi là máy bay “cán gáo” vì nó rất giống với một cái gáo múc nước. Đó là một trong những biểu tượng của chiến tranh.

 

Những năm đó, chiến tranh đang diễn ra rất ác liệt trên quê hương Đại Điền của tôi. Biết bao nhiêu bom đạn của cả hai bên cày nát ruộng đồng, rừng núi. Tôi vẫn còn nhớ rõ những hố bom, vết bánh xe thiết giáp cày trên cánh đồng, những ánh hỏa châu, ánh lửa từ những trái bom “chụp”, những lằn đạn xé rách bầu trời trong đêm. Trên trời, tôi thường thấy những chiếc máy bay “cào cào” hay “bà già” (L19) bay đi rải truyền đơn kêu gọi những người bên kia chiến tuyến “trở về với chánh nghĩa quốc gia”, hoặc bay do thám, bắt gặp “mục tiêu” khả nghi thì thả trái khói màu để máy bay tới ném bom. Tôi đã nhìn thấy hầu hết các loại máy bay trên trời, từ máy bay Chinook chở quân, vận tải C130, các loại máy bay ném bom F105, F111, và cả… B52 thả bom đâu đó rồi bay trở về căn cứ ở Thái Lan.

 

Với tôi, chiếc máy bay trực thăng “cán gáo” gắn với một kỷ niệm tôi không thể quên được. Năm đó, tôi đang học trung học, khoảng 13, 14 tuổi. Một buổi chiều, tôi nghe có tiếng nổ rất lớn từ cánh đồng phía sau nhà rồi khói lửa bốc lên nghi ngút. Một chiếc máy bay “cán gáo” bị bắn hạ ngay trên bầu trời làng tôi, giáp với vùng núi Đại An. Độ hai hôm sau, nhân bữa tôi nghỉ học, cha tôi nói “Con rảnh thì đi với cha ra đồng một lúc”. Tôi hỏi “Có việc gì không cha?”. Cha tôi chỉ nói gọn “Đi rồi biết”. Cha tôi đem theo cái túi “dết” rồi dẫn tôi đi ra đồng.

 

Hai cha con cùng đi tới chỗ chiếc máy bay trực thăng cháy hôm trước. Chiếc máy bay chỉ còn lại bộ khung sườn bằng kim loại, đặc biệt còn bộ cánh quạt trước bằng một loại hợp kim nhôm đặc biệt. Cha tôi lấy ra chiếc cưa sắt kèm theo mấy lưỡi cưa dự phòng và một cái ca đựng nước. Rồi hai cha con thay phiên nhau (thực ra chủ yếu là cha tôi) cưa chiếc cánh quạt máy bay làm mấy tấm. Xong việc, hai cha con cùng khiêng một tấm ra về. Số còn lại, mấy hôm sau, cha tiếp tục đem về. Những tấm nhôm này, sau đó ít lâu, được những người thu gom phế liệu mua.

 

Chao ôi, chuyện cũng đã trên 50 năm mà tôi vẫn còn nhớ như in, vì lẽ nó gắn liền với hình ảnh người cha thân yêu, một người nông dân chân lắm tay bùn, người luôn bảo bọc, che chở cho tôi, luôn đứng sau tôi trong mọi nỗ lực học hành, vươn lên làm người hữu dụng, đặc biệt trong những năm tháng vất vả, khó khăn, trong bom đạn ngút trời.

 

Chiến tranh cũng đã lùi xa lắm rồi mà sao lòng người vẫn còn ngổn ngang:

chao ôi năm tháng là năm tháng

lệ đã rơi và xương máu rơi

cuộc cờ nhân thế sao chưa vãn

đốt hết làm sao ngọn lửa trời!

(khúc tháng năm - NP phan)

 

Cha tôi đã yên nghỉ nơi đồng đất quê nhà từ mười năm trước. Mẹ tôi cũng đã về bên người bốn năm sau đó. Xin thắp một nén tâm hương tưởng nhớ đấng sinh thành:

nén nhang này con thắp bằng lửa trái tim

giữa đồng chiều, mắt con nhoà lệ

xin một lạy nơi mẹ cha yên nghỉ

và một lạy này, xin lạy tạ quê hương

(khúc từ ly - NP phan)

 

