- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

VỀ HUẾ QUA THƠ VĂN CỦA THẾ HỆ KẾ THỪA

21 Tháng Giêng 202510:14 CH(Xem: 7249)
BIA TAN VAN HUE QUE HUONG DI DE MA NHO



VỀ HUẾ QUA THƠ VĂN CỦA THẾ HỆ KẾ THỪA

(Bài viết của GS TS, nhà văn Trần Kiêm Đoàn)

 

Trên nẻo đường Nam Bắc Việt Nam, những bước chân lãng tử của giới văn nghệ sĩ dừng lại đậm nét nhất với cả Hà Nội, Huế, Sài Gòn với nguồn cảm hứng sáng tác phong phú, nhưng nếu xét về số lượng tác phẩm và tầm ảnh hưởng thì có thể ghi nhận rằng:

 

Hà Nội đứng đầu với số lượng tác phẩm phong phú và đa dạng.

Sài Gòn tươi mới với những tác phẩm đầy màu sắc năng động.

Huế lắng đọng với những tác phẩm mang chiều sâu trữ tình và trĩu nặng tâm hồn.

 

Người sinh ra và lớn lên ở Huế cũng như khách thăm Huế đều có cùng cảm nhận tương tự về tầm nhỏ nhắn, cảnh quang núi sông thơ mộng, điệu sống êm đềm trầm mặc của xứ nầy; nhưng khác nhau là tâm lý đòi đoạn (Emotional Fragmentation in Psychology) mà chỉ có những người Huế rặt chân quê mới trải nghiệm “nắng cháy da cháy thịt, mưa héo úa tâm hồn” của vùng đất quê huơng độc ngự cảm quan từ thời thơ ấu. Nguồn tâm lý nầy là khởi điểm của dòng cảm nhận: “Huế là quê hương đi để mà nhớ; chứ không phải ở để mà thương”!

 

Một người Huế nào đó đã đi khắp “ba đồng bảy đội” (tầm xa trái ngược với “ba đồng bảy đọi”) mới thấu cảm hết câu hỏi: “vì răng mà lạ rứa? (xin trả lời “tại rứa chớ mần răng”) như một loại công án về ngôn ngữ đặc chất đất lề quê thói rất Huế!

 

Có dịp đến những vùng đất cổ tích từ đấu trường La Mã ở Ý, Kim Tự Tháp ở Ai Cập đến bến sông Tiền Đường ở Trung Hoa nơi còn đượm dấu chân luân lạc nàng Kiều của Tố Như… thì chỉ càng thêm nhớ Huế. Mãi cho đến khi đối diện với Bức Tường Than Khóc (Wailing Wall) của Do Thái ở Jerusalem vào tháng Ba năm ngoái, nhìn dòng người khóc lóc tiếc thương, nguyện cầu chí thiết dưới chân bức thành được cho là huyền nhiệm đã gần hai nghìn năm, tôi mới hiểu Huế để cảm nhận trực tiếp nguồn tâm cảm vì sao Huế đi để mà nhớ chứ không phải ở để mà thương vẫn còn mịt mờ giữa cảm xúc mông lung và lý giải rạch ròi.  Huế từng là Ô Châu Lạc Địa của Ma Hời vong quốc. Huế là dòng trung chuyển của hào khí dân tộc mở mang bờ cõi của tổ quốc tiến về Nam. Huế là kinh đô vương quốc đầu tiên trong lịch sử dân tộc thống nhất giang sơn từ Bắc vô Nam. Huế là cái bể cạn nhỏ bé chứa những ước mơ đại hải sông hồ. Nhưng hiện thực, Huế vẫn còn vất vả gieo neo đồng hành với bước chân thời đại. Hệ luận thuận tình mà nghịch lý “đi dễ nhớ, ở khó thương” mang dấu ấn Tâm Huế nầy thật không ngờ vẫn còn là dòng chảy luân lưu xuyên thế hệ.

 

Thật ngạc nhiên và cảm động khi từ bên này bờ đại dương vừa được đọc một tác phẩm của thế hệ đàn em: Huế, Quê Hương Đi Để Mà Nhớ; tác giả là Bùi Hoàng Linh, đang ở độ tuổi tiền trung niên, tam tứ thập, lại là một người chuyên ngành khoa học kỹ thuật (Kiến trúc sư). Thật thú vị khi đọc Bùi Hoàng Linh cảm nhận về ý nghĩa Nhà và Quê Hương:

 

“Huế bình thản ngày tạ từ mà đau đáu ngày đoàn viên. Huế để người ta đi xa ngái mà day

dứt thương nhớ cố quận khôn nguôi. Với tôi Sài Gòn là nhà mà Huế là quê hương!”

