- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

KÝ SỰ MIỀN ĐÔNG BẮC (1)

18 Tháng Mười Một 20214:35 CH(Xem: 9415)

BanMai 1
Nhà Văn BAN MAI 

 

 

 

Ban Mai    

KÝ SỰ MIỀN ĐÔNG BẮC (1)   

  1. Thành nhà Mạc
thanhnhamac
Thành nhà Mạc - ảnh Internet


Đêm Tuyên Quang chìm trong tiếng rù rì quái dị thành nhà Mạc chập chờn trong giấc mơ. Tôi chạy xuyên qua tường thành mờ ảo những mê cung  bàn cờ, tôi lao vào ngõ cụt bức tường thành khổng lồ chắn lối, những hình vẽ lay động bước ra nhìn tôi, ánh mắt có thần của một nữ nhân có khuôn mặt đầy nếp nhăn của thời gian làm tôi chết sửng, bà là một vị thần? những chạm khắc trên tường với những phù điêu Champa. Hay tôi đang trôi vào thời Óc eo thế kỷ thứ 7 của xứ Phù Nam. Không tôi đang đi về miền Đông Bắc Việt Nam. Tôi nhớ sáng nay chuyến phi cơ hạ cánh xuống phi trường Nội Bài trước 20 phút của hãng hàng không Vietjet làm mọi người sửng sờ, chuyện lạ, không delay thì cũng đến chậm, cơ trưởng của phi hành đoàn này chắc là tay chơi bay với vận tốc không cho phép hay sao? Tôi mê mụ không thoát ra khỏi giấc mộng, tôi biết mình đang lạc vào giấc mơ quái dị, hành lang một trường đại học nào đó dài hun hút, tôi chạy lên đỉnh đồi tìm lối thoát mưa như trút nước, tôi lội bì bõm những cánh tay trồi ra từ đồi cát, trời ơi, những cánh tay của người trẻ, xác người chất đống được vùi trong đồi cát. Tôi hét lên và bừng tỉnh.

Mồ hôi tôi ướt đẫm. Đêm vẫn còn sâu lắm, ngày mai tôi còn một chặng đường dài  đi qua vùng Đông Bắc giáp ranh biên giới Trung Hoa: Hoàng Su Phì, đèo Cổng Trời, Hà Giang, đèo Bắc Sum, Cổng trời Quản Bạ, Cao Nguyên đá Đồng Văn, Yên Minh, Lũng Cấm, thung lũng Sủng Lá, Nhà Vương, Lũng Cú, Mã Pí Lèng, Mèo Vạc, Cao Bằng, Bản Giốc, động Ngườm Ngao, Bắc Kạn, hồ Ba Bể, Thái Nguyên…, những địa danh mà tôi đã xem trên phim, đọc trong tiểu thuyết, không ngờ có ngày mình sẽ đi qua.

Mặc dù vừa qua cơn bệnh, nhưng tôi không thể hoãn chuyến đi này, nó đã được chúng tôi lên kế hoạch hơn nữa năm qua, từ lúc các anh chị em Quán Văn đi Phú Quốc về. Chúng tôi đã từng tự nhủ, không cần biết đi đâu, hãy cứ đi cùng nhau khi còn có thể là chúng tôi lên đường.

 

2. Ruộng bậc thang Nậm Tỵ

Ruộng bậc thang Nậm Tỵ
Ruộng bậc thang Nậm Tỵ - ảnh Internet


Sương mù giăng trên những ngọn núi khi tôi đứng trên tầng 16 nhìn quang cảnh thành phố Tuyên Quang trãi dài dưới mắt trong sáng sớm. Tôi chưa kịp khám phá cư dân thành phố này, nơi từng được người Miền Bắc ca ngợi “chè Thái, gái Tuyên” ám chỉ chè ngon ở Thái Nguyên và gái đẹp ở Tuyên Quang. Đây chỉ là trạm nghỉ chân đêm qua để sáng nay chúng tôi lên đường đến Hà Giang, bắt đầu con đường vượt đèo qua Hoàng Su Phì thăm ruộng bậc thang ở Nậm Tỵ, Thông Nguyên leo lên đèo cổng trời ngắm cảnh rồi về đến Hà Giang, cao nguyên Đồng Văn. Cung đường Hoàng Su Phì hiểm trở với những khúc quanh cùi chỏ, gấp khúc liên tục tôi chỉ thấy núi và núi, đường đèo cheo leo trên núi cao. Từ Tuyên Quang đi Hà Giang 161,1 km theo đường quốc lộ 2 nhưng sao tôi thấy dài thăm thẳm, cung đường này làm tôi ngất ngư say.

