- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Cao Xuân Huy, Tại Sao?

29 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 97484)


 

ks_luuna_113

Tình cờ tôi tìm thấy trên net Chân dung người lính Việt Nam Cộng Hòa của Nguyễn thị Thảo An, không biết đăng tự bao giờ. Hai mươi năm chinh chiến, vóc dáng người lính trên từng chặng đường lầm than được đã được khéo léo gói trong vài mươi trang viết. Đó là những vóc dáng khổ đau. Tôi đọc Thảo An mà lại nghĩ đến những chặng đường Phan nhật Nam đã qua, cảm những tâm tình đớn đau tha thiết suy tư day dứt trên mỗi bước chân của người lính chiến mà Phan nhật Nam đã ghi lại. Tôi đọc Thảo An lại cứ thấy hình ảnh của Cao xuân Huy trước mắt.

 

Cao xuân Huy? Tại sao? Lính Cộng Hòa có cả trăm ngàn, cả triệu, không chỉ có một trung úy Cao xuân Huy. Thời của tôi sinh ra và lớn lên, nhìn quanh đâu mà không thấy lính: trong gia đình, họ hàng, lối xóm…, trên báo chí, ti vi, sách vở. Tôi thấy họ, sống bên họ, trong sự bảo vệ của họ. Một sự đương nhiên. 

 

Ra xứ người tôi đọc Phan nhật Nam. Mải miết. Phan nhật Nam viết như lên đồng như phả cuồng nộ xuống trang giấy trắng. Tôi đọc như trúng bùa, mắt không thể chuyển dời khỏi trang sách. Tôi đọc, chới với hốt hoảng đau lòng và hãnh diện. Một bài học lịch-sử-viết-tại-chỗ cho tuổi hai mươi hoang mang và bị bật gốc. Những trận đánh rút đau lòng oanh liệt, những địa danh bốc mù khói súng, ở đâu trên bản đồ? An Lộc địa sử ghi chiến tích, Biệt kích dù vị quốc vong thân… Hồn bà Trưng bà Triệu trong sử Việt có nhập vào những phụ nữ của An lộc? Bài toán nào tính được bấy nhiêu đạn dược vũ trang cộng thêm bao nhiêu bom đạn đổ lên đầu là bao nhiêu sức nặng trên tấm thân người lính? Họ nặng bao nhiêu cao bao nhiêu ăn bao nhiêu để đi bấy nhiêu đoạn đường? Vận chuyển bấy nhiêu thứ trong bóng đêm sình lầy thì đi sao được nhanh nhất an toàn nhất, phương trình toán vận tải nào giải được? Chính nghĩa quốc gia nằm ngay trong câu thách đố đếm 1, 2, 3 tao và mày cùng hô đả đảo_tao đả đảo Mỹ Thiệu, mày có dám đả đảo Liên sô Trung cộng Hồ chí Minh… 

Qua Phan nhật Nam, hình ảnh người lính hào hùng mà quá đỗi tội tình, vinh dự mà quá đỗi lầm than. Những người lính cao cả mà khổ đau ấy đã mất hút trong cuộc chiến, đã đổ xuống trong dằn vặt nhọc nhằn trước khi tôi kịp biết mặt.

 

Vượt đến xứ này, Cao xuân Huy đem theo một khối bom đạn hờn căm của chặng đường tháo chạy. Vượt đến đây, anh như người kỵ mã cuối cùng vượt thoát vòng vây mang tin về cho hậu phương dẫu muộn màng dẫu chuyện không may dẫu điều tủi hổ. Anh kể lại, vẽ lại một trong những mảnh cuối cùng của cuộc chiến cho đồng đội cho những người dân cho bạn bè còn sống sót. Viết lại chặng đường cuối cùng, Cao xuân Huy thêm một vinh dự lầm than cho người lính: bại chứ không hàng. Nhưng tôi đã hết sức để học thêm bài học chót của lịch sử viết tại chỗ. Tôi thối lui khi nghe nhắc một chi tiết trong hồi ký của anh: những vòng tự sát bằng lựu đạn trên đường rút quân dọc theo bờ biển. 

