- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Kỷ niệm 70 năm ngày D-Day Nhớ lại chuyến thăm Normandy 5 năm trước

05 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 37277)

Tuần rồi, nhân kỷ niệm 70 năm ngày 6 tháng 6 năm 1944 khi quân Đồng Minh đổ bộ chiếm bờ biển Normandy để từ đó tiến vào giải phóng Âu Châu đang bị Đức Quốc Xã chiếm đóng, hệ thống truyền hình PBS chiếu một loạt phim tài liệu liên hệ, trong số đó tôi có dịp xem hai phim, đó là “D-Day 360” do Windfall Films của Anh Quốc sản xuất dưới quyền đạo diễn của Ian Duncan; và phim “D-Day’s Sunken Secrets” do NOVA thuộc PBS thực hiện.

Cuộc đổ bộ Normandy của quân đồng minh là mặt trận quyết định vì nó giúp mở đường cho quân Đồng Minh từ đất Anh vượt qua eo biển English Channel tiến vào giải phóng Âu châu. Kết thúc hai năm nghiên cứu và phối hợp, vào rạng sáng ngày 6 tháng 6 năm 1944, dưới quyền chỉ huy tối cao của Tướng Hoa Kỳ Dwight Eisenhower, một lực lượng quân Đồng Minh hùng hậu chưa từng có gồm 3,000 chiến đấu cơ thả 23,000 quân xuống phía sau tuyến phòng thủ của quân Đức. Trong khi đó, khoảng 7,000 chiến hạm chở theo gần 160,000 quân và hàng chục ngàn xe tăng và tầu đổ bộ vượt eo biển Anh Quốc đầy mìn và đe doạ bởi ngư lôi của Đức để tiến vào bờ biển Normandy, nơi hàng triệu trái mìn và vô số chướng ngại vật được quân Đức chôn để cản bước tiến của quân Đồng Minh.

Phim “D-Day 360” đặt trọng tâm vào cuộc đổ bộ trên bãi Omaha trong lãnh vực trách nhiệm của quân đội Mỹ, trong khuôn khổ 5 tiếng đồng hồ, tập trung vào đoàn quân đổ bộ đầu tiên, trong đó có một số chiến binh đến từ Bedford, Virginia. Bedford là một thành phố nhỏ với dân số khoảng 3,200 vào đầu thập niên 1940, nhưng chịu một tỉ lệ thương vong cao nhất khi Thế chiến thứ hai kết thúc: trong số 30 thanh niên nhập ngũ, 19 người trở thành tử sĩ. Bedford, do đấy, đã được Quốc hội Hoa Kỳ chọn làm nơi dựng đài Tưởng niệm Quốc gia D-Day. Phim “D-Day 360” xử dụng kỹ thuật LiDAR (Light Detection and Ranging) (*), dựa vào các tài liệu nguyên thủy (raw) để tái tạo cảnh đổ bộ lên bãi Omaha, xen kẽ với lời kể của vài cựu chiến binh còn sống sót, khá linh động và lôi cuốn.

Trong khi đó, phim “D-Day’s Sunken Secrets,” một phối hợp giữa các sử gia quân sự, chuyên viên khảo cổ và thợ lặn chuyên nghiệp, và với sự trợ giúp của tầu lặn nhỏ, các rô bô và dụng cụ thực hiện bản đồ 3D hiện đại đưa người xem xuống lòng eo biển để khám phá, lần đầu tiên, những chiến hạm, xe tăng và nhiều trang bị khác cho cuộc đổ bộ, kể cả một phần của hệ thống bến tầu lưu động, đã bị chìm xuống biển vì trúng đạn hay mìn hoặc ngư lôi từ một hệ thống phòng thủ kiên cố của Đức đặt dọc theo bờ biển Normandy với chiều dài 50 miles.(**)


 td_1

Trái và giữa, lính Mỹ chờ đổ bộ và lính Đức ghìm súng chờ đòan quân đổ bộ (hình tạo bởi máy vi tính, trích phim “D-Day 360,” Windfall Films). Phải, hình trích phim “D-Day’s Sunken Secrets” (Ảnh NOVA)

 

td_2

Bản đồ cuộc đổ bộ D-Day của quân Đồng Minh tại bờ biển Normandy. (Nguồn: Time Magazine)

 

