- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

CẦU XIN LINH KHÍ ĐẤT VÕ TRỜI VĂN BÌNH ĐỊNH HÃY CHẶN ĐỨNG ÂM MƯU HỦY HOẠI THIÊN NHIÊN!

09 Tháng Sáu 20234:36 CH(Xem: 6278)
HuyenTich



CẦU XIN LINH KHÍ ĐẤT VÕ TRỜI VĂN BÌNH ĐỊNH
HÃY CHẶN ĐỨNG ÂM MƯU HỦY HOẠI THIÊN NHIÊN!

Mai An Nguyễn Anh Tuấn

 


T. cận tôi trai Hà Nội, song có dịp được đi & sống ở nhiều vùng đất trở thành thân quen, rồi yêu quý - và một trong những vùng đất đó là Bình Định. Một sinh viên của tôi làm phim tốt nghiệp về “Võ Bình Định”, tôi rất vui, bảo: “Thầy mới chỉ biết đôi chút về Trời văn Bình Định thôi, phim của em giúp thầy và nhiều người hiểu thêm về Đất Võ Bình Định đáng tự hào”… Mấy Hội thảo Khoa học về cụ Quỳnh Phủ Nguyễn Diêu - người thầy của Đào Tấn vĩ đại, về Tổng đốc Lê Đại Cang, may được ông Tổng BT tạp chí Văn Hiến Nguyễn Thế Khoa chiếu cố mời về cùng với tham luận và làm phim nên càng có dịp thâm nhập sâu hơn vào kho tàng văn hóa Bình Định. Một dạo, có lớp tập huấn về Biến đổi khí hậu do Thái Lan và Diễn đàn “Nhà báo Môi trường” tổ chức tại Quy Nhơn, được mời tham dự và làm phim cho họ, tôi có điều kiện hiểu thêm về giá trị của Môi trường “xứ Nẫu” nói riêng và Biển miền trung Trung bộ nói chung…

Trước những cuộc Hội thảo nói trên, tôi từng tới Cù Lao Xanh hai tuần nhằm khảo sát vùng biển đảo nơi này - dĩ nhiên chủ yếu là bằng hình ảnh tư liệu, và có đưa con gái nhỏ đi cùng vào dịp nghỉ hè, để nó được ngắm nhìn Trời Biển hùng vĩ nơi này, tắm ở vụng biển xanh như ngọc bích có những bãi cát trắng phau tựa ngọc ngà… Tôi được kết bạn với những nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu văn hóa đất này, trong đó có người đã thành bạn chí cốt - như nhà thơ Vũ Đình Ninh, chủ trang Web Vandanviet. org… Ông Ninh đã đưa tôi tới thăm Vũng Thị Nại, Thành Hoàng Đế, Tháp cánh Tiên, Chùa Thập Tháp, v.v, tặng tôi các tập thơ văn tâm huyết của ông - đặc sắc nhất là trường ca “Tây Sơn Ai tư vãn truyện”; và ông thay mặt hai nhà nghiên cứu văn hóa  Nguyễn Thanh Mừng & Trần Thị Huyền Trang tặng tôi cuốn sách rất quý mà giờ đây là sách gối đầu giường của tôi: “Huyền tích kinh xưa - văn hóa dân gian vùng thành Hoàng đế” (Nxb KHXH, 2005)… Tôi đang muốn quay trở lại đất này cùng nhà sản xuất phim của tôi thăm các bạn văn chương quý mến, kết hợp suy tính bối cảnh cho các phim điện ảnh “Huyền Trân Công chúa” (Thành Đồ Bàn xưa), “Kiếm gỗ - Kiếm thép” ( Nơi cụ Đào Tấn về an trí, rồi được vua Thành Thái vi hành tới để mời về Kinh đô Huế làm Phủ doãn Thừa Thiên)…

Mấy hôm nay, trước cái tin động trời Lãnh đạo tỉnh Bình Định chấp thuận đề nghị đầu tư Nhà máy thép ở Lộ Diêu, tôi thấy nhói lòng tựa dao đâm! Bài học nhỡn tiền và ô nhục của một nhà máy thép ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh tàn phá mấy trăm km biển miền trung vẫn còn đó, chưa đủ cho những người thay Dân điều hành bộ máy Kinh tế - Chính trị - Văn hóa địa phương ư?