Nấn ná, lần lữa, rồi tôi cũng đọc Cao xuân Huy, phập phồng khi mở lại lời chứng đắng cay để gấp lại một trang quá khứ. 

 

Từ người lính cao cả vùng lửa đạn mịt mù nước mắt trộn hờn căm của Phan nhật Nam, tôi đối diện với thịt xương hơi thở của một người bình thường như tôi. Không chỉ là những tấm thân 35 kg vác quân trang vũ khí, người lính của Cao xuân Huy còn có đầy đủ những yếu hèn của thân phận con người. Không phải lúc nào cũng dằn vặt suy tư, họ cười cợt nhậu nhẹt trốn phép rồi vẫn đánh đấm kịch liệt, vẫn chấp hành mệnh lệnh bước vào chỗ chết. Thoắt đó họ ngã xuống, họ la làng, ông thầy_ngưng bắn rồi mà sao em chết. Thản nhiên. Cuồng nộ nếu có đã bị dìm vào thinh lặng, cuồng nộ trắng. Cái vô lý dửng dưng của Cao xuân Huy đứng bên cái dằn vặt đớn đau tha thiết của Phan nhật Nam như hai mặt của một đồng tiền. Với Cao xuân Huy, tôi thấy cái cao cả của người lính ở chỗ họ chính là họ_tầm thường bé mọn trước bể khổ chiến tranh. Để cái hung hiểm khổ đau mà Phan nhật Nam nói tới mới nặng sao trên vai họ. Ký hay truyện, người lính của Cao xuân Huy vẫn có đặc điểm của một người lính mà tôi đã gặp đã sống gần bên. 

 

Cao xuân Huy là người viết khéo, chỉ viết khi có cảm hứng, trong một đề tài mà bản thân anh là một phần tử, và bằng giọng bằng lời của một người lính. Đó là cái giọng cộc cằn thô lỗ mà đẫm tình đồng đội, bông đùa bốp chát mà chan chứa nghĩa đồng sinh cộng tử, bất cần mà chính xác điểm nhắm sắc gọn đường đạn của những người chinh chiến bấy lâu. Đó là những lời vắn gọn dễ hiểu và chính xác thường nghe trong quân đội. Nhưng bấy nhiêu chưa đủ để tôi luôn thấy hình ảnh của anh khi ai nhắc tiếng lính.

Đằng sau đề tài, lời, và giọng, là một cung cách. 

 

Trong khi Hoàng khởi Phong khẳng định bản chất nhà văn của mình dẫu đã từng là lính, Cao xuân Huy luôn chối tiếng nhà văn. Nhà văn không chắc luôn viết hay nhưng hay viết, lính chưa chắc đánh giặc giỏi nhưng thường mang cung cách quân nhân. Trong suốt 25 năm, Cao xuân Huy viết rất ít và giọng văn không đổi, luôn có cái sắc bén, ít lời mà biểu lộ chính xác dù chỉ viết chơi. Đọc thử Vải bao cát. Ngoài câu đối đáp dòn dã vui tai mình thường nghe giữa các ông lính còn rải rác là những lời không thể chính xác hơn, “tại sao lại không nghĩ nhỉ. Không có gì quý hơn độc lập tự do, thì tại sao lại không tận hưởng cái quyền độc lập và tự do không giới hạn này, nghĩ.”_ “Khốn khổ cho cô, và cũng khốn khổ cả cho tôi, đã đành. Khốn khổ cho cái đất nước tang thương này.”_ v.v… Đọc rồi đọc lại, bốp chát thô lỗ mà duyên dáng vẫn làm mình bật cười, đơn giản mà sâu sắc đọc không chán. Viết chơi, nhưng chỉ một đoạn văn ngắn mình có một khúc phim quá khứ với đầy đủ hình ảnh âm thanh tâm tình suy nghĩ:

“Trong đầu, chập chùng những hình ảnh. Giao thông hào, lô cốt, hầm chữ A, hầm chữ T. Tiếng bom, tiếng mìn, tiếng lựu đạn, không giật, sơn pháo. Những đợt tấn công, phản công. Những xác người, xác ta, xác địch, xác bạn, xác dân. Bữa ăn vội vã bên bìa rừng, một viên đạn bắn sẻ, thằng đệ tử ruột ngã ngửa, bát cơm biến thành bát máu. Đôi dép râu với cặp chân xanh mét vắt ngang giao thông hào. Và, bao cát, những bao cát đẫm máu một người dân, người thiếu nữ chết banh thây trên nóc một hầm trú ẩn, thịt da dính bầy nhầy trên những bao cát, óc trắng, tóc đen hòa với máu đỏ trộn lẫn với đất từ những bao cát... Cái chết bi thảm, cái hình ảnh tang thương của người thiếu nữ xuân thì ấy đã in đậm trong tâm trí Toàn, trở thành nỗi ám ảnh triền miên.”

 

Bắn chính xác đúng mục tiêu tiết kiệm đạn và gây tổn thất nặng, đó là cung cách của Cao xuân Huy qua chữ viết.

Viết đã vậy, mà sinh hoạt trong văn giới cũng đáng chú ý. Mọi người luôn gọi anh là nhà văn, nhưng sinh hoạt trong văn chương chủ yếu là lại làm tổng thư ký Văn-họclại thôi tổng thư ký Văn-học, không giao lưu sinh hoạt văn hóa gì khác hiểu theo nghĩa bàn bạc, phỏng vấn, ý kiến, viết cho nhau, ký mục văn học thời sự v.v… Nếu coi sinh hoạt văn chương là sân khấu (xin hiểu theo nghĩa sát thực) thì anh là ông bầu hay ông thầy tuồng chỉ đứng sau màn thảng hoặc chạy ra nói một câu chào một tiếng. Chữ lại anh dùng và sự không thường xuyên góp mặt trên chiếu chữ nghĩa dường như khẳng định rằng làm văn học (viết và tổng thư ký) là duyên đưa đẩy, là một công việc dù anh làm trọn vẹn vẫn không là bản chất của anh.

 

Và có thấy anh trong ngày hội binh chủng mới hay, anh chưa bao giờ thôi là lính. Trong nắng vàng anh đứng bên đồng đội cũ, dáng nghiêng nghiêng cười cợt thoáng chút khinh bạc nhẹ nhàng. Thoắt một phút, nghiêm người chụm chân dập gót. Chào. Một niềm thiết tha tương kính thấm vào không gian. Một phút giây sống lại tình huynh đệ chi binh với quân phong quân kỷ. Viết dường như cũng chỉ là phút giây sống lại, khi hồn cũ đã để ở chiến trường xưa nhập về. Cao xuân Huy luôn chối tiếng nhà văn, nếu hỏi thêm, tôi nghĩ anh vẫn chỉ nhận mình là một người lính, lính, nhiêu đó đủ rồi.

 

Thảo An và Phan Nhật Nam không vẽ chân dung của riêng ai, Cao xuân Huy cũng không muốn nói về mình, chỉ là tôi từ khi đọc anh rồi, từ khi thấy một cung cách rồi thì cứ thấy bóng những bộ quân phục là tôi nghĩ đến anh, nghe chữ lính là tôi thấy hình ảnh của anh, Cao xuân Huy, người lính sau cùng của cuộc chiến. 