Ruộng bậc thang là hình thức canh tác trên đất dốc của nhiều dân tộc trên thế giới. Do ở các vùng núi cao hiếm đất bằng để canh tác, người ta chọn các vạt đất ở sườn núi bạt thành các tầng bậc, rồi dẫn nước từ các vùng núi cao để tạo thành các ruộng  bậc thang để canh tác lúa. 

Mấy năm gần đây hình ảnh ruộng bậc thang với những cánh đồng lúa chín, vàng hực trong nắng chiều, uốn lượn quanh những sườn đồi, lưng núi đã làm du khách và dân phượt ngỡ ngàng. Ruộng bậc thang trở thành điểm du lịch thu hút khách của Hà Giang cùng với thời điểm hoa tam giác mạch nở rộ vào giữa tháng 10, tháng 11 khi cái gió hiu hắt cuối thu làm cho không gian trở nên mát lạnh. Tôi đến Nậm Tỵ vào đầu tháng 11, khi cánh đồng đã gặt xong trơ góc rạ, thỉnh thoảng còn vài thửa  xanh tươi đang trổ đòng đòng. Đứng trên đỉnh núi ngắm những thửa ruộng bậc thang uốn quanh từ những ngọn núi cao đến những đồi núi thấp phía dưới là con sông Chảy, sông Nậm Kha, sông Bạc mới thấy hết sự lao động vất vả, cần cù của đồng bào dân tộc qua hàng trăm năm, từng thế hệ nối tiếp nhau khai phá, mới có được một quần thể ruộng bậc thang kỳ vĩ  tuyệt đẹp bao quanh khắp những ngọn núi trập trùng như ngày nay.

3. Trên đỉnh Mã Pí Lèng

Trên đỉnh Mã Pí Lèng
Trên đỉnh Mã Pí Lèng - ảnh Internet


Đêm Hà Giang buồn đắm, mới 6h30 chiều mà đường phố vắng tanh, chập choạng trong bóng hoàng hôn đường phố đã lên đèn, nơi tôi nghỉ đêm ở trung tâm thành phố, gần ngã tư mà sao thấy quạnh hiu. Tôi thả bộ men theo những con đường rộng thoáng, có công viên cây xanh đèn neon xanh đỏ nhấp nháy nhưng gần như yên tĩnh, quán xá ít bóng người. Nơi vùng núi hiểm trở cao chót vót này những ông bà làm quan trở thành vua một cỏi cũng phải, bởi vì không hiểu biết người ta nghĩ ai cũng ngu ngơ nên mới có chuyện nâng điểm thi đại học một cách quái gỡ chưa từng có trong lịch sử thi cử ở nước nhà, gần như tất cả các ban ngành quan chức đều đua nhau gian lận điểm thi cho con em mình, nhộn nhịp giống như một phường tuồng. 107 trường hợp nâng điểm chỉ trong 1 tỉnh, có trường hợp nâng khống đến không tin nổi nâng 29,95 điểm cho 4 môn, từ 1 thí sinh yếu có thể trở thành thủ khoa của các trường đại học. Bởi chính sự ngu dốt và xuống cấp đạo đức trầm trọng như vậy, nên Hà Giang mới sản sinh ra một quái thai Sầm Đức Xương nguyên hiệu trưởng một trường THPT lại đi bắt ép mua dâm 10 em học sinh từ 13 đến 17 tuổi cho các quan chức đầu tỉnh ăn chơi sa đọa… vậy mới nói quan ở nơi này là “vua một cõi” coi trời bằng vung, đạp lên tất cả mọi luân thường đạo lý.
Có lẽ nơi này vẫn còn rất nhiều cô Mỵ ngày ngày ngồi trong phòng tối nhìn ra khung cửa nhỏ, ao ước vuợt thoát cái tù túng, quẩn bách, trói buộc  khi xung quanh nhìn đâu cũng thấy một màu sương lam bàn bạc vây quanh đời mình.