Tôi chưa được tới Lộ Diêu, song ấn tượng sau vài lần đi cùng nhà thơ Vũ Đình Ninh tới các làng chài hoang sơ giúp tôi hình dung đó là một trong những nơi được thiên nhiên ưu ái ban tặng, quý giá biết bao đối với sự nghiệp phát triển Du lịch của Tỉnh này trong chiến lược “Công nghiệp văn hóa” mà Nhà nước đang mong chờ, kêu gọi!

Người ta đã trót phá hoại thiên nhiên nơi này để khai thác Titan bừa bãi rồi, nay còn những bãi biển đẹp tựa cõi thiên thai và những làng chài cổ xưa êm đềm tạo nguồn cảm hứng sâu sắc cho Du khách yêu văn hóa, yêu thiên nhiên, người ta định nhẫn tâm phá tan nốt ư? Buồn quá! Đau quá! Hàng ngàn hàng vạn năm kiến tạo mới có được “hình khe thế núi gần xa” đẹp đẽ, mê mẩn lòng người, có giá trị kinh tế cao và có thể tạo ra những nguồn tài chính Sạch, Sang trọng, phù hợp với lòng người và phù hợp với xu hướng phát triển thế giới, vậy mà các vị Lãnh đạo Tỉnh lại mờ mắt trước cái nguồn lợi dựa trên sự Tàn phá Thiên Nhiên!

Kính thưa các vị có trọng trách của Bình Định! Cúi xin các vị hãy nghe tiếng nói của Đất võ Trời văn, vùng “Địa linh nhân kiệt”, chốn "Thượng võ tôn văn", nơi phát tích, quy tụ và lập nghiệp của nhiều anh hùng, nhiều thi nhân nổi tiếng, vùng đất mà danh sĩ Phan Huy Ích từng ca ngợi: "Quy Nhơn thang mộc địa/ Khu Hoãn ỷ khôi thạc" (Phủ Quy Nhơn là đất quý của vua/ Vùng trọng yếu phải dựa vào bậc anh tài nắm giữ)… Xin hãy cho dừng ngay lập tức các Dự án kiểu Dự án Thép Lộ Diêu, để gìn giữ lấy Thiên nhiên còn sót lại, vì sự phát triển Bền vững mà các chính khách cao nhất của Quốc gia vẫn hàng ngày rao giảng tuyên truyền cho dân chúng!

