- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

SỰ “ĐIÊU TÀN” CỦA MỘT NỀN ĐIỆN ẢNH

29 Tháng Tư 20221:40 SA(Xem: 8062)
 

MEVANGNHA

 

SỰ “ĐIÊU TÀN” CỦA MỘT NỀN ĐIỆN ẢNH     
Mai An Nguyễn Anh Tuấn     

 

Xin mượn tạm tên tập thơ của thi sĩ họ Chế để miêu tả cảnh tượng cơ quan cũ của tôi trong ngày 30 tháng 4 lịch sử, cùng tâm trạng chung của nhiều cô bác, anh chị em từng làm việc tại đây: Hãng phim truyện VN, 4 Thụy Khuê Hà Nội, cơ sở làm phim truyện lớn nhất nước - mặc dù tính chất Điêu tàn mới chỉ nói được phần nào cái vẻ ngoài của hiện tượng cũng như bản chất sự việc…

Nếu một họa sĩ thiết kế phim truyện đang có ý định xây dựng bối cảnh về một Công ty, hay một Gia tộc từng có thời hoàng kim nay bị phá sản, rồi bị thời gian vùi trong lãng quên – chắc sẽ phải reo lên sung sướng, vì cái bối cảnh tự nhiên đang bày ra kia có giá trị thuyết phục hơn bất kỳ sự tưởng tượng của những họa sĩ điện ảnh tài ba nhất!

Những ai từng làm việc ở cơ ngơi này đều dễ dàng nhận ra: sau tấm pano phim cũ kia là cầu thang lên các văn phòng Giám đốc và Phó Giám đốc phụ trách nghệ thuật; mấy gian phòng ở dưới, bên trái là các xưởng làm phim 1,2,3… Phía sau cùng là các phòng Tổ chức, Tài vụ, kỹ thuật, v.v, lối dẫn vào phòng họp Hãng, phòng chiếu phim, trường quay, xưởng in tráng, v.v – tạo giới hạn của Hãng với địa phận của trường Chu Văn An (Trường Bưởi cũ) và Hồ Tây, và cũng là địa bàn sinh sống những năm cuối đời của đôi vợ chồng thi sĩ đặc biệt có số phận vất vưởng: Phùng Quán (Tôi có đôi lần được ngồi xem nhà thơ PQ câu cá trộm ở Hồ Tây; và một lần duy nhất mời được ông vào xem phim học tập tại cơ quan - phim Ý “Anh em nhà Rocco” của đạo diễn L.Visconti).

Không hiểu sao, giữa khung cảnh hoang tàn, đổ nát này, tôi bỗng chợt nhớ đến tiểu thuyết “Trò chơi” - cuốn tiểu thuyết tuy không phải là đặc sắc nhất của nhà văn Nga Iu.V. Bondarev nhưng lại là tác phẩm nói rất kỹ, rất thấm thía về sự suy đồi, tha hóa của một trong những nền Điện ảnh lớn thế giới kể từ khi tuân theo định hướng sáng tác XHCN và những “nghệ sĩ lớn” dần biến thành “ông quan” nghệ thuật có “sứ mệnh” là thực hiện chỉ thị từ trên xuống tới các “nghệ sĩ bé” (về chức vụ) nhằm tạo ra các tác phẩm phục vụ thật tốt đường lối cao cả của Chính quyền và đồng thời cũng xa cách dần các giá trị nhân văn phổ quát của nhân loại… “Cái đít ngồi ghế Giám đốc Mosfilm” - theo cách nói của Bondarev - đã lấn át hết, tới chỗ thống trị tư duy sáng tạo của không ít nghệ sĩ Điện ảnh Liên xô có lương tâm một thời…

