- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

THÁNG NĂM CỦA MẸ

07 Tháng Năm 20214:48 CH(Xem: 11025)


PHOTO -Quy SG
"THỜI GIAN" - photo  Quý SG

Nguyễn Hoàng Hà

THÁNG NĂM CỦA MẸ

 

1. Tháng Năm của Mẹ. - Những đứa con may mắn

 

Tiếng nói đầu tiên của một em bé khi bắt đầu học nói là Me, Mẹ, Mạ, Má, Mommy, Maman, và nhiều nữa với những ngôn ngữ hay tiếng địa phương khác, đặc biệt hầu như đều bắt đầu bằng chữ “M”. Có lẽ đó là mẫu tự thiêng liêng chung của nhân lọai khi gọi người đã cưu mang, yêu thương và đùm bọc mình suốt cả cuộc đời. MẸ ở kinh thành hay MẸ ở nơi thôn dã, MẸ ở trên núi hay MẸ ở dưới biển, MẸ là lá ngọc cành vàng hay MẸ gặt lúa trồng rau….. MẸ cũng mang nặng con chín tháng mười ngày, MẸ banh da xẻ thịt đưa con vào đời, và khi con khóc tiếng khóc đầu đời, MẸ đã vừa khóc vừa cười ôm con vào lòng mà quên đi hết những nhọc nhằn mang nặng đẻ đau. Khỏang thời gian còn lại của MẸ là ôm ấp, bảo bọc, hy sinh, dạy dỗ….. và nhiều lắm của tình mẫu tử MẸ dành cho đàn con của MẸ, và cứ thế mà nhân lọai tồn tại và phát triển.

 

MẸ ơi, có lẽ loài người được thượng đế ân sủng để có một thế giới văn minh và tồn tại đến ngày hôm nay là vì loài người biết nhớ đến công ơn MẸ. Riêng tháng Năm ở Hoa Kỳ người ta dành ra một ngày chính thức để tòan quốc mừng ngày lễ cho MẸ.

 

MẸ ơi, chúng con hạnh phúc hơn nhiều người vì chúng con còn MẸ và có thêm người bạn đời cũng đang làm MẸ. Mừng ngày của người làm MẸ, không còn gì ấm áp và êm đềm hơn là xin gửi lòng chúng con vào Lòng Mẹ.

 

 

2. Tháng Năm của Mẹ. - Con gái của Mẹ

 

Lòng Mẹ bao la như biển Thái Bình rạt rào,

Tình Mẹ tha thiết như giòng suối hiền ngọt ngào,

Lời Mẹ êm ái như đồng lúa chiều rì rào.

Tiếng ru bên thềm trăng tà soi bóng Mẹ yêu.

 

Thương con thao thức bao đêm trường,

Con đà yên giấc Mẹ hiền vui sướng biết bao.

Thương con khuya sớm bao tháng ngày.

Lặn lội gieo neo nuôi con tới ngày lớn khôn. (Y Vân)

 

MẸ ơi, thế giới ngày hôm nay có rất nhiều điều mới lạ. Con người đã vượt qua hàng hàng chướng ngại của thiên tai và nhân tai. Con người đã chinh phục được cả không gian cách xa ngàn dặm….. và nhiều nhiều lắm những tiến bộ văn minh vượt bực. Nhưng con người vẫn không thể vượt qua được vòng tử sinh. Mà lẩn quẩn trong vòng tử sinh thì có mất mát chia lìa. Có sự mất mát chia lia nào mà không đau xót phải không MẸ. Trong đời của MẸ, MẸ cũng đã đi qua trạng huống chia lìa này. Rồi MẸ cũng được làm MẸ, và con của MẸ cũng một lần đi lại những bước chân của MẸ, nghĩa là con bị mất MẸ và cũng được làm MẸ.

 

Có những sự mất mát chia lìa nhẹ nhàng tự nhiên và con người dễ dàng chấp nhận rồi vượt qua. Con không có được sự chia lìa nhẹ nhàng tự nhiên này ngày con mất MẸ. Con đau xót ngày đó và vẫn còn xót xa hôm nay. Con khắc khoải như thế có đúng không MẸ? Con chỉ biết chắc một điều là MẸ không bao giờ muốn con bị đau, bị khổ, bởi lòng con như bị xát muối khi nhìn con của con đau. Con đau con khổ thì MẸ khổ MẸ đau vạn lần hơn. Vây thì xót xa của con hôm nay ngày nhớ MẸ chắc không làm MẸ vui. Không nên như vậy phải không MẸ?