 

Quê hương không chỉ là nơi lai lịch của mình thuộc về mà còn là nơi ẩn dấu cảm xúc miên mật từ trái tim

như nhà thơ M. Darwish nói lên từ cảm xúc chân phương rằng, “mái nhà là nơi để sống nhưng quê hương là nơi nương náu của tâm hồn cho dẫu nghìn trùng xa cách (A home is a place where you live, but a homeland is where your heart belongs, even when you're far away."

 

Có chăng thiên nhiên là thành quách rêu phong của một nguồn tình cảm Huế đã nảy mầm và trấn ngự mà Bùi Hoàng Linh đã thể hiện trong tác phẩm, rằng:

“Những cơn mưa dầm như một món đặc sản đã làm cho tình cảm Huế ít phát triển hướng

ngoại mà thường hướng về chiều sâu của nội tâm, âm thầm mà chung thủy. Thế nên,

người ở lại thì vẫn năm tháng đợi chờ gót lữ hành của kẻ ‘khăn gói đi xa’. Người viễn xứ

thì luôn có một ‘góc Huế’ trong mớ hành trang của ký ức để luôn canh cánh trở về mỗi

khi thấy nhớ.”

 

Và, Huế đây rồi. Huế mang ngữ cảnh của Bức Tường Than Khóc Jerusalem qua cảm nhận của chàng tuổi trẻ văn nhân xứ Huế:

 

“Trên những dấu vết của đền đài dường như nghe được cả trăm năm với lời cỏ cây xa xưa

vọng lại ...Và mỗi lần về Huế tôi cứ có cảm giác như được chạm tay vào từng dấu rêu,

được đặt chân vào quá khứ. Cứ ngỡ như là một cuộc hành hương về lại với những ký ức

ngậm ngùi bởi Huế mang riêng mình một nét đẹp mà buồn, rất buồn. Cái buồn của Huế

không rõ ranh giới, không mang hơi hướng của lý tính vì thế mà nó lãng đãng như một

nửa câu thơ ...chỉ một nửa thôi, nửa còn lại chờ người cố xứ mang về xứ thâm trầm của

mưa, của nắng, của bỏng rát gió Lào mùa hạ.”

 

Quả nhiên không phải là sự tình cờ chợt bắt gặp Huế qua nắng hàng cau hay nàng áo tím qua cầu… mà bằng nguồn cảm xúc gieo mầm, đâm chồi và nở hoa trong tư tưởng nghệ thuật của Bùi Hoàng Linh khi tác phẩm đầu tay về Huế là một thi phẩm… đậm tình với Huế có nhan đề là Lời Thương Gửi Huế.

Cách viết của Bùi Hoàng Linh giàu cảm xúc và tinh tế: Văn phong giàu chất thơ, thấm đẫm tình yêu đối với Huế, nhưng không quá lụy về quá khứ mà luôn mang một sự trăn trở và hoài niệm sâu sắc. Đặc biệt là nét Huế thật hồn nhiên mà cũng rất nồng đượm, thâm cung:

 

“Cái mặt hiền khô của người Huế cũng như dòng sông không gợn sóng mà đáy sâu chỉ giữ lại cho riêng mình những gì riêng nhất...Tình Huế có cái chi đó thâm trầm, khiêm cung, lặng lẽ, chìm khuất. Để khi xa rồi, tưởng sẽ quên dần theo thời gian mà có đâu ngờ nỗi nhớ theo tháng theo năm đã hóa thành trầm tích, lắng đọng lại cái tình lắm khi như cái roi tre của tình cảm vừa đủ ngậm ngùi rưng rức, để rồi có người giữa phố thị không có ngõ sau vẫn luôn ngoái về quê mẹ.”

 

Huế đang chuyển mình cùng chung với tầm cao, hướng xa và độ nhanh của thời đại. Mong dáng xưa, hồn cũ của Huế sẽ không biến tướng với thời gian. Trong cuộc thế xuôi dòng không ngừng nghỉ thế hệ văn nghệ trẻ như Bùi Hoàng Linh sẽ không bị mất hút vì đi quá xa về phía trước; nhưng cũng không trơ vơ ngồi lại bên cầu. Cực đoan trong nghệ thuật sáng tạo văn học nghệ thuật thường không có chỗ đứng của dòng văn học nghệ thuật Huế.