Tôi buồn cho một thành phố được thiên nhiên ưu đãi những thắng cảnh hùng vĩ núi non trùng điệp, những người bản địa chân chất hiền lương, cần cù chịu khó nhưng lại nằm trong một môi trường ô nhiễm bởi sự thấp hèn, ngu dốt, tham lam của con người làm vấy bẩn. Không như hàng quán Hà Nội, tôi không tìm thấy “cháo chửi”, “phở quát” mà là sự nhiệt tình của người vùng núi, người thanh niên trong hàng phở hăng hái mua giúp chúng tôi vài chục ổ bánh mì khi chúng tôi không biết tìm mua ở đâu, cô hàng xén chợ  sớm sẵn sàng không lấy tiền khi tôi mua một ít gừng để đánh gió, cô luôn miệng nói không có bao nhiêu mà cô lấy đi, khi tôi ái ngại nài nỉ chị lấy tiền vì sợ mở hàng sớm. Dọc đường tôi đi, từ Yên Minh đến ngôi nhà họ Vương, Mèo Vạc, Lũng Cú, cao nguyên đá Đồng Văn xót xa khi nhìn thấy những người phụ nữ bản địa với những trang phục sặc sỡ của dân tộc rạp mình bước trên đồi cao với bó củi trên lưng, những bó ngô nặng trĩu trong gùi, có cô gái trẻ vác cả một vạt giường trên vai, gương mặt họ lầm lũi, u buồn, những nụ cười không thấy trên môi, chỉ là những ánh nhìn thăm thẳm. Trên những cổng trời cao vút, gió lồng lộng thổi, trùng trùng điệp điệp những ngọn núi nôí nhau lơ lửng trong các tầng mây, không gian đẹp như tranh thủy mặc, các bạn sẽ nhìn thấy các em bé xinh xắn má đỏ au vì gió lạnh, mang hoa trên đầu, môi mộng thắm, mang gùi hoa mời du khách chụp hình. Các em vẫn còn ngây thơ đôi mắt trong veo, còn mắc cở khi thấy khách phương xa, chưa biết chèo kéo như các em bé ỏ Sapa. Mã Phí Lèng hùng vĩ với dòng sông Nho quế xanh biếc phía dưới, với những dòng thác nhỏ chảy róc rách trên những vách núi có làm tan biến nỗi buồn của những cô gái vùng cao, khi sinh ra với thân phận người đàn bà trong chế độ mẫu hệ, bao hủ tục nhấn chìm. Biết bao cô Mỵ bị gã bán, bị cướp về không tình yêu, biết bao cô Kía xinh đẹp, giỏi giang nhưng vì không sinh được con trở thành “cục đá kê chân cột trong nhà”, làm việc khổ nhọc như nô lệ, mơ một tình yêu như bao cô gái khác, khát khao sâu thẳm một lần tìm được tiếng đàn môi nồng cháy của ai đó với mình.

Một buổi chiều tôi đứng trên đỉnh Mã Pí Lèng lộng gió, không gian và thời gian như ngưng đọng, tận hưởng một cảm giác đẹp và buồn bất tận.