 

MẸ đi hết qung đường mẫu tử của MẸ rồi MẸ nghỉ. MẸ dạy con nên người. Con nối tiếp con đường của MẸ như hằng hà những con đường MẸ-CON khác. Một điều thật giản dị mà con vừa được khai sáng. Đời sống con hạnh phúc, tâm hồn con an lạc. MẸ vui.

 

 

3. Tháng Năm của Mẹ. - Đứa con ngỗ nghịch

 

Nước mình chiến tranh triền miên. MẸ là người chịu gánh đời trên vai nặng nhất. Ngày đêm lo lắng cầu nguyện cho chồng được bình an ngòai chiến trận, hai vai oằn xuống với gánh nặng áo cơm ăn học cho đàn con. Vẫn chưa đủ, MẸ còn phải thay cha uốn nắn bầy con mới lớn ngổ nghịch. Cá không ăn muối cá ương, con cãi cha mẹ trăm đường con hư. Người xưa dạy như thế phải không MẸ? Vậy mà con vẫn trốn MẸ làm chuyện hư đốn. Con hư, MẸ giận, MẸ đánh roi mây. Đánh con đau MẸ rơi nước mắt. MẸ ơi, nước mắt của MẸ thần diệu hơn roi vọt, con mềm lòng nhớ đời từ đó, MẸ nhớ không? Bây giờ con cũng làm cha mẹ, nhớ giọt nước mắt của MẸ mà thương dạy con như một lần MẸ dạy.

 

 

4. Tháng Năm của Mẹ. - Con ngoan của Mẹ 

Con nên người MẸ vui. Con đang cố gắng nên người mỗi ngày trong đời MẸ ơi. Ngày xưa MẸ dạy ăn ở phải biết điều lẽ phải, biết ơn biết nghĩa, biết trước biết sau….. Ở nơi đây, xứ sở mà lòng yêu thương, nhân ái và tính hy sinh được tôn trọng và tuyên dương hơn bất cứ một điều gì. Ngày lễ Mẹ, cả nước chung vui để đền đáp và ca tụng MẸ, thì con, đứa-con-nên-người-mẹ-vui xin được một lời cảm ơn đất nước này như lời cảm ơn của một đứa con dành cho người MẸ đã cưu mang và nuôi dưỡng con trong nửa phần đời sau.

 

 

Và có lẽ, sau cùng của chuổi dài ngày sống hết vòng sinh- lão- bệnh- tử, điều giản dị và tự nhiên cuối cùng cũng vẫn là một lời ru.

 

Lời mẹ ru con như tiếng hát trên trời

ru con ru mãi nên người mẹ vui

Ru bạc tóc thôi…..

Rồi một mai con đã lớn khôn rồi

con thôi thơ ấu Mẹ rời thật mau

Đời mẹ ru con bao lâu mỏi mòn

Nên lâu cũng mỏi mòn

Bây giờ mẹ nằm lá đổ ngoài sân….

 

Lá đổ ngoài sân

để ru mẹ ngủ. (TCS)

 

 

