- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Những Con Chữ Lang Thang Không Ngày Tháng

04 Tháng Tư 20161:35 CH(Xem: 28496)

Studio-DC--Tan-Dinh-1988
Studio ĐC- Tân Định -1988


* Gởi Trịnh Xuân Tịnh,


Tôi xin làm đá cuội…,
…làm hạt mưa tan giữa trời.

 TCS





Từ nhiều năm nay trước khi lên giường ngủ, tôi phải uống ba loại thuốc an thần một lúc. Ngày Đinh Cường còn, chúng tôi thường trao đổi nhau về tên vài loại thuốc trị chứng mất ngủ này. Anh có uống thử, nhưng rồi vẫn trở về với Ambien 5mg,  dù thuốc chỉ giúp anh chợp mắt vài ba tiếng, không ngủ lại được.  Anh đã dùng khoảnh khắc này để làm thơ, những bài thơ như tin nhắn mỗi ngày đến bạn bè khắp nơi. Tôi thì có những giấc ngủ ngắn, sâu nhưng đầy mộng mị, thường bàng hoàng khi chợt tỉnh. Như những đêm gần đây, tỉnh ra, thường nghĩ ngay về một người bạn, để rồi hốt hoảng biết bạn mình không còn nữa. Hình ảnh đó, con người đó đã tan theo mây khói rồi. Lòng thắt lại thảng thốt, có thể nào? Có thể và Không thể. Cứ như đám mây vần vũ mãi trong đầu. Vẫn biết vô thường là thường, mà sao vẫn không thể là rừng xưa đã khép.

Bây giờ ở chốn xa xăm nào đó, những người bạn ngồi lại bên nhau, hả hê vì vĩnh viễn không còn cách trở. Những câu chuyện chưa kịp nói trước đây, cơ hồ, lãng đãng trao đổi nhau lúc này. Ví như, sao không có Hồi ký nào để lại? Phải chăng quan niệm cho rằng hồi ký bị giới hạn bởi chữ nghĩa. Không viết vì muốn đời sống như huyền thoại, làm sao những con chữ có thể diễn đạt. Thôi kệ, hãy để tự nhiên. Đừng mong tìm thông cảm, thấu hiểu về một ca khúc, một tác phẩm hội họa, khi cái nhà tù lớn nhất của người nghệ sĩ còn tồn tại. Nhà tù là sự cấm đoán, là sự phê phán thiếu trí tuệ. Như có một thời đã xảy ra. Bạn không thể vẽ nhà máy mà không có khói !  Từ đó muốn viết thì phải lách, ngôn ngữ trở nên mơ hồ, ý tưởng lấp lửng thực, hư. Nhưng rồi thời gian, dù có trải qua cả thế hệ, cũng sẽ có ngày, người bạn trẻ nghe, nhìn và hiểu.

Những ca từ một hôm không còn ghi ngày tháng ở mỗi bài. Để từ đó, gọi là những bài ca không năm tháng. Những người gần gủi, cận kề chưa hẳn đã hiểu đủ về tác phẩm của họ. Trường hợp Bùi Vĩnh Phúc thì khác, chưa một lần gặp tác giả, nhưng đã viết một tác phẩm về Trịnh Công Sơn giá trị.

Có một ngôi nhà mang đậm nhiều kỷ niệm đã chìm sâu vào dĩ vãng, chỉ còn địa chỉ trong trí nhớ hoang vu là 79 Phan Bội Châu. Tại đây Đinh Cường, Ngô Kha, Trịnh Cung đã lui tới và kết bạn với Sơn. Còn Gác Trịnh hiện nay, 11/3 Nguyễn Trường Tộ chỉ là nhà chung trước đây, anh ở sau cùng, thời gian ngắn nhất.

Vẫn những giấc ngủ đầy mộng mị hằng đêm. Tôi không giấu bạn bè trong những giấc mơ, cớ sao giấc mơ nào các bạn cũng về nói cười vui vẻ, sinh hoạt như những ngày còn nhau. Để lúc tỉnh ra, một mình trong bóng tối, tôi vật vờ hoang mang như kẻ mộng du.

 Và rồi, bắt đầu những con chữ lang thang không ngày tháng, như thế này.

