- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

ĐẤT NƯỚC ĐỨNG LÊN – MỘT BỘ PHIM VỤNG VỀ GIẢ TẠO

07 Tháng Chín 20218:48 CH(Xem: 10878)

DNDL-NguyenNgoc
 

ĐẤT NƯỚC ĐỨNG LÊN – MỘT BỘ PHIM VỤNG VỀ GIẢ TẠO

Mai An Nguyễn Anh Tuấn

 

Nhiều tác phẩm của nhà văn Nguyên Ngọc đã thấm sâu vào lòng yêu văn chương của không ít thế hệ học trò. Chính vì thế, khi có một tác phẩm quen thuộc của ông lên phim bị làm hỏng, nhiều người rất buồn và ấm ức. Và chúng tôi tin là nhà văn Nguyên Ngọc cũng rất buồn – có điều ông lịch sự, nể nang không nói ra. Hôm nay, ngày mừng ông thượng thọ 90, xin được chia sẻ nỗi buồn đó cùng ông.

***

Đã từng quen thuộc với tác phẩm văn học “Đất nước đứng lên” của nhà văn Nguyên Ngọc từ những ngày ngồi trên ghế nhà trường phổ thông, lại vốn rất có cảm tình với nhà văn này, nên hồi phim điện ảnh “Đất nước đứng lên” xuất xưởng, tôi đã háo hức tìm xem ngay. Song, trái ngược với dự đoán và mong đợi, bộ phim đồ sộ, tốn kém này đã gây cho tôi nhiều phản cảm, nhiều nỗi ấm ức muốn được giải tỏa. Rồi khi VTV thời gian vừa qua liên tục phát sóng lại bộ phim này, nhân các dịp lễ lạt kỷ niệm nào đó, tôi đã xem thêm lần nữa và thấy cần phải nói đôi lời.

 

Tôi chỉ xin tập trung để nói về tính chân thực của bộ phim.

 

Tính chân thực cần có của bộ phim lịch sử hoành tráng này đã bị phá hoại bởi hàng loạt yếu tố tạo thành một bộ phim- từ cấu trúc xung đột, dẫn dắt câu chuyện đến khâu chọn diễn viên, bối cảnh, phục trang, đạo cụ, âm nhạc, v.v. Nhiều khán giả cùng tâm trạng với tôi đều tự hỏi: Bộ phim rất tốn kém này được tạo ra để làm gì?

 

Người xem không thể hình dung nổi anh hùng Núp của một thời kháng Pháp gian khổ ở Tây Nguyên lại được biểu hiện trong một diễn viên béo tốt nần nẫn và đầy vẻ mãn nguyện bị đóng khố một cách miễn cưỡng như vậy ở trong phim! Còn các nhân vật nữ… Phụ nữ Tây Nguyên thời đó thường ở trần, theo phong tục, và cũng bởi nghèo túng; nhưng ở trong bộ phim này, những phụ nữ trẻ để trần lộ cả hai bầu vú đầy đặn lại được mặc những chiếc váy mới có thêu hoa văn rất đẹp đã cho thấy quan điểm thẩm mỹ chủ quan và cả ý đồ câu khách quá ư lộ liễu của những nguời làm phim.

 

Giữa núi rừng Tây Nguyên trùng điệp và âm thanh của cồng chiêng, giai điệu trữ tình mang bóng dáng đồng bằng Bắc Bộ của một bài hát rất hay như “Bộ đội về làng” ( của nhạc sĩ Lê Yên) bỗng trở nên vá víu, lạc lõng đến tội nghiệp!

 

Lạc lõng hơn nữa là những đoạn độc thoại nội tâm của Núp (lời ngoài hình)- hầu hết là những suy nghĩ, những triết lý áp đặt, xa lạ với người dân Tây Nguyên trong những năm tháng đó, xa lạ với chính tác phẩm văn học! Bộ phim đầy ắp những chi tiết phong tục, thừa thãi những cảnh quay về sinh hoạt văn hóa dân gian; song chúng ít được gắn với những tâm trạng, những cảnh huống kịch tính, những số phận cụ thể, và chính vì thế cái ấn tượng ôm đồm, tham lam, phô bày một cách cố tình lại càng nổi cộm trong khán giả (Ví dụ tiêu biểu nhất là đoạn những bức tượng nhà mồ được gom lại và được ống kính máy quay miêu tả như một cuộc triển lãm tượng!) Người xem còn thất vọng trước sự xuất hiện trước ống kính của nhiều diễn viên chính – thứ – phụ như những “hình nhân thế mạng”, rõ ràng là thiếu sự chỉ đạo diễn xuất ( hoặc chỉ đạo diễn xuất sai), họ không biểu lộ được cảm xúc và tâm trạng như cảnh phim muốn thể hiện.