Cuộc đổ bộ, mệnh danh là Chiến dịch Overlord, dưới làn mưa đạn dầy đặc của Đức Quốc Xã, cuối cùng, đã hoàn tất vào ngày 11 tháng 6, với cả năm bãi đổ bộ (Utah và Omaha, trách nhiệm của Mỹ; Gold, Juno và Sword của Anh và Canada) dọc theo bờ biển hoàn toàn nằm trong tay quân Đồng Minh. Tổn thất không nhỏ: số bị thương, mất tích hay bị bắt làm tù binh bên Hoa Kỳ là 6,603, với 1,465 xác định là chết; Anh Quốc, 2,700; Canada, 1,074 (359 chết). Bên phía Đức ước tính từ 4,000 đến 9,000. Chưa kể những chiến hạm bị bắn hay trúng mìn hoặc ngư lôi bị chìm, mang theo nhiều chiến binh, hàng chục xe nhà binh, xe tăng và quân dụng xuống lòng đại dương. Song cũng nhờ chiến công Normandy mở đường này mà sau đó trên 320,000 quân Đồng Minh và 100,000 tấn quân dụng đã tiến được vào Âu châu. Paris được giải phóng vào ngày 25 tháng 8, 1944. Năm sau, vào ngày 8 tháng 5, Đức Quốc Xã đầu hàng, kết thúc cơn ác mộng kéo dài sáu năm của nhân loại.

Xem các phim trên tôi không khỏi không nhớ tới chuyến viếng thăm Normandy vào dịp nơi đây kỷ niệm 65 năm ngày quân Đồng Minh đổ bộ, do vợ chồng chị bạn cùng học ở trường trung học Gia Long xưa ở Saigon, Cẩm Hồng và André, bỏ ra một ngày đưa đi. Mới đây mà đã năm năm -- thời gian với tôi lúc này hình như qua thật mau.

Tôi còn nhớ mình đã bồi hồi xúc động trước những hình ảnh và di tích của chiến dịch đổ bộ Normandy và lòng tri ân của người địa phương đối với quân Đồng Minh nói chung và Hoa Kỳ nói riêng vì đã giúp cứu vãn một nền văn minh bị đe dọa bởi đạo quân Đức Quốc Xã cuồng tín. Tôi nghĩ tới lời reo mừng của một công dân Pháp tên André Mace vào một ngày tháng 6 năm 1944 sau khi tiếng súng tạm yên suốt vùng Normandy mà tôi đã đọc được trên tường trong Viện Bảo tàng Nghĩa trang Từ sĩ Hoa Kỳ, "Lính Mỹ là những người duy nhất trên đường phố, không thấy bóng dáng lính Đức đâu nữa. Thật là một niềm vui không bút nào tả hết được.” (“The Americans are the only ones in the streets of the town, there are no more Germans. It is an indescribable joy.") Nghĩ lại tôi vẫn còn thấy xúc động. Câu nói tưởng như là cliché, nhưng vẫn đúng: Tự do không phải miễn phí – Freedom is not free.

Chúng tôi viếng thăm một số di tích dọc theo bờ biển Normandy, kết thúc với việc viếng Nghĩa trang Tử sĩ Hoa Kỳ, nơi an nghỉ của trên 9,000 tử sĩ Mỹ, trên một mỏm đất ngó xuống bãi đổ bộ Omaha; và Nghĩa trang La Cambe nằm trên Route Nationale cũng trong vùng Normandy, nơi chôn cất trên 20,000 tử thi lính Đức được gom góp từ các nơi về.

Bên dưới là một số hình ảnh về buổi viếng thăm Normandy của tôi vào năm 2009 nhân kỷ niệm 65 năm ngày đổ bộ D-Day. Tôi đóan năm nay Normandy chắc chắn sẽ rầm rộ tổ chức mừng D-Day, có lẽ còn tưng bừng hơn vì là kỷ niệm 70 năm – 70 năm đã qua mà Âu Châu vẫn được hưởng hoà bình, đó phải kể là một thành tích đáng kể cho cái lục địa nhỏ nhưng nhiều dị biệt, lắm biên giới này.

 

 td_3

Trái, một tỉnh nhỏ nằm trên đường dẫn tới bờ biển Normandy có giăng ngang phố những giây có gắn cờ của các quốc gia trong Quân đội Đồng minh để chào mừng ngày D-Day. Giữa, một tấm bảng chào mừng Tổng thống Hoa Kỳ Barrack Obama, người đã tới vùng này dự lễ kỷ niệm 65 năm ngày D-Day. Giòng chữ “Yes, We Ca(e)n” là một lối chơi chữ của người địa phương thuộc thành phố Caen, một thành phố nằm ở cửa ngõ dẫn vào vùng Normandy, nói lên lòng ngưỡng mộ của họ đối với vị tổng thống Mỹ trẻ tuổi và có tinh thần tích cực. Phải, một số thanh niên phục sức đồ trận và lái xe Jeep của quân đội Mỹ để mừng D-Day. Tôi thấy cả một số phụ nữ trang phục như thập niên 1940 lượn quanh phố nói cười hồn nhiên giữa tiếng nhạc rock ‘n roll rất Mỹ phát ra từ một máy hát, nhưng không có dịp chụp hình họ. (Ảnh Trùng Dương, 6/2009)