Nền điện ảnh đàn em, sinh sau đẻ muộn ở ta tuy không mắc căn bệnh ung thư tới độ trầm trọng như sự miêu tả của Bondarev, song lại không có đủ nội lực để tự vượt thoát và tự “xạ trị” như “ông lớn Mosfilm”, nên đã bị “đầu độc” một lần tới gần chết vào đầu những năm 90 thế kỷ trước - khi Liên Hiệp Điện ảnh VN đã có chủ trương hãm hại nó bằng nhiều phương thức khá tàn độc - trong đó có việc xóa bỏ tất cả các rạp chiếu phim và chuyển chúng thành quán bia, vũ trường, các kinh doanh văn hóa lặt vặt không dính líu gì tới Nàng tiên thứ Bảy… Hãng phim, cùng cả nền ĐA dân tộc chết lâm sàng từ đó; những phim sử thi hoành tráng ca ngợi chủ nghĩa Anh hùng CM và Lãnh tụ vĩ đại một cách chân thành nhất cũng không cứu nó thoát khỏi cảnh ngắc ngoải. Rồi tới khi chủ trương cổ phần hóa đưa ra đã là phương thức thật lý tưởng cho tầng lớp “Mafia” (hay gần giống Mafia) trong ngành Văn hóa - Điện ảnh, những “hậu duệ” của Liên hiệp ĐA trước đó nhảy vào ngang nhiên xâu xé cả nền ĐA đang thở hắt, với quy luật trơ tráo của thời kinh tế thị trường dị dạng mà một nhà văn từng công tác ở Cục ĐA đã phải thốt lên: “Đó là một thương vụ Mua - Bán mà  Ăn cướp cũng chào thua!”

Năm ngoái, khi có dịp phải đi qua phố Thụy Khuê, tôi có nghé vào cổng hãng phim cũ, đúng cái lúc ông chủ mới của Hãng - những người chẳng cần biết ĐA là gì ngoài số tiền họ đã bỏ ra “mua như ăn cướp” để làm chủ khu đất vàng lớn sát Hồ Tây (cùng khu đất của Hãng tại Đồn Đất, Sài Gòn) - ném hết ra ngoài sân toàn bộ kho phục trang, đạo cụ phó mặc cho mưa nắng, bởi với họ, đó chỉ là mấy thứ “đồng nát” vô giá trị, làm bẩn kho của họ. Cũng như họ đâu thèm quan tâm những người làm nghề sẽ đau xót đến chảy máu mắt ra sao, không thèm đếm xỉa đến đời sống và nghề nghiệp của người làm phim giờ đang như “cá nằm trên thớt” chờ “ơn huệ” của ông chủ mới… Hiện giờ, những ông chủ mới của Hãng phim ấy đã phải nhè ra, bởi khó “ăn tươi nuốt sống” được miếng mồi béo bở cùng phe nhóm bên trên… Nhưng số phận của cả Hãng phim cùng hàng trăm nghệ sĩ, cán bộ công nhân viên vẫn còn trong giai đoạn “Sống cùng Lịch sử” - như tên một bộ phim truyện gần đây, “Sống cùng Lịch sử” với Vinh và Nhục của một nền Điện ảnh chịu nhiều thua thiệt và kém cỏi so với các đàn anh đàn chị trong khu vực chứ chưa dám so với cả thế giới - dù nó chẳng có tội lỗi gì…