 

Có cảm tưởng bộ phim chỉ là những đoạn miêu tả cuộc sống một cách gượng gạo, rời rạc, vụng về, được lắp ghép lại còn vụng về hơn! Khi người xem được thông tin rằng (chỉ bằng một lời thoại): địch có âm mưu sẽ lấy hết dụng cụ lao động bằng sắt của nguời Kông Hoa, thì liền sau đó được xem những cảnh chặt cây cổ thụ bằng đá sắc cạnh! Địch có phép thần thông biến hóa hay sao mà người dân Kông Hoa di chuyển lên núi đựợc an toàn kể cả mọi vật dụng gia đình nhưng lại không giữ nổi các đồ dùng lao động bằng sắt- vật dụng có ý nghĩa sống còn đối với người dân miền núi?! Nếu các nhà làm phim có ý định thần thánh hóa kẻ địch thì cũng nên dành vài mét phim để thỏa mãn óc tò mò của khán giả (ví như cho tên quan ba Pháp đọc câu thần chú chẳng hạn!!!) Ngay sau những cảnh quay mô tả kỹ lưỡng việc chặt cây rừng bằng đá với những bàn tay bật máu ra sao, người xem thấy xuất hiện lừng lững một ngôi nhà rông khổng lồ với những tấm ván xẻ cỡ lớn- có quay đặc tả. Điều phi lý như vậy cũng xảy ra khi người làm phim cho các diễn viên đóng lính Tây cứ tập trung vào một chỗ để dân làng Kông Hoa tha hồ bắn, giết cho hả dạ. Đánh Tây, giết Tây ở một vùng Tây Nguyên thời ấy dễ như thế sao? Hay người làm phim cho rằng để xây dựng lên một huyền thoại về những người Tây Nguyên anh hùng thì chẳng cần đếm xỉa đến tính hợp lý, đến sự thật, kể cả sự cảm thụ của người xem bình thường?

 

Diễn viên đóng suốt phim là một người, còn khi kết thúc thì hóa ra một người khác- anh hùng Núp thật một trăm phần trăm, bên dòng sông cuộn chảy, ông đứng trầm ngâm suy nghĩ… Tôi tạm mượn cảnh kết của phim để kết thúc bài viết nhỏ này: Không hiểu anh hùng Núp thật lúc còn sống đã suy nghĩ gì? Ông chắc đã đau lòng khi biết rằng: như ở hầu hết những “phim cúng cụ” từ trước tới nay, những người làm điện ảnh đã chi tiêu tốn kém tiền của Nhà nước - cũng là mồ hôi nước mắt của nhân dân, trong đó có người dân quê hương ông - để làm ra một bộ phim chỉ là hình bóng nhợt nhạt, giả tạo, thậm chí méo mó về đời ông, về số phận của đồng bào ông trong những năm tháng không thể nào quên ấy…

 

