- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

HAI LẦN ĐƯỢC GẶP NHÀ VĂN-NHÀ BIÊN KỊCH VŨ THƯ HIÊN

17 Tháng Sáu 202212:07 SA(Xem: 8361)


 

vu_thu_hien_2
Nhà văn-Nhà biên kịch Vũ Thư Hiên

 

 

HAI LẦN ĐƯỢC GẶP NHÀ VĂN-NHÀ BIÊN KỊCH VŨ THƯ HIÊN     

Mai An Nguyễn Anh Tuấn    

 

Trong những ngày chờ đợi có nhà sản xuất phim, T. cận tôi ngồi đọc và hỏi han để lấy tư liệu cho một cuốn sách nhỏ đang “âm mưu”, viết về đời sống Điện ảnh nước nhà & thân phận những thế hệ người làm phim từ trước tới nay - trong đó có tôi. Tôi đọc lại hồi ký “Đêm giữa ban ngày” của nhà văn mà tôi hâm mộ kể từ khi đọc cuốn “Bông hồng vàng” của K. Pautovski do ông dịch từ tiếng Nga… Tôi chợt nhớ lại những ngày tháng không được làm phim, phải rời cơ quan vào Sài Gòn làm thuê, viết thuê…

Một C.ty văn hóa tư nhân núp bóng Nhà nước mời tôi làm phim về TP. HCM dịp kỷ niệm 15 năm, mang tên “Thành phố không mệt mỏi”. Sau khi đã quay tư liệu một vài cơ sở sản xuất kinh doanh, lúc tới C.ty của doanh nhân nổi như cồn Tăng Minh Phụng, tôi được biết nhà văn Vũ Thư Hiên đang làm cố vấn cho ông ta trong việc giao dịch hàng hóa với nước Nga (lúc Liên-xô sắp sụp đổ).

Tôi hồi hộp lắm, vì đã được biết sơ qua về quãng đời tù đày của một nhà văn đang có tên trong cơ quan tôi với chức danh “nhà biên kịch” từng tốt nghiệp trường Đại học Điện ảnh quốc gia Liên-xô (VGIK). Nếu được gặp ông, tôi sẽ nói gì đây?  Bảo rằng: “Thưa bác, em vinh dự là người cùng cơ quan với bác”, hay là: “Các rạp chiếu phim đã biến mất trở thành quán bia, vũ trường, đầu phim thì dành cho các nghệ sĩ lớn có công với CM và nghệ sĩ Nhân dân, nghệ sĩ Ưu tú thực hiện rồi, nên thằng đàn em đành thất nghiệp chạy vào đây, may quá được gặp bác…”?

Nhưng để làm gì? Để tìm sự cảm thông, lời an ủi của bậc đàn anh trong nghề cũng đang bỏ nghề ư?… Nhưng thật ra, tôi chợt nảy lòng thương ông, và thương mình… Tôi quyết định không kể cho ai là tôi có biết ông, thậm chí biết rõ về lai lịch của ông. Không phải vì sợ có người bĩu môi: “Úi giời, thấy người sang bắt quàng làm họ”, mà bản năng mách bảo tôi: biết đâu đó cũng là cách tôi bảo vệ ông, khi ông đương tìm cách náu mình an toàn để mưu sinh…

Tôi đã gặp ông hai lần tại C.ty thương mại đang ăn nên làm ra nọ, với tư cách chỉ là hai người làm thuê cho ông chủ nhiều tiền và biết trọng trí thức. Nhà văn không thể biết rằng có một kẻ vô danh tiểu tốt mới vào nghề điện ảnh đã kín đáo quan sát ông, tự hỏi ông đang làm gì cho ông chủ ấy trong lĩnh vực hoàn toàn xa lạ với ông là kinh doanh…

Mấy năm sau, qua hồi ký của ông, tôi được biết đó cũng là thời gian ông âm thầm viết “Đêm giữa ban ngày” giữa nguy hiểm vẫn còn rình rập. Và cuốn sách đó cũng góp phần trả lời giúp tôi cái câu hỏi vấn vương trong nhiều năm – đặc biệt qua những dòng hôm nay tôi đọc lại để hiểu thêm về những điều mình sẽ phải viết:

“…sau khi ra tù, không đi làm cho nhà nước nữa, đời sống gia đình tôi khấm khá hẳn lên, tinh thần cũng thoải mái, kể cả khi tôi làm thuê cho những người theo lý thuyết của các nhà mác-xít là những tên bóc lột. Những ông chủ cá thể xử sự có văn hóa hơn hẳn ông chủ lớn mà tôi phục vụ suốt đời” (ĐGBN).