 

Chúc mừng, cảm khái và khen tặng tác phẩm viết về Huế của Bùi Hoàng Linh.

      

California ngày 18-1-2025

Trần Kiêm Đoàn

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Tư 202112:16 SA(Xem: 25537)
Trong số những «thắng lợi của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa» ..., tất nhiên có cả ngày 30 tháng 4 năm 1975. Do đó, xác định lại nó như ngày thất bại chính trị văn hoá bi thảm nhất của lịch sử dân tộc, chính là góp phần giải ảo một huyền thoại nguy hại, thức tỉnh những ai còn chút lương tri để suy nghĩ một cách thực tế và trách nhiệm về tương lai đất nước. Đây không thể là một chiến thắng chính trị, vì sau đó đất nước trở lại mô hình Bắc thuộc tưởng đâu đã vĩnh viễn trôi qua, dân tộc bị phân hoá trầm trọng thành bao mảnh đối kháng (Bắc / Nam, cai trị / bị trị, trong nước / ngoài nước, trong đảng / ngoài đảng). Đây cũng không thể là một chiến thắng văn hoá khi kẻ cầm quyền đã tự tay tổ chức sự tụt hậu về mọi mặt của quốc gia (giáo dục, y tế...), phá hủy nền đạo lý cổ truyền thoát thai từ các đạo giáo toàn nhân loại mà không thay thế nổi bằng bất cứ chủ trương, chính sách giáo điều nào.
29 Tháng Ba 202111:52 CH(Xem: 24760)
JOHN STEINBECK, NOBEL VĂN CHƯƠNG 1962 Sinh ngày 27/02/1902 tại Salinas, miền trung California. Sống và lớn lên trong một vùng thung lũng đồng quê xanh tươi, còn được gọi là “Salad Bowl” với dòng sông Salinas. Xong trung học (1919), có ước vọng viết văn, Steinbeck ghi tên học môn Văn chương Anh và cả lớp Viết văn / Creative writings tại Đại học danh tiếng Stanford, Palo Alto. Năm 1923, Steinbeck ghi tên học thêm môn Sinh Học / Biology tại Hopkins Marine Station, tại đây Steinbeck quen biết với William E. Ritter và quan tâm nhiều hơn tới Môi sinh / Ecology. Do theo học thất thường, ông rời Stanford 6 năm sau (1925) và không có một học vị nào. Steinbeck quyết định sang New York lập nghiệp, ông làm đủ loại công việc lao động tay chân để kiếm sống và tập sự làm báo, viết văn nhưng không thành công, không nhà xuất bản nào nhận in cuốn sách đầu tay của ông.
25 Tháng Ba 202110:32 CH(Xem: 22621)
Cách đây hơn hai chục năm, tôi có được xem một bộ phim tài liệu nghệ thuật (nhựa màu 3 cuốn) về chân dung nhạc sĩ Văn Cao, và có một tình tiết khiến tôi bị ám ảnh mãi - không phải vì sự sáng tạo nghệ thuật độc đáo, mà bởi sự thiếu "sang trọng" rất phản cảm của nó: những người làm phim đã buộc nhạc sĩ ngồi bên cây đàn piano, giơ cả hai khuỷu tay đập mạnh vào phím đàn như một người mất trí, hoặc căm hận ai đó, và không chỉ một lần! Người nghệ sĩ chân chính bao giờ cũng tôn trọng phương tiện nghệ thuật của mình, trong thực tế không ai làm như vậy!
09 Tháng Ba 20212:38 CH(Xem: 27444)
Nếu Picasso có mặt, tôi đoan chắc ông sẽ vẽ bức tranh sự thật từ cái lỗ đạn trên vai áo người mẹ Đồng Tâm này. Nếu nghệ sĩ Damien Hirst chứng kiến phiên toà, ông sẽ đem tượng đồng Verity (Sự Thật) từ cảng Ilfracombe xa xôi về đặt giữa lòng Việt Nam. Bởi chỉ nơi này mới có hình ảnh người mẹ bằng xương bằng thịt đứng hai chân trên hàng tá sách luật, tay cầm thanh gươm công lý, bụng mang hình hài Việt Nam.
26 Tháng Giêng 20218:20 CH(Xem: 27740)