BAN MAI

(còn tiếp)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
05 Tháng Giêng 202311:09 CH(Xem: 6369)
Võ Tòng Xuân, sinh ngày 6 tháng 9 năm 1940 (tuổi con rồng / Canh Thìn), tại làng Ba Chúc trong vùng Thất Sơn, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Xuất thân từ một gia đình nghèo với 5 anh em. Học xong trung học đệ nhất cấp, VTX lên Sài Gòn sớm, sống tự lập, vất vả vừa đi học vừa đi làm để cải thiện sinh kế gia đình và nuôi các em... Miền Nam năm 1972, đang giữa cuộc chiến tranh Bắc Nam rất khốc liệt – giữa Mùa Hè Đỏ Lửa, Đại học Cần Thơ lúc đó là đại học duy nhất ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), được thành lập từ 31/03/1966 thời Việt Nam Cộng Hòa đang trên đà phát triển mạnh, và đã có khóa tốt nghiệp đầu tiên ra trường (1970). Võ Tòng Xuân đã được GS Nguyễn Duy Xuân (1970-1975) – là Viện trưởng thứ hai sau GS Phạm Hoàng Hộ (1966-1970), viết thư mời ông về phụ trách khoa nông nghiệp – lúc đó trường vẫn còn là có tên là Cao Đẳng Nông nghiệp, với tư cách một chuyên gia về lúa.
11 Tháng Mười Một 202212:24 SA(Xem: 7030)
Mưa rơi trong màn hình laptop, tôi thèm nghe tiếng mưa. Đêm nay. Mưa Cali hiếm hoi, cứ như chẳng bao giờ muốn có. Nhưng dù đã cố gắng cách mấy, tôi vẫn không thể nhận ra cái rì rào ướt át, chút rét mướt của gió đêm, qua những giọt “mưa giả”, ” mưa máy móc”, “ mưa trong computer”.
01 Tháng Mười Một 202212:25 SA(Xem: 7573)
Sáng sớm, ông bác sĩ quản lý vào phòng báo tin: sau khi hội ý với các bác sĩ chuyên khoa, tất cả đồng ý để tôi xuất viện vào trưa hôm nay và một tháng sau trở lại tái khám. Thú thực, tôi mừng lắm, nghĩ mình đã được sinh ra lần thứ ba! Lần đầu, vào lúc khởi diễn cuộc Thế Chiến Thứ Hai, Mẹ sinh tôi tại một làng quê thuộc Tỉnh Hải-Dương, miền Bắc Việt-Nam; lần thứ hai cách đây bốn mươi năm, là lúc tôi được phóng thich khỏi trại tù Vĩnh-Quang, một trong những nơi giam giữ các sĩ quan miền Nam, dưới chân núi Tam-Đảo thuộc tỉnh Vĩnh-Phú, cũng tại miền Bắc Việt-Nam. Và lần này, lần thứ ba được sinh ra, là ngày tôi xuất viện, sau một thời gian trị liệu nhiều “gian khổ”, “cam go” tại một bệnh viện nổi tiếng ở Houston, Texas.
05 Tháng Mười 20225:58 CH(Xem: 3177)
Thật khó ngỡ tôi có thể sống tới tuổi 80—dù chỉ lả tuổi khai sinh. Cha mẹ cho tôi “mang tiếng khóc bưng đầu mà ra” ngày mồng 6 tháng 10 năm Nhâm Ngọ —tức 13/11/1942—tại Phụng Viện thượng, tục gọi là Me Vừng, quận Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Tuy nhiên, sau ngày cha thoát khỏi những trại tù khổ sai của Việt Cộng, định cư tại tỉnh lỵ Hải Dương hoang tàn, đổ nát, rổi dàn xếp cho mẹ và hai anh em tôi trốn ra đoàn tụ, khi làm giấy thế vì khai sinh hai anh em tôi đều được khai sinh với năm tây lịch, và ngày tháng âm lịch. Ngày sinh trên giấy tờ trở thành 6/10/1942. Bởi thế, từ buổi di dân qua Mỹ, mỗi năm tôi có tới ba sinh nhật. 6/10, 13/11 và một ngày tây lịch nào đó tương ứng với ngày 6/10 âm lịch. Vợ tôi—người tình đầu đời từ trại Bác Ái xóm Cây Quéo, Gia Định 62 năm trước, cũng nguổn cảm hứng của những vần thơ khởi đầu văn nghiệp—thường tăng khẩu phần lương thực với lời chúc..
01 Tháng Chín 20224:56 CH(Xem: 2762)
