- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

TRÍ TUỆ NHÂN TẠO CÓ PHẢI LÀ TÁC GIẢ KHÔNG?

29 Tháng Năm 202512:23 SA(Xem: 3043)
PhanTanUẩn
Nhà văn Phan Tấn Uẩn


TRÍ TUỆ NHÂN TẠO CÓ PHẢI LÀ TÁC GIẢ KHÔNG?

(Một góc nhìn về vai trò của trí tuệ

nhân tạo AI trong sáng tác văn chương)
 Phan Tấn Uẩn

 

 

Trong những năm gần đây, sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI : Artificial Intelligence) đã tạo ra một làn sóng quan tâm sâu rộng trong giới viết lách. Với nhiều người, đây là một phương tiện mới mẻ, đáng để thử nghiệm. Nhưng với không ít người khác , nhất là những cây bút kỳ cựu hoặc thủ cựu, thì sự xuất hiện của AI đặt ra những hoài nghi, thậm chí phản ứng: Có nên xử dụng AI khi viết văn? Nếu có sự trợ giúp như thế, tác phẩm đó có còn là của cá nhân? Người viết có còn xứng đáng đứng tên tác giả?

Tôi từng bỡ ngỡ và đặt những câu hỏi ấy khi mới tiếp xúc với AI. Nhưng nhờ trải nghiệm thực tiễn, tôi dần nhận ra bản chất thật sự của công cụ này – và càng hiểu rõ hơn đâu là ranh giới giữa công cụ hỗ trợ và ý tưởng sáng tạo. Bài viết này chia xẻ góc nhìn cá nhân ấy, không nhằm tranh luận hay áp đặt, mà như một cách giúp bạn đọc hiểu rõ hơn: trí tuệ nhân tạo không hề thay thế con người, và việc xử dụng AI trong sáng tác – nếu trung thực và có ý thức – là điều hợp lý và xứng đáng.

(PHAN TẤN UẨN)

 

*

 

1.

 

AI không viết thay  mà cùng viết chung với tác giả
Trí tuệ nhân tạo không tự nhiên viết ra một bài văn nếu không có người hỏi. Nó không có ý thức, không có cảm xúc, không biết yêu hay ghét, không biết hoài niệm hay mơ mộng. Nó chỉ phản hồi dựa trên những gì người viết cung cấp . Tùy theo mức độ rõ ràng, sâu sắc, sáng tạo của người hỏi , AI sẽ cho ra  các kết quả khác nhau.  Cũng như một cây bút, hay máy đánh chữ, trí tuệ nhân tạo chỉ là phương tiện. Nó không tạo nên tư tưởng, không làm thay trải nghiệm, không thay con người cảm nhận hay đấu tranh với nội tâm. Nó không thể làm nên một câu văn đẹp nếu người viết không có thẩm mỹ; không thể dẫn dắt một lập luận sắc sảo nếu người viết không biết mình muốn nói gì.

Nói cách khác, AI là ngọn đèn soi đường , người đi vẫn phải là chính chúng ta. Và nếu bài viết có chiều sâu, có cá tính, có giọng điệu riêng thì không ai có thể nói đó là sản phẩm của máy móc.

 

 

2.

 

 

Ghi tên mình là hành động trung thực – không phải chiếm đoạt

Có người hỏi: nếu AI giúp ta sửa, bổ sung, đề nghị cách viết hay hơn, thì ta có còn xứng đáng để đứng tên tác giả ?

Tôi xin trả lời: Nếu toàn bộ tư tưởng, nội dung, cảm xúc, và định hướng đều là của bạn – thì đó vẫn là tác phẩm của bạn. Việc xử dụng một công cụ như AI để tham khảo, đối chiếu, làm rõ hoặc tinh chỉnh, việc nầy cũng như tra cứu từ điển, đọc sách tham khảo, hoặc hỏi ý kiến bạn viết, nó không làm mất tính chính danh.

Ghi tên thật tác giả vào sáng tác viết chung với AI là một cam kết : Tôi chịu trách nhiệm về điều tôi viết. Dù tôi có dùng AI để thử nghiệm một số cách nói khác, hay kiểm tra sự mạch lạc của đoạn văn, thì tôi vẫn là người chọn giữ lại hay loại bỏ. Chính tôi là người quyết định cấu trúc, định hướng, âm sắc, lập luận. Chính tôi là người “nuôi” bài viết từ mạch nguồn tư tưởng.