 

LỮ QUỲNH

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
03 Tháng Giêng 201910:50 CH(Xem: 20419)
Đêm ấy, một đêm Giáng Sinh rất lạ, sau ngày giải phóng đất nước một năm.1976. Là đêm Giáng Sinh thứ ba, tính luôn cái năm tôi đi sư phạm xa nhà, tôi không còn cùng bát phố với lũ bạn ngoại đạo trong cái thành phố nhỏ nhoi yêu mến tôi đã sống; nhưng vẫn da diết nhớ Giáng Sinh với những chiếc xe hoa lấp lánh, diễn hành dưới màn mưa lạnh, quanh mấy con phố nhỏ; những cỗ xe luôn mang đến một không gian tượi mới và tràn trề hy vọng. Khi còn hy vọng, là người ta còn mơ ước. Khi còn mơ ước,là người ta còn tin yêu cuộc sống này.Và người ta luôn trông chờ điều đó.
04 Tháng Mười Hai 201811:05 CH(Xem: 22006)
Từ một vùng đất hoang vu của dân tộc thiểu số thuộc bộ tộc K'Ho hiện nay, sau khám phá của bác sĩ Yersin (tháng 6 năm 1893), người Pháp đã quy hoạch và xây dựng lên thành phố Đàlạt. Đàlạt trở thành một trung tâm du lịch và giáo dục của Đông Dương trong nửa đầu thế kỷ 20.
11 Tháng Mười 201811:48 CH(Xem: 23122)
Lễ Quốc Tang của Chủ tịch nước Trần Đại Quang dù được tổ chức trọng thể tại cả ba nơi Sài Gòn, Hà Nội, Ninh Bình; và mặc dù nghĩa trang của ông rất lớn, nó chiếm một diện tích lên đến gần 30,000 m2, chúng ta vẫn thấy sự ra đi của ông rất mờ nhạt.
07 Tháng Mười 20189:13 SA(Xem: 23320)
Sinh ngày 6/10 Nhâm Ngọ, tức 13/11/1942, tại thôn “Me Vừng,” làng Phụng Viện thượng Hải Dương, Bình Giang, Hải Dương—nhưng trên khai sinh, đề ngày 6/0/1942—tôi có một lá tử vi khá kỳ lạ. Giáo sư Nguyễn Bỉnh Tuyên—một lãnh tụ Đại Việt Quốc Xã, thày dạy kèm chữ Pháp cho tôi trong hai năm Đệ Tam, Đệ Nhị (1957-1959)—nói tôi có số “ở tù;” nên “ở lính” có thể giải thích như ở tù. Mãi tới năm 1971, bác Phan Vọng Húc—bạn cha tôi ở Hải Dương, phụ thân nhà thơ Phan Lạc Giang Đông—mới đưa ra lời giải đoán khá chính xác: Tôi có số “Ngựa Trời,” sẽ xuất ngoại, đỗ đại khoa, và thọ tới hơn 70.
13 Tháng Chín 20189:07 CH(Xem: 23013)
Sáng nay vừa ra khỏi ngân hàng, tôi ghé vào siêu thị mua tấm thiệp sinh nhật cho ba chồng. Dòng chữ được giác bạc ngoài tấm thiệp đề "For a great Dad..." đầy yêu thương, trân trọng. Vừa lúc đó tôi nhận được điện thoại từ chị gái. Linh cảm bất ổn vì lúc đó đã 10 giờ tối ở VN. Giọng chị hớt hãi "Yến ơi, Ba đi rồi...". Trên tay tôi vẫn cầm tấm thiệp. Vài giây trước đó khi đứng chọn tấm thiệp vừa ý nhất, tôi chợt nghĩ "Vì sao mình chưa bao giờ có được may mắn tặng cho ba mình tấm thiệp nào có nội dung như vậy. Vì sao ba mình không là một người great Dad như bao nhiêu người vẫn tự hào tặng thiệp cho ba họ trong ngày sinh nhật như chồng mình vẫn làm mỗi năm?".
24 Tháng Tám 20187:38 CH(Xem: 25017)