 td_4

Trái, một tiệm ăn trưng bảng “Thank you! 1944”, giữa, và một trong vài hình ảnh của ngày dân chúng Normandy đón mừng đòan quân Đồng Minh vào giải phóng họ, phải, chụp lại từ các hình dán ở của kính của tiệm ăn. (Ảnh Trùng Dương, 6/2009)

 td_5

Trái, một tiệm bán đồ lưu niệm tại Arromanches-les-Bains bên bờ biển Normandy. Phải, Musée du Débarquement, Arromanches-les-Bains, Pháp. (Ảnh Trùng Dương, 6/2009)

 td_6

Trái, tấm bảng đặt tại lối vào khu đài tưởng niệm Pointe Du Hoc, mỏm đất cao khoảng 100 feet, tức trên 30 mét, nhô ra biển giữa hai bãi Utah bên trái và Omaha bên phải nằm trong trách nhiệm của quân Mỹ. Nơi đây, vào ngày 6 tháng 6, 1944 một đơn vị lực lượng đặc biệt Rangers gồm 225 người có phần vụ chiếm đóng để triệt hạ các ổ súng cối 155 ly của Đức đặt nơi đây để uy hiếp cả hai bãi độ bộ Utah ở phiá tây và Omaha ở phía đông. Phải mất hai ngày và 135 nhân mạng, quân Mỹ mới chiếm được mỏm đất này, giúp cho quân đổ bộ sau đó khỏi bị chết thêm. Năm 1984, một đài tưởng niệm được đặt ngay tại mỏm đất này, do Tổng thống Mỹ Ronald Reagan khánh thành. Hình bên phải, trích từ Web site http://usnormandy.com/rangers-heroes/the-boys-of-pointe-du-hoc, chụp từ phía biển vào, cho thấy một phần của bãi Omaha nơi đơn vị Rangers đổ bộ, rồi, dưới làn mưa đạn dầy đặc của quân Đức, những người sống sót dùng thang giây leo lên bờ. Giữa, vợ chồng chị bạn Cẩm Hồng và André chụp hình lưu niệm bên di tích của hầm chứa súng 155 ly kiên cố của Đức tại Pointe du Hoc. (Ảnh Trùng Dương, 6/2009)

 td_7

Trái, Cẩm Hồng và tôi tại Nghĩa trang Tử sĩ Hoa Kỳ. Giữa, quang cảnh Nghĩa trang Tử sĩ Đức. Phải, nhân kỷ niệm ngày D-Day, nhiều đoàn thể và cá nhân tới đặt vòng hoa tưởng niệm tử sĩ Đức, kể cả nhiều du khách Mỹ, không phân biệt bạn hay thù. (Ảnh Trùng Dương, 6/2009)

 

Chú thích:

(*) Introduction to LiDAR Technology, https://www.youtube.com/watch?v=HfV7jJgrw4Q

(**) Xem phim tài liệu “D-Day 360” tại http://video.pbs.org/video/2365248234/; và phim “D-Day’s Sunken Secrets” tại http://video.pbs.org/video/2365255157/