Đạo diễn Mai An Nguyễn Anh Tuấn

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Giêng 201412:00 SA(Xem: 35283)
...biểu hiện của chứng vĩ cuồng, một chứng bệnh tâm thần có vẻ vô hại vì quá lắm cũng chỉ góp phần làm phong phú thêm vốn chuyện tiếu lâm, nhưng lại có thể trở thành rất nguy hiểm trong những điều kiện nhất định, khi nó nhiễm vào những người làm nghề viết lách...
15 Tháng Giêng 201412:00 SA(Xem: 37027)
N hìn vào một tập san quân đội, trông thấy sức mạnh của quân đội ấy...
13 Tháng Giêng 201412:00 SA(Xem: 35067)
Truyện của Phạm Ngọc Lương tỏa ra một không khí, thoáng tưởng dịu dàng, nhưng đọc kỹ thì thật sự kinh hoàng: pha trộn giữa điên và thực về cái chết. Ba cái chết: chữ chết, môi trường chết và đạo đức chết ...
29 Tháng Mười 201312:00 SA(Xem: 69891)
LTS: Giáo sư/Tiến sĩ Sokolov là một nhân vật quen thuộc với giới nghiên cứu và văn gia Việt Nam. Ông từng nghiên cứu ở Việt Nam từ đầu thập niên 1970, và sau đó trông coi phần Việt ngữ của nhà xuất bản Sự Thật [Pravda]. Trong số những tác phẩm được biết nhiều nhất của ông có tập Quốc Tế Cộng Sản và Việt Nam, được dịch in tại Hà Nội–công bố nhiều tài liệu quí về Đại Học Phương Đông, nơi hơn 50 học viên Việt đã được huấn luyện trong hai thập niên 1920-1930.
09 Tháng Mười 201312:00 SA(Xem: 44684)
“Ai cầm gươm sẽ chết vì gươm, ai cầm bút sẽ chết vì bút. Tôi viết kinh sẽ chết vì kinh”. Đặng Thơ Thơ đã viết như vậy trong truyện ngắn “ Đi tìm bản kinh thánh cuối” như một trải nghiệm cần thiết của nhân loại và dân tộc mình.
01 Tháng Chín 201312:00 SA(Xem: 53386)
Lần đầu tiên đọc truyện của Trần Vũ, tôi sốc...Thật vậy, nếu ai đã từng đọc truyện của ông sẽ có cảm giác choáng váng trong ma trận chữ nghĩa của nhà văn. Truyện của Trần Vũ luôn tạo ấn tượng đặc biệt nơi người đọc, đồng thời cũng gây nhiều tranh cãi trong làng văn.
31 Tháng Ba 201312:00 SA(Xem: 158269)
D o thời gian quá dài của thời Bắc Thuộc, nhiều người thường cho rằng Nho Giáo đã được người Trung Hoa truyền bá mạnh mẽ vào nước ta qua chính sách đồng hóa của họ. Điều này không hoàn toàn đúng. Sự truyền bá này chỉ diễn ra một cách giới hạn trong ít thế kỷ đầu của kỷ nguyên Thiên Chúa Giáo và rất yếu ớt trong những thế kỷ kế tiếp. Các nhà nghiên cứu về lịch sử, tư tưởng và văn học Việt Nam thời cổ gần đây hầu như đều đồng ý về nhận định này...
08 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 60125)
B ài này được viết theo lời yêu cầu của một số người trẻ trong đó nhiều người là sinh viên đại học nhằm bổ khuyết cho sự hiểu biết của anh chị em này nói riêng và giới trẻ Việt Nam nói chung về vị vua cuối cùng của Nhà Nguyễn nhân dịp 100 năm năm sinh của ông cũng như về một giai đoạn lịch sử có quá nhiều góc tối hay góc khuất, luôn cả oan khuất và cũng nhân dịp đầu Xuân Quý Tỵ 2013 ...
25 Tháng Chín 201212:00 SA(Xem: 103566)
V ới thơ của Hồ Xuân Hương ngày càng được thế-giới quan-tâm và biết đến, một vấn-đề dai dẳng trở lại: Đâu là những bài thơ đích-thực của bà? Có nhiều cơ-sở để cho chúng ta trở lại vấn-đề. Một là trong tác-phẩm mà cho đến nay thu thập được nhiều thơ chữ Nôm nhất gán cho bà, cuốn Phát hiện mới về Hồ Xuân Hương [1] do Giáo-sư Nhan Bảo, một nhà giáo Trung-quốc dạy tiếng Việt ở khoa tiếng phương Đông thuộc Trường Đại-học Bắc-kinh (trước khi ông về hưu), nhiều bài trong số 203 bài thu thập trong đó rõ ràng là không phải của bà.
22 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 106820)
L ịch sử Việt Nam có không ít những nhân vật lớn với tầm vóc tạo dựng thời đại mà cuộc đời của họ tự nó đã là những pho tiểu thuyết. Song rất tiếc, cho đến nay tiểu thuyết lịch sử Việt Nam mới chỉ dừng lại ở sự khai thác có tính chất minh hoạ lịch sử về một vài giai đoạn và một số khía cạnh của những nhân cách văn hoá lớn này...