Mai An Nguyễn Anh Tuấn



MA NAT
Một vùng biển Bình Định, Vũ Đình Ninh chụp

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
26 Tháng Mười 200812:00 SA(Xem: 20795)
Ẩn dưới cái tên ngây thơ Lô Lô là tập thơ dầy đặc bóng đêm của người con gái gốc Bắc Ninh sinh năm 1975 tại Hà Nội. Cha làm thơ. Mẹ tảo tần nuôi con những ngày người cha lâm nạn chữ. Bắc Ninh và đêm cũng là địa chỉ Hoàng Cầm thời Về Kinh Bắc, nhưng khi ấy Lô Lô chưa ra đời, nên Lô Lô nào biết Hoàng Cầm là ai, nào biết người cha vì “liên hệ” với Kinh Bắc mà đã đánh mất mùi mình (1) trong sàn đá, để suốt đời mang mặc cảm thạch sùng (2) .
26 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 79696)
Hai mươi nhăm năm. Một phần tư thế kỷ. Khi nhìn lại chặng đường vừa qua của văn học Việt Nam, người ta nhận thấy do một tình cờ, một định mệnh hay một thần giao cách cảm ...
26 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 18311)
Nhân Văn Giai Phẩm là phong trào đòi hỏi tự do dân chủ của văn nghệ sĩ và trí thức miền Bắc, có tầm vóc lớn lao, khởi xướng đầu năm 1955 và bị chính thức dập tắt vào tháng 6 năm 1958. 
26 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 20751)
Chuẩn bị tiễn Văn Cao rời thành phố Hồ Chí Minh về Hà Nội hôm mồng 5 tháng 8 năm 1993, nhà thơ Đỗ Trung Quân có đêm đã hình dung thấy ở trên trời: "Ngày mai có một chuyến bay cất cánh, tóc ông và mây, cái nào trắng hơn?".
26 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 19545)
Nhân Văn Giai Phẩm là phong trào đòi hỏi tự do dân chủ của văn nghệ sĩ và trí thức miền Bắc, có tầm vóc lớn lao, khởi xướng đầu năm 1955 và bị chính thức dập tắt vào tháng 6 năm 1958.
26 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 21648)
Gặp lại nhau, nhìn sững chẳng ra Em thay đổi quá, tựa sơn hà Thơ làm không kịp theo dâu biển Mắt dẫu khô mà nhớ lại hoa (Tô Thùy Yên)
26 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 21453)
Trần Dần mất ngày 17 tháng Giêng năm 1997. Trong 40 năm sau Nhân Văn, Trần Dần đã chỉ thấy những hòm bản thảo của mình: 2/3 bị tiêu tán, mục nát, 1/3 bị kết án chung thân trong trạng thái "nằm". Vậy mà vẫn viết. Viết đều. Bởi ông cho rằng viết hay ghi là phương pháp duy nhất để nói chuyện với mình khi không thể nói được với ai. Từ 1958, "ghi trở nên một hình phạt", người thanh niên 32 tuổi ấy đã bị "đòn ngấm quá cuống tim rồi".
25 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 25596)
Một trong những biểu hiện cụ thể nhất của tư duy tiền-lý thuyết là quan niệm cho lý thuyết như một bộ tín lý và cẩm nang cố định, thậm chí, bất biến. Chẳng hạn, lý thuyết sẽ cung cấp cho người ta những định nghĩa rõ ràng và dứt khoát về văn học, những đặc điểm và những chức năng quan trọng nhất của văn học, mối quan hệ giữa văn học và những lãnh vực khác như chính trị, đạo đức, v.v...
24 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 22751)
Truyện ngắn “ Trưa nắng Hàm Ninh ” được viết như của một nhà văn nữ ẩn danh. Khi truyện được phổ biến lần đầu ở Tạp Chí Hợp Lưu, đã có sự dị nghị về tác giả Phùng Khánh Minh, nhưng chưa ai đưa ra được bằng chứng khả tín, nên người viết vẫn viết về tác giả tác phẩm này. Bởi vì “ Trưa nắng Hàm Ninh ” là một truyện ngắn hay, mạnh và bạo, sống mà không sượng, không ngại sử dụng khía cạnh ấn dấu trong tình yêu, là bạo dâm và khổ dâm, những yếu tố không ít người tiềm tàng co, nhưng che dấu đi hoặc biểu lộ không dữ dội. Vả lại một truyện ngắn hay như thế, cũng hơi hiếm. Bỏ qua không thưởng thức, rất uổng.
24 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 22542)
Chi tiết vốn tối cần trong văn xuôi ,đấy là điều đã được nhiều người ghi nhận . Còn làm thơ thì không vất vả thế , ở đây sức ép của các chi tiết mà các nhà văn xuôi thường phải chịu ,– sức ép ấy không mạnh , và người ta đỡ lo hơn. Thế nhưng xin đừng ngộ nhận là không quan trọng . Ngược lại không phải cốt nói một điều giật gân hoặc để trộ đời