Mai An Nguyễn Anh Tuấn



Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
12 Tháng Mười Một 200912:00 SA(Xem: 29148)
Thập niên 80 âm u giọng hát Khánh Ly «Ai trở về xứ Việt, nhắn giùm tôi người ấy ở trong tù…», không mấy thuyền nhân tin có thể trở về xứ Việt. Thập niên 80, tôi ước ao trở về Huế. Về Huế! Chỉ có hai chữ này thôi mà sao âm vang cả hồn mình.
02 Tháng Mười Một 200912:00 SA(Xem: 26115)
Hai mươi hai năm đã trôi qua kể từ khi tôi tìm thấy mảnh giấy ép trong cuốn nhật ký của Thiện. Tôi đã hỏi quanh một số bạn bè trong giới văn nghệ xem có ai biết tác giả của hai câu thơ đó, song chẳng ai nhớ.
01 Tháng Mười Một 200912:00 SA(Xem: 23749)
Khi tự nhận mình là kẻ ăn trộm, lòng đã nghe tan nát hết. Sự vỡ vụn của những năm tháng thương cho lời dối trá của nhân vật trong Tuổi Trẻ Băn Khoăn cứ theo tôi, dằng dai, ảm đạm mỗi chiều về.
26 Tháng Mười 200912:00 SA(Xem: 25066)
...Mẹ tôi bước vào tuổi 92. Mẹ ở với gia đình cô em út, miền nam bang Cali, cách nơi tôi định cư hơn ba giờ bay. Không thể thu xếp sang mừng tuổi Mẹ dịp đầu Xuân, tôi thấy thiếu sót và áy náy trong lòng...
20 Tháng Chín 200912:00 SA(Xem: 31325)
Tôi là độc giả của Mai Thảo, nhóm Sáng Tạo , và hầu như tất cả các tác giả Việt Nam Cộng Hòa từ tuổi 15-17. Dù là học sinh ban Toán, trên trung bình, tôi ham thích đọc bất cứ lúc nào có thì giờ rảnh rỗi.
20 Tháng Chín 200912:00 SA(Xem: 36495)
Khái Hưng đã chết như thế nào? Từ rất lâu, mỗi lần gặp lại tên Khái Hưng, tôi lại nghĩ đến điều đó và cùng lúc tôi vẫn muốn biết Khái Hưng, cùng Tự-lực văn-đoàn, cũng như tất cả những người ở thế hệ Khái Hưng đã làm cách mạng như thế nào, họ đã nghĩ gì, làm gì. Họ đã hoạt động trong giai đoạn kháng chiến giải phóng dân tộc ra sao?
16 Tháng Tám 200912:00 SA(Xem: 115875)
Nhà văn Nhật Tiến, trong phần phát biểu cảm tưởng tại đám giỗ anh ở phòng sinh hoạt Người Việt, đã kể lại một chuyện cảm động, đó là niềm xúc động đẫm nước mắt khi cầm tờ báo Người Việt trên tay ở trong trại tị nạn vào năm 1979 sau khi ông và những thuyền nhân đồng hành còn sống sót, trong đó có cả cặp ký giả tên tuổi Dương Phục và Vũ Thanh Thủy, sau một thời gian bị hải tặc bắt, giam cầm và hành hạ trên đảo Ko Kra trong Vịnh Thái Lan suốt cả tháng trời.
01 Tháng Tám 200912:00 SA(Xem: 28622)
Việt Nam đang trên đà tiến triển văn minh hội nhập, người phụ nữ trong một vài môi trường nào đó cũng đang được đề cao, tưởng thưởng. Nhưng đồng thời trong một góc khuất vắng mà rất gần với đời thường, một số phụ nữ Việt vẫn úp mặt vào hai bàn tay che khuất những tủi nhục của riêng mình.
05 Tháng Bảy 200912:00 SA(Xem: 24748)
Không biết đã bao đêm, cứ khoảng hai giờ sáng, tôi lại bị rất nhiều cánh tay gió, mưa hối hả lay, giựt tôi ra khỏi giấc ngủ, muộn. Hai giờ sáng, tôi tỉnh dậy giữa tiếng gió khua, đập, cùng cảm giác giông, bão không nguôi nện gót giầy giận dữ, dưới thấp.
05 Tháng Bảy 200912:00 SA(Xem: 24562)
Khi chúng tôi đến bến sông thì trời mờ sáng. Con đường đá xanh ngoằn nghoèo đổ dốc xuống bờ sông mở ra dòng Cowlitz còn mù hơi sương phía trước. Tiếng bánh xe lạo rạo trên đá răm. Bãi đỗ xe trống trải. Xe ngừng, tôi tắt máy, tay vịn vô lăng. Xung quanh chúng tôi hoàn toàn im vắng.