Dẫn nhập: Cuộc đời 88 năm của GS Hoàng Tiến Bảo quá phong phú và đa dạng, phải cần tới một cuốn sách mới có thể phác hoạ được một chân dung đầy đủ về Thầy. Đây chỉ là một bài viết ngắn xen lẫn với cả những điều riêng tư, nhân dịp Tưởng niệm 101 Năm ngày Sinh của Thầy. Với tất cả sự thận trọng, người viết mong rằng bài tưởng niệm này, có thể chưa đầy đủ nhưng sẽ không có các chi tiết sai lạc. Cám ơn GS Trần Ngọc Ninh, GS Đào Hữu Anh, cùng các Bạn đồng môn từ các khoá Y khoa Đại học Sài Gòn đã cung cấp cho tư liệu, hình ảnh và cả những thông tin còn nhớ được qua các cuộc nói chuyện trao đổi để có thể hoàn thành bài viết.
23 Tháng Mười Hai 20201:43 SA(Xem: 27084)
Trong không khí se lạnh của mùa Giáng sinh, mùa hồng ân của thiên chúa tôi muốn gởi đến bạn đọc tâm tình của tù nhân lương tâm Trần Hoàng Phúc. Trong cái không gian hẹp của một mùa Noel bị cách ly vì đại dịch, Phúc giống như một vì sao nhỏ lấp lánh trên nền trời đêm kia. Và ước mơ của anh cùng những gì anh nghĩ, những gì anh làm khiến cuộc sống vì anh mà có ý nghĩa.
26 Tháng Mười 202011:50 CH(Xem: 25036)
Phiên toà xử người dân Đồng Tâm cùng cái án tử hình, chung thân dành cho con cháu cụ Kình đã phủ xuống tâm trạng u ám cho tất cả chúng ta. Nhưng sự việc không dừng ở đó, công an đã bắt giam nhà báo Phạm Đoan Trang, đồng tác giả của ấn bản “Báo Cáo Đồng Tâm”. Đây là một ấn phẩm song ngữ Anh-Việt nhằm công bố với dư luận quốc tế về tội ác của lãnh đạo CS trong vụ án tranh chấp đất đai với người dân tại Đồng Tâm.
20 Tháng Mười 202010:35 CH(Xem: 23154)
Nhìn vào Cộng Đồng Việt Nam Hải Ngoại (CĐVNHN), tình trạng còn tệ hại hơn. Không giết nhau bằng súng đạn nhưng những chữ nghĩa độc hại, những nhận thức hời hợt về nhân văn hay khoa học, những tấn công không dựa trên sự thật, những tin tức bị cắt xén ráp nối, những hình ảnh được photoshop với ác ý, cùng những biểu lộ không nhằm thuyết phục bằng logic hay thiện ý mà chỉ nhằm thể hiện sự ngạo mạn và xem thường khả năng phán đoán của người khác, khiến cộng đồng như đang lao vào một cuộc nội chiến. Không khác gì cuộc nội chiến trên quê hương hơn 45 năm trước, nhưng trong một phạm vi nhỏ hơn.
06 Tháng Mười 202011:10 CH(Xem: 29128)
Trung uý Bá đã biểu lộ lòng can đảm phi thường, bất chấp nguy hiểm cho sinh mạng mình và chỉ quan tâm tới những người bệnh, với kết quả là ông đã cứu được nhiều mạng sống. Những hành động dũng cảm của Trung uý Bá phản ánh phẩm chất lớn lao của bản thân ông và của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà. Lieutenant Ba’s singularly impressive display of courage, utterly disregard for his own safety, and his overriding concern for his patients resulted in the saving of many lives. First Lieutenant Ba’s heroic actions reflect great credit upon himself and the Army of the Republic of Vietnam. [ BA, DOAN VAN 57/208029 1LT of the Republic of Vietnam: Awarded Bronze Star Medal with “V” Device, Headquarters US MACV, 20 May 1968 ] (1)
08 Tháng Chín 202010:19 CH(Xem: 28511)
Để mô tả nghành tư pháp nước ta hiện nay, xin được dẫn bằng nỗi lo sợ sâu thẳm trong lòng người dân VN qua câu nói của cựu Uỷ viên Bộ chính trị Đinh La Thăng trước toà: “ Xin hãy đối xử với bị cáo như số phận một con người !”