 

Lưu Na

Nov-2010

(Đã in trên Hợp Lưu 113, số tháng 3&4-2011)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
31 Tháng Ba 201911:38 SA(Xem: 21069)
Mảnh giấy không đề tên người nhận, cũng chẳng ký tên người viết, song tôi thuộc tuồng chữ của Thiện, cái tuồng chữ với những phụ âm d, đ, t, th, k, kh, vân vân... đâm thẳng lên trời và cao hơn bình thường như muốn nổi loạn, và những nguyên âm thấp, cam phận, tự nén. Bên dưới hai câu thơ là dòng chữ vỏn vẹn: "Nếu không đoán được ai là tác giả của hai câu thơ trên thì sẽ không về nữa."
20 Tháng Hai 20198:42 CH(Xem: 23997)
Hôm nay, một ngày đầu năm, nơi tôi ở trời lấm tấm mưa và sương mù còn giăng mắc mặc dù đã 10 giờ sáng. Có lẽ không hạnh phúc nào bằng ngồi trước lò sưởi với ly cà phê và vài cuốn sách -- chính xác thì phải nói là với mấy Web sites sách điện tử, hay e-book, trên cái iPad. Bằng hữu ở xa, giờ già cả cũng ít hoặc hết còn đi thăm nhau được. Ngoài trao đổi điện thư ngày một thưa thớt, chỉ còn cái thú làm bạn với sách. Thú thật chưa bao giờ tôi đọc sách báo nhiều như những lúc về sau này.
25 Tháng Giêng 20198:02 CH(Xem: 24944)
Từ Huế ra đến Quảng Trị mấy ngày đầu năm 2019 là những ngày ủ dột mưa. Sau bài viết: Đi tìm bức tượng Mẹ và Con, tác phẩm bị lãng quên của Mai Chửng ở Hải ngoại. VOA 07.06.2018, tôi có ước muốn trở lại thăm Nhà thờ Đức Mẹ La Vang Quận Hải Lăng Quảng Trị, nơi đã từng có một quần thể tượng nghệ thuật tôn giáo của Giáo sư điêu khắc Lê Ngọc Huệ cùng đám môn sinh trong đó có Mai Chửng với chủ đề Mười Lăm Sự Mầu Nhiệm Mân Côi. (3)
03 Tháng Giêng 201910:50 CH(Xem: 21091)
Đêm ấy, một đêm Giáng Sinh rất lạ, sau ngày giải phóng đất nước một năm.1976. Là đêm Giáng Sinh thứ ba, tính luôn cái năm tôi đi sư phạm xa nhà, tôi không còn cùng bát phố với lũ bạn ngoại đạo trong cái thành phố nhỏ nhoi yêu mến tôi đã sống; nhưng vẫn da diết nhớ Giáng Sinh với những chiếc xe hoa lấp lánh, diễn hành dưới màn mưa lạnh, quanh mấy con phố nhỏ; những cỗ xe luôn mang đến một không gian tượi mới và tràn trề hy vọng. Khi còn hy vọng, là người ta còn mơ ước. Khi còn mơ ước,là người ta còn tin yêu cuộc sống này.Và người ta luôn trông chờ điều đó.
04 Tháng Mười Hai 201811:05 CH(Xem: 22790)
Từ một vùng đất hoang vu của dân tộc thiểu số thuộc bộ tộc K'Ho hiện nay, sau khám phá của bác sĩ Yersin (tháng 6 năm 1893), người Pháp đã quy hoạch và xây dựng lên thành phố Đàlạt. Đàlạt trở thành một trung tâm du lịch và giáo dục của Đông Dương trong nửa đầu thế kỷ 20.
11 Tháng Mười 201811:48 CH(Xem: 23819)