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Ba 20236:56 CH(Xem: 6313)
Ai cũng ghét kẻ khoe khoang và gọi kẻ ấy là hợm hĩnh khó ưa. "Khoe khoang" có gọi là "phô bày" không? Có đó, vì cả hai đều đồng nghĩa như nhau nhưng tôi thấy kẻ phô bày lại đáng thương hơn là đáng ghét đó. Có ai trong đời này mà không hề có sự phô bày cho người ta thấy chứ, ta thích được người biết cùng, khen cùng ta những điều ta có. Bây giờ có facebook thì điều này thể hiện rõ nhất qua nút chia sẻ đó.
13 Tháng Hai 20232:24 SA(Xem: 6099)
Nhớ lại những tháng năm xưa thời còn ở quê nhà. Đêm giao thừa sau khi đặt mâm cúng xong cả nhà mình đều xuất hành về hướng đông đi lễ chùa, má mặc áo dài màu nâu còn mình và bọn trẻ lại mặc đồ tây bình thường theo má. Má lạy Phật lạy hương linh ông bà chùa Long Khánh rồi sang chùa Tâm Ấn cũng như thế. Mình nhớ ngày ấy trời trong lắm lại mang hương xuân lành lạnh, đường phố sạch đẹp và đâu đó vẫn còn lác đác vài người phu quét lá bên đường còn sót lại. Mình hít hương xuân ngày đầu năm mới vào hồn với cả hân hoan.
06 Tháng Giêng 202312:51 SA(Xem: 6977)
Nhà văn Doãn Quốc Sỹ là thầy dạy tôi. Thầy sinh năm 1923, năm nay tròn 100, còn tôi sanh năm 1936, thầy hơn tôi 13 tuổi, năm nay tôi cũng đã 87. Tính ra năm thầy dậy tôi cách đây đã đến 70 năm rồi. Ở cái thời mà ai cũng gọi người dậy học là “Thầy”, dù là từ lớp vỡ lòng cho đến hết lớp trung học chứ không gọi là “Giáo sư” như những năm sau này. Mà người đi học thì gọi là “Học trò” chứ ít ai gọi là “Học sinh”. Thầy dậy tại trường Chu Văn An năm nào, thì tôi được học thầy năm đó. Tôi không còn nhớ mấy năm, nhưng đọc tiểu sử của thầy, trên mạng Wikipedia cho biết thầy chỉ dậy ở trường CVA có một năm 52-53, sau khi thầy dậy ở Nam Định một năm 51-52. Trang mạng này, có ghi thầy di cư vào Nam năm 54, đoạn sau lại ghi thầy dậy trường Trần Lục tại Saigon năm 53-60. Tôi không nghĩ rằng hai trường Công Giáo Trần Lục và Hồ Ngọc Cẩn dọn vào Saigon trước năm 54.
05 Tháng Giêng 202311:09 CH(Xem: 7064)
Võ Tòng Xuân, sinh ngày 6 tháng 9 năm 1940 (tuổi con rồng / Canh Thìn), tại làng Ba Chúc trong vùng Thất Sơn, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Xuất thân từ một gia đình nghèo với 5 anh em. Học xong trung học đệ nhất cấp, VTX lên Sài Gòn sớm, sống tự lập, vất vả vừa đi học vừa đi làm để cải thiện sinh kế gia đình và nuôi các em... Miền Nam năm 1972, đang giữa cuộc chiến tranh Bắc Nam rất khốc liệt – giữa Mùa Hè Đỏ Lửa, Đại học Cần Thơ lúc đó là đại học duy nhất ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), được thành lập từ 31/03/1966 thời Việt Nam Cộng Hòa đang trên đà phát triển mạnh, và đã có khóa tốt nghiệp đầu tiên ra trường (1970). Võ Tòng Xuân đã được GS Nguyễn Duy Xuân (1970-1975) – là Viện trưởng thứ hai sau GS Phạm Hoàng Hộ (1966-1970), viết thư mời ông về phụ trách khoa nông nghiệp – lúc đó trường vẫn còn là có tên là Cao Đẳng Nông nghiệp, với tư cách một chuyên gia về lúa.
11 Tháng Mười Một 202212:24 SA(Xem: 7682)
Mưa rơi trong màn hình laptop, tôi thèm nghe tiếng mưa. Đêm nay. Mưa Cali hiếm hoi, cứ như chẳng bao giờ muốn có. Nhưng dù đã cố gắng cách mấy, tôi vẫn không thể nhận ra cái rì rào ướt át, chút rét mướt của gió đêm, qua những giọt “mưa giả”, ” mưa máy móc”, “ mưa trong computer”.
01 Tháng Mười Một 202212:25 SA(Xem: 8153)