Trong quá trình khảo sát kỹ lưỡng đó , một lần nữa , thú thực tôi chỉ có thể xếp tranh của anh vào Trường Phái Chọc Ngứa Thần Kinh Thị Giác (Itchy Poking for Optic Nerve) ! Tranh của anh quá dễ vẽ, chỉ cần cầm cọ lên rồi nhúng vào bảng mầu và quẹt tưới xượi với những nét kéo dài trên mặt vải ! Chả cần phải tĩa tót cho giống đôi mắt , cái mũi, đôi môi hay mái tóc của người mẫu, chả cần có cái nhìn phớt qua của họa sĩ ấn tượng ! Cái anh chàng họa sĩ trong hang động ngày xưa , lúc chán đời cũng có thể quẹt cọ tưng bừng như anh ấy mà ! Nhưng không, anh chàng họa sĩ hang động ấy làm việc nghiêm túc và lao động cật lực hơn anh nhiều, anh ta vẽ con bò ra con bò , con hươu ra con hươu, con ngựa ra con ngựa , con chim cú ra con chim cú ! Vì sao vậy ? Bởi vì khi anh ta cầm cọ để vẽ , trong đầu anh ta đã có một định ý ! Còn anh thì không ! Trong đầu anh không có một định ý nào cả , nên anh gọi các tác phẫm của anh là Ứng Tác , được trưng bày trong Phòng triển lãm tranh có tên là “Improvisation”
21 Tháng Bảy 202211:32 SA(Xem: 7804)
Tôi hiểu nỗi thất vọng, sự đau lòng của em sau đợt thi năng khiếu chuyên ngành đạo diễn vừa rồi; và mọi lời an ủi lúc này là vô nghĩa. Tôi chỉ có đôi dòng tâm sự may ra có thể giúp em bình thản lại, dù lúc này có thể một số người thân gia đình em đang bĩu môi: “Ai bảo cứ khích nó đi vào cái nghề "chân không tới đất cật không tới trời", mơ mộng viển vông! Kỹ sư, bác sĩ còn chẳng ăn ai, nữa là cái nghề “đào giếng” (nhại vui cách nói của người miền Trung Trung Bộ)…
06 Tháng Bảy 20225:37 CH(Xem: 7319)
Người ta nói con trai thương má, còn con gái thì thương ba nhưng tôi là con gái tôi lại thương má tôi lắm, thương tự khi tôi còn nhỏ. Má tôi là một người phụ nữ đẹp và thật nhiều cá tính rất sống động. Nghe Má kể ngày xưa bà Ngoại thuộc loại tân tiến nên Ngoại cho Dì Hai, cho Cậu và cho Má được đi học chứ không câu nệ là con gái con trai gì cả. Hồi đó Má tôi học giỏi lắm nhưng Dì mất sớm rồi Ngoại cũng đột ngột mất, Má ở với bà Cố nên không có điều kiện đi học nữa cho đến lúc lấy chồng.
29 Tháng Sáu 20227:35 CH(Xem: 7455)
Thuở nhỏ, tôi cứ đinh ninh họ Phan nhà tôi toàn là người bên lương, không có ai và không có nhà nào theo đạo Thiên chúa. Đối với tôi, những người bên đạo rất xa lạ bởi không cùng tín ngưỡng thờ cúng ông bà tổ tiên như mình, mặc dù làng tôi rất gần hai giáo xứ lớn của tổng Trung Châu, phủ Diên Khánh xưa: Giáo xứ Đại Điền và giáo xứ Cây Vông.
29 Tháng Sáu 20226:56 CH(Xem: 7685)
Bút hiệu, một ẩn khuất của định mệnh, vô hình chung đã gắn bó cùng tác giả cho đến hết một đời người. Nói thế chẳng có nghĩa là tôi đã duy tâm, nhưng phải nghiệm theo cách đó mới giải thích được "Sao Trên Rừng" của ngàn thông trên vùng thâm u Phương Bối. Từ balcony của căn chung cư nhỏ, tôi hay đứng ngó mông ra xa nhìn chút nắng nhạt nhoà trên những tàn cây thấp rất xanh, chi chít mọc dọc theo bờ sông bên kia, nơi có con đường mòn rất dài, loanh quanh dẫn qua Làng Báo Chí.
29 Tháng Sáu 20225:07 CH(Xem: 6740)
Quên bớt dần đi sẽ thấy tổn thương mình bé lại, thấy cuộc đời nhẹ nhàng hơn, thấy oán hận phôi pha theo ngần ấy thời gian không còn trong tâm tưởng. Đa phần những người quên mất dần mọi thứ dần trở nên hiền hòa hơn, tôi thấy như vậy đó. Sư Giác Nguyên giảng mình càng đau đớn, khổ đau hơn vì mình còn ham muốn nên tiếc nuối hoài những gì đã mất. Đi về phía cuối rồi cũng rơi rớt mất dần chẳng còn gì. Nếu ta có một tôn giáo để tin mà nương tựa thì tuổi hoàng hôn sẽ được an bình.