Tôi khởi viết những trang Nhật Ký Cuối Đời này, từ đầu năm 2016, sau ngày mẹ tôi từ trần tại Los Angeles, CA, ngày 27/11 Ất Mùi, tức Thứ Tư, 6/1/2016. Mẹ sinh ngày 7/3 Mậu Ngọ [7/4/1918], tại Phụng Viện thượng, Bình Giang, Hải Dương, thọ 99 tuổi ta. Cha tôi, sinh ngày 27/3 Mậu Ngọ [27/4/1918], mất sớm, ngày 8/3 Kỷ Mùi [4/4/1979], khi mới 62 tuổi, ở Sài Gòn. Khi gia đình ly tán—tôi lưu vong ra hải ngoại, anh trai tôi bị đưa ra bắc “cải tạo”—thuật ngữ tuyên truyền xảo quyệt của những người tự nhận Cộng Sản, dù chẳng hiểu Cộng Sản là gì, và trên thực chẩt, chỉ vẹt nhái theo Trung Cộng, vì Karl Marx và Friedrich Engels không hề nói đến góp chung tài sản, mà chỉ hoang tưởng ngợi ca một xã hội nguyên thủy công hữu [communism].
17 Tháng Bảy 20182:02 CH(Xem: 22142)
Có thể nói Luật Đặc Khu và cuộc trấn áp ngày 17/6 đã biến những người dân VN bình thường trở thành những nhà hoạt động. Và đó là khởi đầu một “cuộc chiến” mới. Trong cuộc chiến này, nhà cầm quyền Hà Nội sẽ phải đương đầu với một sức mạnh mà họ thầm hiểu rằng với nó; quân đội, súng ống, xe tăng,… hỏa lực dù mạnh thế nào cũng chỉ là bùn đất!
23 Tháng Năm 20182:17 SA(Xem: 23647)
Thuở ấy, ông Nghè Tân (Bắc Kỳ Thanh Tra Đại thần, Tiến sĩ Nguyễn Quý Tân) nhân một hôm đi ngang cánh đồng Phủ Bình Giang thấy một người đàn bà đang mếu máo, nhớn nhác tìm kiếm một vật gì. Gặng hỏi thì được biết người đàn bà này góa chồng, có một con trâu mới chết, bà đã đóng 2 quan tiền cho lý trưởng làm đơn, đóng triện để lên trình quan phủ. Vội vàng làm sao bà đánh rơi mất tờ đơn. Nay đường về làng thì xa, trong cái ruột tượng xác xơ kia chỉ còn 6 quan tiền để lễ quan phủ và nha lại lấy đâu ra tiền để nhờ người viết đơn!
16 Tháng Năm 20181:22 SA(Xem: 27747)
Tôi rời Hà Nội vào Nam rất sớm. Năm 1951 tôi đã theo bố tôi và người chị cả vào định cư ở Sài Gòn trong khi mẹ tôi và các anh chị tôi vẫn còn ở Hà Nội cho đến ngày di cư. Vào Nam ba bố con tôi ở chung với gia đình người bác ở đầu đường Hồng Thập Tự gần sở thú Sài Gòn. Thời gian chúng tôi ở đó tôi thường theo các anh họ tôi đạp xe đi tắm ở hồ bơi mà hồi đó chúng tôi gọi là "đi pít-xin". Hồ bơi ở xa lắm, mãi tuốt trong Chợ Lớn. Tôi nhớ là để tới hồ bơi chúng tôi phải dắt xe đi ngang một con đường sắt, rồi lại phải băng qua một bãi đất trống rất rộng mấp mô đầy những mồ mả.
07 Tháng Năm 20184:58 CH(Xem: 24344)
Một sợi dây dừa nối hai sinh linh tật nguyền để tạo thành một sinh thể thống nhất, mang tính bù đắp, tối ưu của thích nghi nhưng không thoát khỏi vẻ dị hình, sự mất định hướng đến vụng về của một phần cơ thể mù lòa được kéo lê phía sau. Nhìn họ di chuyển như hình ảnh một con sâu đo, bị chiếp dép quằn nát khúc giữa, ngúc ngắt vô vọng nhưng trong đó là cả hai thân phận con người và tự thân, chừng như họ cũng đang quằn quại với nỗi đau mưu sinh. _ Lại cho chú thương phế binh kia năm chục đi con! Là một người suốt đời sống với cái chợ, má tôi thường nói với tôi khi nhìn thấy hai con người thống khổ ấy. Tôi cầm tờ giấy bạc, chạy tới, bỏ vào cái cà mèn và đáp lại, luôn là một tiếng “Cám ơn” nhẹ nhàng, của những con người có tâm hồn thật tử tế. ... "