Lễ Quốc Tang của Chủ tịch nước Trần Đại Quang dù được tổ chức trọng thể tại cả ba nơi Sài Gòn, Hà Nội, Ninh Bình; và mặc dù nghĩa trang của ông rất lớn, nó chiếm một diện tích lên đến gần 30,000 m2, chúng ta vẫn thấy sự ra đi của ông rất mờ nhạt.
07 Tháng Mười 20189:13 SA(Xem: 24012)
Sinh ngày 6/10 Nhâm Ngọ, tức 13/11/1942, tại thôn “Me Vừng,” làng Phụng Viện thượng Hải Dương, Bình Giang, Hải Dương—nhưng trên khai sinh, đề ngày 6/0/1942—tôi có một lá tử vi khá kỳ lạ. Giáo sư Nguyễn Bỉnh Tuyên—một lãnh tụ Đại Việt Quốc Xã, thày dạy kèm chữ Pháp cho tôi trong hai năm Đệ Tam, Đệ Nhị (1957-1959)—nói tôi có số “ở tù;” nên “ở lính” có thể giải thích như ở tù. Mãi tới năm 1971, bác Phan Vọng Húc—bạn cha tôi ở Hải Dương, phụ thân nhà thơ Phan Lạc Giang Đông—mới đưa ra lời giải đoán khá chính xác: Tôi có số “Ngựa Trời,” sẽ xuất ngoại, đỗ đại khoa, và thọ tới hơn 70.
13 Tháng Chín 20189:07 CH(Xem: 23665)
Sáng nay vừa ra khỏi ngân hàng, tôi ghé vào siêu thị mua tấm thiệp sinh nhật cho ba chồng. Dòng chữ được giác bạc ngoài tấm thiệp đề "For a great Dad..." đầy yêu thương, trân trọng. Vừa lúc đó tôi nhận được điện thoại từ chị gái. Linh cảm bất ổn vì lúc đó đã 10 giờ tối ở VN. Giọng chị hớt hãi "Yến ơi, Ba đi rồi...". Trên tay tôi vẫn cầm tấm thiệp. Vài giây trước đó khi đứng chọn tấm thiệp vừa ý nhất, tôi chợt nghĩ "Vì sao mình chưa bao giờ có được may mắn tặng cho ba mình tấm thiệp nào có nội dung như vậy. Vì sao ba mình không là một người great Dad như bao nhiêu người vẫn tự hào tặng thiệp cho ba họ trong ngày sinh nhật như chồng mình vẫn làm mỗi năm?".
24 Tháng Tám 20187:38 CH(Xem: 25829)
Tôi khởi viết những trang Nhật Ký Cuối Đời này, từ đầu năm 2016, sau ngày mẹ tôi từ trần tại Los Angeles, CA, ngày 27/11 Ất Mùi, tức Thứ Tư, 6/1/2016. Mẹ sinh ngày 7/3 Mậu Ngọ [7/4/1918], tại Phụng Viện thượng, Bình Giang, Hải Dương, thọ 99 tuổi ta. Cha tôi, sinh ngày 27/3 Mậu Ngọ [27/4/1918], mất sớm, ngày 8/3 Kỷ Mùi [4/4/1979], khi mới 62 tuổi, ở Sài Gòn. Khi gia đình ly tán—tôi lưu vong ra hải ngoại, anh trai tôi bị đưa ra bắc “cải tạo”—thuật ngữ tuyên truyền xảo quyệt của những người tự nhận Cộng Sản, dù chẳng hiểu Cộng Sản là gì, và trên thực chẩt, chỉ vẹt nhái theo Trung Cộng, vì Karl Marx và Friedrich Engels không hề nói đến góp chung tài sản, mà chỉ hoang tưởng ngợi ca một xã hội nguyên thủy công hữu [communism].
17 Tháng Bảy 20182:02 CH(Xem: 22813)
Có thể nói Luật Đặc Khu và cuộc trấn áp ngày 17/6 đã biến những người dân VN bình thường trở thành những nhà hoạt động. Và đó là khởi đầu một “cuộc chiến” mới. Trong cuộc chiến này, nhà cầm quyền Hà Nội sẽ phải đương đầu với một sức mạnh mà họ thầm hiểu rằng với nó; quân đội, súng ống, xe tăng,… hỏa lực dù mạnh thế nào cũng chỉ là bùn đất!