NP phan

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
26 Tháng Mười Hai 20244:38 CH(Xem: 8209)
Sáng thứ bảy, như đã hẹn mình và Ánh Loan (Phú Nhuận) tập trung tại nhà Thanh Hương (quận 1). Khung cảnh khu vực này thật đẹp. Phố xá sang chảnh lại có cảm giác yên bình. Khúc lộ Đặng Dung là một con phố như bao con phố trung tâm của SG nhà cửa san sát kiểu dáng đều rất đẹp. Cả dãy phố nhà nào cũng có một giàn hoa giấy hay những loại hoa gì đó đủ màu sắc, góp phần tạo nên vẻ đẹp, văn minh, thanh lịch, tao nhã cho khu phố này.
24 Tháng Mười Hai 202412:04 SA(Xem: 7503)
Tôi là người ngoại đạo, nhưng bạn bè thân hữu từng kết giao là giáo dân rất nhiều. Họ là những con dân của Chúa. Hôm nay, Giáng Sinh cận kề, nghĩ về các thân hữu.
18 Tháng Mười Hai 20246:46 CH(Xem: 10448)
Cuối thập kỉ 60 hay đầu đầu 70 gì đó. Bố tôi, một nhân viên khí tượng tại phi trường Nha trang, có kể lại về câu chuyện về ngày Đại hội không quân của của câc nước Đông Nam Á, mà ông được tham dự. Theo ông, trong các đội bay, ông hết lời tán thưởng đội bay của nước Trung Hoa dân quốc ( Taiwan) đã có những phi trình biễu diễn thật đẹp ngoạn mục, cùng những màn nhào lộn chết người gần như đạt đến đến giới hạn của đỉnh cao sức chịu đựng của phi công chứng tỏ sự dày công tập luyện. Còn về đội tuyển Cao ly, ông nhận xét cùng cái trề môi " Bình thường!"
10 Tháng Mười Hai 20244:55 CH(Xem: 11417)
KHÔNG HỌC Y KHOA NỮA: TS NGUYỄN DUY CHÍNH, Little Saigon, California 21.11.2024: Là một nhà sử học Việt Nam nghiêm túc, các trang viết của Anh ND Chính bao giờ cũng là một nỗ lực đi từ nguồn tài liệu gốc từ kho sử liệu Trung Hoa, do Anh rất giỏi chữ Hán – mà Anh tự học, nên Anh có thể đáp ứng được yêu cầu nghiêm khắc này. Và rồi nhân đọc một bài viết trên mạng, nói tới vai trò quan trọng bất ngờ của AI/ ChatGPT trong Y khoa, Anh ND Chính đã viết cho tôi và các Bạn – dĩ nhiên, ai cũng biết đó là một câu nói đùa, với một tiêu đề diễu cợt: "Thất nghiệp đến nơi rồi… Hãy học AI chứ đừng học Y khoa nữa "
23 Tháng Mười Một 20248:51 CH(Xem: 14395)
Hình như không đợi đến lúc thật già, chỉ nhá nhem cái tuổi già già thì đã thấy lẩn thẩn cái chi đâu đó trong mắt người khác rồi. Tôi buôn bán ở chợ Qui Nhơn, anh bạn hàng của tôi hôm ghé hàng lấy đồ về cho vợ bán, anh ngồi mà than vãn. - Chắc anh điên mất vì bà vợ của anh. Hễ anh nói gà thì bả nói vịt. Anh nói cái chén thì bả nói cái xe. - Hì hì chuyện thường mà anh. Do giờ anh thay đổi nên thấy vậy đó chớ hồi xưa anh lắng nghe mà nuốt từng lời chị nói đó chớ.
23 Tháng Mười Một 20246:25 CH(Xem: 9487)
Giật mình, ngồi bật dậy, tâm trí nửa tỉnh, nửa mê; tuy còn đang ngơ ngác bần thần, tôi vẫn nghe thoáng bên tai, âm điệu tiếng hát chơi bài lô tô: tìm mãi không ra ...nó chạy đâu xa...nó chạy đâu xa …tìm hoài mới ra ... là con số gì đây... con số gì đây, con số … hai mươi ba (23). Tôi lẩm bẩm: lại nằm mơ nữa rồi!
02 Tháng Mười Một 202412:22 SA(Xem: 12998)
Đối với người Việt, dù trong nước hay ở nước ngoài, nhắc đến phở là tự nhiên nước miếng tứa ra. Đi ra nước ngoài, người Việt chỉ mong chóng trở về, ào ra quán phở gần nhà gọi tô phở nóng thưởng thức bù lại những ngày nhớ quê hương.
22 Tháng Chín 202411:34 CH(Xem: 14797)
Anh à, giữa những ngày hội của người làm phim cả nước tại thành phố biển Nha Trang, quặn lòng trước thảm cảnh của dân ta - nhất là người dân vùng núi Tây Bắc - Đông Bắc qua mấy đợt lũ lụt lên tiếp, em bỗng nhớ về anh… Những điều anh dự báo và khẩn thiết kêu gọi trong kịch bản phim truyện "Vùng rừng nóng bỏng" chưa kịp lên màn ảnh đã rơi ập vào chính số phận của anh: chiếc xe khách chở anh đã bị đổ tại đèo Chiềng Đông hiểm trở, do hậu quả của những cơn lũ rừng, sau nhiều năm tháng dài đốt phá rừng triền miên vô tội vạ!
12 Tháng Chín 20242:10 CH(Xem: 14637)
Ngày xưa hồi còn nhỏ, tui hay nghe bà cố tui đọc câu: "Còn duyên kẻ đón người đưa. Hết duyên đi sớm về trưa một mình". Tui thấy ngồ ngộ dễ thương nên tui nhớ luôn câu ấy ở trong đầu. / Mấy mươi năm trôi qua cho đến giờ tuổi đã về chiều, ngồi ngẫm lại đời mình. À! người ta thì "còn duyên kẻ đón người đưa" còn mình hết cả một đời người trôi qua mà mình có chút duyên nào đâu, vì từ nhỏ cho tới lớn đâu có ai đón đưa, thương nhớ mình chứ ... Xấu hổ thiệt nhưng cũng phải thú thiệt vì ở cái tuổi này rồi, có níu kéo gì nữa đâu hè!! Nói thiệt may ra ông trời ổng thấy tội tội mà kiếp sau ổng cho mình có chút "diên" (duyên)làm vốn lận lưng.
31 Tháng Tám 202410:09 CH(Xem: 15625)
Tôi bán đồ trang sức si mạ ở chợ lớn QuI Nhơn gồm kẹp tóc, nơ cài và cả vòng đeo tay cho con gái. Có một thời tôi bán rất đắt hàng kể cả bán sỉ và lẻ. / Trong chợ có một chị làm công cho các quầy hàng bún phở. Chi tên Xíu, chuyên đi bưng bê các tô bún, tô cháo, hoặc là trà đá chanh, sinh tố cho bạn hàng buôn bán trong chợ. Ngày nào chị cũng ngang qua hàng của tôi mà ngắm nhin. Một buổi chiều sau khi xong việc, chị dừng lại hàng tôi và chỉ chiếc vòng mã não Mỹ mà tôi chưng bày trong tủ kính ( hồi thời đó vòng mã não rất quý).