Không có máy móc nào viết ra một đoạn văn sâu sắc nếu trong lòng bạn không có điều gì sâu sắc. Không AI nào có thể làm ra một câu thơ hay. Và không “trợ lý ảo” nào dựng nổi một tiểu luận đàng hoàng nếu người viết không có sự suy nghĩ độc lập và lương tri sáng tạo.

 

3.

 

Tôn trọng người viết – thay vì phân biệt “chiếu trên chiếu dưới”

Thật đáng tiếc khi trong không gian văn chương Việt Nam hiện nay, vẫn còn hiện tượng phân chia “chiếu trên – chiếu dưới”, kèm theo thái độ kỳ thị ngầm: ai không viết theo kiểu của ta thì không đáng đọc; ai không in sách, không có giải thưởng, không viết trong nhóm ta thì là “tay ngang”, “người ngoại đạo”.

Nhưng sáng tạo văn học không đo bằng mối quan hệ, không do bè nhóm tán thưởng, càng không cần “quyền lực mềm” để khẳng định. Một người viết chân chính có thể không nổi tiếng, không giao du với bất cứ ai trong văn giới, không được mời họp mặt hội đồng , không tụ năm tụ bảy ngồi uống cà-phê chụp hình đang lên báo cười vui hảnh diện, nhưng vẫn có thể viết nên những gì sâu sắc nhất, đau đáu nhất, trữ tình nhất.

 Trong bối cảnh đó, AI không làm ai “giỏi” hơn ai. Nó chỉ tiếp tay với ta chỉnh, sửa, viết lại những gì ta nghĩ, kể lại những gì ta  sống, và gìn giữ những gì ta tin.

Viết là quyền bình đẳng. Dù bạn là ai, ở đâu, học vấn cao hay thấp, có nhóm hỗ trợ hay không ,nếu có trí tuệ, có cảm xúc, có khả năng tự phản biện , bạn có quyền lên tiếng. Và trí tuệ nhân tạo có thể giúp tiếng nói của bạn rõ hơn, sáng hơn, sắc sảo hơn.

 

4.

 

Trí tuệ của ta vẫn là cội nguồn sáng tạo

Dù có sự trợ giúp kỹ thuật nào đi nữa, thì chính tư tưởng mới là linh hồn của bài viết. AI không nghĩ thay, không yêu thay, không đau thay. Nó không thể nắm bắt những niềm riêng, ký ức chiến tranh, nỗi hoang mang của người sống lưu vong, hay ánh mắt của người mẹ lúc tiễn con lên đường. … Tất cả những điều ấy , chỉ có con người mới cảm nhận và viết được. Và chỉ có người viết trung thực, dám suy nghĩ, dám đặt câu hỏi, mới có thể đưa tư tưởng thành con chữ.

AI  chỉ là công cụ, như từ điển, như máy đánh chữ, như mạng internet. Không được thần thánh hóa nó nhưng cũng không thể phủ nhận giá trị của nó, nếu ta dùng đúng cách, đúng mục đích.

 

Kết luận…

Tôn trọng sự khác biệt, nuôi dưỡng giá trị chung…

Tôi không viết bài này để tranh luận hay phản bác bất kỳ ai. Tôi chỉ mong có thêm một tiếng nói để bạn đọc, nhất là những người chưa quen với công cụ mới , có thể tiếp cận AI một cách tỉnh táo, công bằng và không thiên kiến.

Viết bằng tay hay viết bằng máy, viết đơn độc hay có sự hỗ trợ,  điều quan trọng vẫn là nội dung. Nếu bài viết có giá trị tư tưởng, có cảm xúc thật, có lập luận vững , thì người viết xứng đáng được ghi nhận, bất kể họ đã sử dụng công cụ nào.

Trong văn chương, mỗi người có cách riêng đến với chữ nghĩa. Nhưng nếu cùng hướng đến sự trung thực, nhân văn và sáng tạo , thì mọi cách đều đáng trân trọng.