Nguyễn Hoàng Hà

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
10 Tháng Mười Hai 20141:48 SA(Xem: 32249)
Khoảng mùa hè năm 1985, Bửu Ý vào chơi Sài Gòn. Ở thành phố này, thời gian của anh thường dành cho, quanh quẩn, với những người bạn thân Đinh Cường, La Quang Thanh, Trịnh Công Sơn, Tôn Thất Văn… Trong một lần ngồi với nhau, uống rượu, nói nhiều chuyện lan man từ trưa đến chiều, bỗng câu chuyện bất ngờ chuyển đề tài về vợ con.
07 Tháng Mười Hai 20143:51 SA(Xem: 31797)
Việt Nam ngày nay đứng trước rất nhiều vấn nạn gần như không giải quyết được. Ngoài dối trá (đã nói đến ở bài trước), tham nhũng cũng là một trong những vấn nạn đó. Dĩ nhiên, tham nhũng chính là một phương diện của sự dối trá. Có tham nhũng là bởi vì có dối trá.
11 Tháng Mười Một 20143:44 SA(Xem: 31976)
Chỉ có niềm khao khát mãnh liệt mới thôi thúc con người vượt lên trên chính họ, vượt qua nỗi sợ hãi, để bằng một hành động dũng cảm tự giải thoát chính mình.
02 Tháng Mười Một 20141:04 SA(Xem: 35858)
Đấu tranh để giành lại đất nước bị tàn phá, Việt Nam lại phải đối mặt với một Trung Quốc thù địch và sự đe dọa từ kẻ thù ở bên trong.
16 Tháng Mười 20144:36 CH(Xem: 34057)
Tôi đến New York vào một ngày đầu tháng 10, với mục đích viếng thăm Đài Tưởng Niệm Quốc Gia và Viện Bảo Tàng 9/11. Công viên 9/11 Memorial thì đã mở cho công chúng từ hồi kỷ niệm 10 năm Biến cố 9/11. Riêng Viện Bảo Tàng 9/11 thì mới mở cửa cho công chúng vào xem hồi tháng 5 vừa rồi.
07 Tháng Mười 20144:56 CH(Xem: 33087)
Một buổi sáng đứng trên đỉnh Bà Nà dưới cơn mưa tầm tả, gió buốt lạnh. Hoa Ban một màu tím biếc trên đỉnh sương mù. Tôi trôi bồng bềnh trong làn sương lạnh. Cảm nhận đời người như khói như sương.
02 Tháng Mười 20143:12 SA(Xem: 31628)
Trong đêm thứ sáu ngày 26/09/14 vừa qua tại Quảng trường Dân sự (Civic Square), tuổi trẻ Hồng Kông đã chứng tỏ sự dũng cảm của mình khi đứng cùng nhau, kiên định đấu tranh vì một nền dân chủ thực sự cho Hồng Kông. Lời nhắn gởi của lãnh đạo sinh viên 17 tuổi Joshua Wong khi anh bị cảnh sát lôi kéo đi đã làm rung động trái tim người Hồng Kông và thế giới.
26 Tháng Chín 20143:07 SA(Xem: 34758)
Tôi đi qua một nửa đời, tìm đọc không biết là bao sách cũ dù biết là mình không thể nào đọc hết dẫu có thể thu góp lại tất cả kho tàng, những câu hỏi cũ còn hoài, ... để tự trả lời mình, văn học miền Nam lẽ đâu chỉ gồm những cái tên vô nghĩa. Quá khứ của tôi, của bao người, lẽ nào chỉ là những dòng mực đen.
20 Tháng Chín 20145:03 SA(Xem: 32161)
Trong đám anh em thúc bá, chỉ có mình tôi được học ở Hà Nội. Tôi học trường tiểu học Nguyễn Du, gọi nôm na là trường Hàng Vôi. Bà tôi hãnh diện lắm vì có thằng cháu học trường công nơi đất ngàn năm văn vật. Bà thường khen tôi thông minh, sáng dạ. Bà lấy ngón tay dí vào trán tôi: - Cái trán này này!… Mai sau thế nào cũng đỗ ông Nghè, ông Cống nuôi bà.
14 Tháng Chín 201412:00 SA(Xem: 36351)
Mấy dòng viết vội và muộn màng này chỉ là những hồi tưởng đứt đoạn để gửi tới một người bạn là Nguyễn-Xuân Hoàng...Nguyễn- Xuân Hoàng lại được biết tới nhiều hơn như một nhà văn một nhà báo tên tuổi từ những năm 1970.Hoàng là tổng thư ký tạp chí Văn Sài Gòn từ 1972, tiếp nối Trần Phong Giao, cùng với những tác phẩm đã xuất bản gồm tuyển tập truyện ngắn: Mù Sương, Sinh Nhật; tuỳ bút: Bất Cứ Lúc Nào Bất Cứ Ở Đâu; tạp ghi: Ý Nghĩ Trên Cỏ; và hai truyện dài: Khu Rừng Hực Lửa, Kẻ Tà Đạo…