Sáng sớm, ông bác sĩ quản lý vào phòng báo tin: sau khi hội ý với các bác sĩ chuyên khoa, tất cả đồng ý để tôi xuất viện vào trưa hôm nay và một tháng sau trở lại tái khám. Thú thực, tôi mừng lắm, nghĩ mình đã được sinh ra lần thứ ba! Lần đầu, vào lúc khởi diễn cuộc Thế Chiến Thứ Hai, Mẹ sinh tôi tại một làng quê thuộc Tỉnh Hải-Dương, miền Bắc Việt-Nam; lần thứ hai cách đây bốn mươi năm, là lúc tôi được phóng thich khỏi trại tù Vĩnh-Quang, một trong những nơi giam giữ các sĩ quan miền Nam, dưới chân núi Tam-Đảo thuộc tỉnh Vĩnh-Phú, cũng tại miền Bắc Việt-Nam. Và lần này, lần thứ ba được sinh ra, là ngày tôi xuất viện, sau một thời gian trị liệu nhiều “gian khổ”, “cam go” tại một bệnh viện nổi tiếng ở Houston, Texas.
05 Tháng Mười 20225:58 CH(Xem: 3331)
Thật khó ngỡ tôi có thể sống tới tuổi 80—dù chỉ lả tuổi khai sinh. Cha mẹ cho tôi “mang tiếng khóc bưng đầu mà ra” ngày mồng 6 tháng 10 năm Nhâm Ngọ —tức 13/11/1942—tại Phụng Viện thượng, tục gọi là Me Vừng, quận Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Tuy nhiên, sau ngày cha thoát khỏi những trại tù khổ sai của Việt Cộng, định cư tại tỉnh lỵ Hải Dương hoang tàn, đổ nát, rổi dàn xếp cho mẹ và hai anh em tôi trốn ra đoàn tụ, khi làm giấy thế vì khai sinh hai anh em tôi đều được khai sinh với năm tây lịch, và ngày tháng âm lịch. Ngày sinh trên giấy tờ trở thành 6/10/1942. Bởi thế, từ buổi di dân qua Mỹ, mỗi năm tôi có tới ba sinh nhật. 6/10, 13/11 và một ngày tây lịch nào đó tương ứng với ngày 6/10 âm lịch. Vợ tôi—người tình đầu đời từ trại Bác Ái xóm Cây Quéo, Gia Định 62 năm trước, cũng nguổn cảm hứng của những vần thơ khởi đầu văn nghiệp—thường tăng khẩu phần lương thực với lời chúc..
01 Tháng Chín 20224:56 CH(Xem: 2876)
Trong quá trình khảo sát kỹ lưỡng đó , một lần nữa , thú thực tôi chỉ có thể xếp tranh của anh vào Trường Phái Chọc Ngứa Thần Kinh Thị Giác (Itchy Poking for Optic Nerve) ! Tranh của anh quá dễ vẽ, chỉ cần cầm cọ lên rồi nhúng vào bảng mầu và quẹt tưới xượi với những nét kéo dài trên mặt vải ! Chả cần phải tĩa tót cho giống đôi mắt , cái mũi, đôi môi hay mái tóc của người mẫu, chả cần có cái nhìn phớt qua của họa sĩ ấn tượng ! Cái anh chàng họa sĩ trong hang động ngày xưa , lúc chán đời cũng có thể quẹt cọ tưng bừng như anh ấy mà ! Nhưng không, anh chàng họa sĩ hang động ấy làm việc nghiêm túc và lao động cật lực hơn anh nhiều, anh ta vẽ con bò ra con bò , con hươu ra con hươu, con ngựa ra con ngựa , con chim cú ra con chim cú ! Vì sao vậy ? Bởi vì khi anh ta cầm cọ để vẽ , trong đầu anh ta đã có một định ý ! Còn anh thì không ! Trong đầu anh không có một định ý nào cả , nên anh gọi các tác phẫm của anh là Ứng Tác , được trưng bày trong Phòng triển lãm tranh có tên là “Improvisation”
21 Tháng Bảy 202211:32 SA(Xem: 8322)
Tôi hiểu nỗi thất vọng, sự đau lòng của em sau đợt thi năng khiếu chuyên ngành đạo diễn vừa rồi; và mọi lời an ủi lúc này là vô nghĩa. Tôi chỉ có đôi dòng tâm sự may ra có thể giúp em bình thản lại, dù lúc này có thể một số người thân gia đình em đang bĩu môi: “Ai bảo cứ khích nó đi vào cái nghề "chân không tới đất cật không tới trời", mơ mộng viển vông! Kỹ sư, bác sĩ còn chẳng ăn ai, nữa là cái nghề “đào giếng” (nhại vui cách nói của người miền Trung Trung Bộ)…
06 Tháng Bảy 20225:37 CH(Xem: 7701)
Người ta nói con trai thương má, còn con gái thì thương ba nhưng tôi là con gái tôi lại thương má tôi lắm, thương tự khi tôi còn nhỏ. Má tôi là một người phụ nữ đẹp và thật nhiều cá tính rất sống động. Nghe Má kể ngày xưa bà Ngoại thuộc loại tân tiến nên Ngoại cho Dì Hai, cho Cậu và cho Má được đi học chứ không câu nệ là con gái con trai gì cả. Hồi đó Má tôi học giỏi lắm nhưng Dì mất sớm rồi Ngoại cũng đột ngột mất, Má ở với bà Cố nên không có điều kiện đi học nữa cho đến lúc lấy chồng.