PHAN TẤN UẨN
Tháng 4/2025

  

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
25 Tháng Tư 20255:54 SA(Xem: 4370)
Vũ Xuân Thông sinh ngày 9 tháng 12 năm 1939 tại Hà Nội. Là gia đình có đạo dòng, Thông theo học trường Puginier, là một ngôi trường cổ xưa được xây cất từ năm 1897 tại Hà Nội. Năm 1954, khi gia đình di cư vào Nam, ở tuổi 15 Thông là con trai cả trong một gia đình lúc đó có 4 anh em: Vũ Xuân Thông, Vũ Văn Thanh, Vũ Văn Phượng, Vũ Thị Bích, sau này trên vùng đất mới, gia đình Thông có thêm 2 người em nữa là Vũ Hồng Vân, Vũ Văn Dũng. Có bố là công chức từ thời Vua Bảo Đại, ngay sau Hiệp định Genève 1954 ông quyết định đem toàn gia đình vào Nam và chọn định cư ở Đà Lạt. Vũ Xuân Thông tiếp tục theo học trường công lập Trần Hưng Đạo, tới Tú tài 2 không có lớp nên VXT phải vào Sài Gòn theo học trường Chu Văn An cho đến hết năm cuối trung học
16 Tháng Tư 20259:16 CH(Xem: 5024)
PHIM “ĐỊA ĐẠO” của Đạo diễn BÙI THẠC CHUYÊN “Từ sau 1975 đến nay, Địa đạo Củ Chi được tô vẽ thành một biểu tượng chiến thắng và kích động lòng yêu nước trong nhân dân bằng văn chương, phim ảnh, mô hình, du lịch… nhằm mục đích tuyên truyền; và phim “Địa đạo…” có thể nói là một đỉnh cao của chiến dịch tuyền truyền đó góp phần tạo ra “Huyền thoại Địa đạo” ít có sự thật lịch sử, và đồng thời cũng tạo ra “cơn sốt” truyền thông” ghê gớm, tựa một “huyền thoại truyền thông” chưa từng có trong lịch sử điện ảnh Việt… Có thể nói, đó là điều đáng tiếc đáng kể đối với một bộ phim “bom tấn” được thực hiện nhằm chào mừng ngày 30 tháng 4 và 50 năm Thống nhất Đất nước. Với bộ phim “Địa đạo…”, những điều đáng tiếc nói trên cũng là sự thất vọng cho tài năng của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên, đồng thời gửi gắm hy vọng anh sẽ có những sáng tạo nghệ thuật xứng đáng với nguồn lực khổng lồ mà nhân dân và quân đội dành cho những bộ phim lịch sử lớn mà anh đang ấp ủ!” TRẦN KHẢI.
18 Tháng Hai 202510:37 CH(Xem: 6091)
Rising Asia là một tạp chí học thuật đa ngành, ra 3 số mỗi năm, hoạt động từ 2021, chủ bút là TS Harish C. Mehta, hiện giảng dạy tại Đại Học Toronto, có trụ sở tại Bengal Ấn Độ. Tạp chí là nguồn tài nguyên để nghiên cứu, và giảng dạy về các vấn đề xã hội Châu Á. Mỗi tập của tạp chí đều có các bài bình luận giải thích về mọi khía cạnh của lịch sử, kinh tế, ngoại giao, văn học, y tế, khoa học, quân sự và văn hóa Châu Á.
17 Tháng Hai 20259:06 CH(Xem: 4525)
Tom Fawthrop là nhà báo, nhà hoạt động môi sinh người Anh, người bạn đồng hành bấy lâu với Nhóm Bạn Cửu Long. Anh đã tường trình về sông Mekong trong 12 năm qua với tư cách là nhà nghiên cứu và diễn giả tại các đại học ở Singapore, Thái Lan, Cam Bốt, và Việt Nam. Các bài viết của anh về lưu vực này đã được phổ biến rộng rãi trên các tạp chí Economist, The Diplomat và The Guardian. Tom cũng là nhà sản xuất cuốn phim tài liệu “Where have All the Fish Gone” về thảm họa trên sông Mekong.
09 Tháng Hai 202512:27 SA(Xem: 6004)
Thơ của Nguyễn Chí Trung dâng lên như một dòng sông lũ, từ một vực thẳm sâu không thể nghĩ bàn và không thể dò thấu, theo lời của Filomena Ciavarella[iii]. Sự hấp dẫn tương tự của sông Hằng, biểu tượng của phương Đông, hòa quyện vào tâm hồn Trung. Nguồn gốc của bài Thơ “Khi Tôi Bước Xuống” - As I Step Down (sau đây gọi là AISD), một bài thơ gồm mười từ khúc theo cấu trúc nhịp "Lục Bát", có mối liên hệ chặt chẽ và lãng mạn với dòng sông linh thiêng đó: "Tôi đã mơ một lần trong đời đến đứng bên bờ sông và trẩy thuyền qua đó"[iv]. Giống như một hình ảnh trong giấc mơ, tất cả đã trở thành sự thật vào mùa đông năm 2015/16.