Đạo diễn Mai An Nguyễn Anh Tuấn

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 91381)
Thành phố nằm bên một rẻo biển miền Trung yên bình và tĩnh lặng. Những ngày gầ n đây bổng nhiên được khuấy động bởi mấy chú cá mập, không hiểu vì sao lại lang thang vào bờ, chúng lượn lờ nơi bãi tắm trước khuôn viên trường, là bãi du lịch của thành phố. Thỉnh thoảng chúng lại ruỗi theo sóng nước cợt nhã với con người. Có hôm một chú cá mập con nhá vào mông ai đó, có hôm lại ngoạm vào giò của kẻ nào bơi đến gần. Bạn tôi phán: đất này “linh kiệt”. Tôi cười vui: Đất lành chim đậu, biển lành cá mập làm tổ .
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 90788)
Trong tình bằng hữu nhiều năm với Huy, được sự đồng ý của chị Cao Xuân Huy và hai cháu Chúc Dung & Xuân Dung, bài viết thiên về khía cạnh y khoa này, nói về một Cao Xuân Huy khác, người bệnh Cao Xuân Huy chênh vênh trên con dốc của tử sinh, đã can trường chống chỏi với bệnh tật cho tới những ngày và giờ phút cuối cùng và đã ra đi với tất cả “phẩm giá”. NGÔ THẾ VINH
26 Tháng Chín 201012:00 SA(Xem: 28642)
Chữ là thứ những người viết chúng tôi vầy vò hàng ngày. Nhà văn Hồ Đình Nghiêm dùng chữ "vọc". Viết văn, làm thơ là công việc "vọc chữ"! Nghe ra như trò chơi của con trẻ. Ngẫm ra thì đúng là một trò chơi. Ngẫm vào thì trò chơi này quả là mệt.
05 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 100071)
( Người sống sót từ trận bom nguyên tử Hiroshima: Bà Tomiko Matsumoto ) LTS: Trần Huyền Sâm sinh năm 1973, hiện là Giảng viên Khoa văn trường Đại học Sư phạm Huế. Tác giả cuốn Tiếng nói thi ca (Nxb Văn học, 2002), giải thưởng Hội nhà văn Thừa thiên Huế 2003, và cuốn Lý luận văn học phương Tây - Tự sự học kinh điển (Nxb Văn học, 2010). Lần đầu tiên cộng tác với Hợp lưu.
20 Tháng Bảy 201012:00 SA(Xem: 27720)
Có những lúc ngồi viết bài tôi bỗng thấy cần Kỳ. Ngày trước (cũng chỉ bảy tháng nay chứ mấy, nghe sao mà xa xôi!), ngồi nơi bàn computer, tôi biết chỉ cách tôi vài cây số đường chim bay, Kỳ cũng ôm chiếc máy kềnh càng của anh, có gì cần hỏi về nhạc, tôi nhấc phôn đã có Kỳ ngay đầu dây. Nhà tôi cũng như nhà Kỳ đều có máy ghi số phôn gọi đến. Dứt hồi chuông, giọng ấm áp của Kỳ đã nhanh nhẹn hỏi: "Anh Song Thao, khỏe không anh?". Thường thì sau câu chào hỏi đó chúng tôi đi ngay vào chuyện muốn hỏi.
20 Tháng Bảy 201012:00 SA(Xem: 28324)
Trên đường dẫn tôi đi thăm Honfleur, một thành phố hải cảng trong vùng Normandy còn giữ được nhiều kiến trúc từ thời Trung cổ vô cùng bắt mắt đối với một người yêu kiến trúc và ham chụp hình như tôi...
10 Tháng Năm 201012:00 SA(Xem: 89091)
Trong giòng thơ Việt Nam ở thiên niên kỷ 20, thơ Hoàng Cầm là những giọt nước trong veo nhưng mặn chát vị đắng, vị của thuốc mang tên Hoàng Cầm.
08 Tháng Năm 201012:00 SA(Xem: 110119)
Con chào đời vào một ngày mùa đông lạnh buốt. Tháng Mười Hai xao xác gió. Những chiếc lá úa chạy loanh quanh trên đường. Gió lùa qua khe cửa, muốn len lỏi vào không gian ấm áp của căn phòng bệnh viện, nơi mẹ vừa sinh con.
10 Tháng Ba 201012:00 SA(Xem: 104401)
...tôi bị lôi cuốn vào chuyện phim The Hurt Locker lúc nào không hay, mặc dù chị bạn tôi nửa chừng cuốn phim đứng dậy bỏ ra ngoài ngồi chờ tôi, có lẽ vì cảnh trong phim nhiều chỗ quá căng thẳng ...
15 Tháng Giêng 201012:00 SA(Xem: 96921)
Một lần anh hỏi Ước mơ của tôi là gì? Tôi chợt nhớ đến mùa hè xa… Năm 1980, chị em tôi tíu tít khi ông Chín từ Sài Gòn về Quy Nhơn. Chúng tôi thích thú, cái gì ông cũng biết, đêm nào chúng tôi cũng cùng ông ra bờ biển hóng gió và chơi nhảy sóng. Nhìn trời đêm lấp lánh, ông dạy cho chúng tôi cách nhận ra những chòm sao.