05 Tháng Hai 20252:37 CH(Xem: 7334)
With an inconsistent and always “pivoting” policy, with a negligible total investment, over the past 50 years since 1975, the United States has made almost no positive and effective moves to prevent China’s expansion and encroachment – not only in the Mekong River basin – but also in the East Sea. To be able to counterbalance Beijing, of course, Washington needs to have a strategic vision, accepting a commensurate price to pay in order to restore its long-standing influence on the Mekong River Chessboard. NGO THE VINH
31 Tháng Giêng 202511:51 CH(Xem: 7548)
Với chính sách thiếu nhất quán và luôn “xoay trục”, với tổng số đầu tư không đáng kể, trong suốt 50 năm qua kể từ sau 1975, Hoa Kỳ gần như không có động thái tích cực và hiệu quả nào ngăn chặn sự bành trướng lấn lướt của Trung Quốc – không chỉ trên lưu vực sông Mekong – mà cả Biển Đông. Để có thể đối trọng với Bắc Kinh, dĩ nhiên, Washington cần có một tầm nhìn chiến lược, chấp nhận một cái giá tương xứng phải trả hầu có thể phục hồi ảnh hưởng đã có bấy lâu trên Bàn cờ Sông Mekong. "NGÔ THẾ VINH"
28 Tháng Giêng 20259:42 SA(Xem: 10437)
Nguyen Chi Trung’s poetry rises like a river in flood, from a deep unthinkable and unfathomable abyss, in Filomena Ciavarella’s words[iii]. The same fascination held by the Ganges, a symbol of the East, blending itself into Trung’s soul. The genesis of As I Step Down (henceforth, AISD), a poem of ten stanzas following the “Sixth-Eight” words metrical pattern, is closely and Romantically linked to that holy river: “I dreamed to come one time in my life to its border and to boatflow over it”[iv]. Like a vision in a dream, it all came true in winter 2015/16.
21 Tháng Giêng 202510:14 CH(Xem: 8005)
Người sinh ra và lớn lên ở Huế cũng như khách thăm Huế đều có cùng cảm nhận tương tự về tầm nhỏ nhắn, cảnh quang núi sông thơ mộng, điệu sống êm đềm trầm mặc của xứ nầy; nhưng khác nhau là tâm lý đòi đoạn (Emotional Fragmentation in Psychology) mà chỉ có những người Huế rặt chân quê mới trải nghiệm “nắng cháy da cháy thịt, mưa héo úa tâm hồn” của vùng đất quê huơng độc ngự cảm quan từ thời thơ ấu. Nguồn tâm lý nầy là khởi điểm của dòng cảm nhận: “Huế là quê hương đi để mà nhớ; chứ không phải ở để mà thương”!
09 Tháng Giêng 202511:36 SA(Xem: 8291)
Tháng 5 năm 1990, chúng tôi sang Quận Cam, nhà văn Mai Thảo dẫn đến thăm và giới thiệu với một họa sĩ, mà chúng tôi chưa quen: Khánh Trường. Mai Thảo cho biết Khánh Trường dự định ra một tập san văn học, đăng những tác phẩm ở trong và ngoài nước, và cần được giúp đỡ. Đó chính là Mai Thảo: ông ghét cộng sản, vì cái chết của Vũ Hoàng Chương và bản thân ông bị truy lùng trong gần hai năm, trước khi vượt biển, thoát. Ông không đọc tác phẩm trong nước, nhưng «đứa nào» làm chuyện hòa giải, giao lưu, ông ủng hộ; «đứa nào» bị đánh, ông tận tình bênh vực và giúp đỡ. Ở Mai Thảo là hai chữ Tự do đúng nghiã mà nhiều người Việt không hiểu, dù họ sang Mỹ để tìm «tự do». Bên cạnh Mai Thảo, Nhật Tiến cũng công khai ủng hộ Khánh Trường. Lập trường giao lưu của Nhật Tiến ai cũng rõ. Đó là hai nhà văn đàn anh, đứng đằng sau Hợp Lưu, trụ đỡ Khánh Trường trong những ngày sóng gió. Phía chống Hợp Lưu, cũng không thiếu những cây đa cây đề. Mai Thảo sang Paris cùng với Khánh Trường, để ra mắt Hợp Lưu số 1.