- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

TẠI SAO TRONG 70 CÂU THƠ “GỌI LÀ HAY” ĐƯỢC BAN NHÀ VĂN TRẺ HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM CHỌN ĐỂ LÀM PA NÔ DỰ KIẾN TREO TRONG NGÀY THƠ VIỆT NAM RẰM THÁNG GIÊNG QUA CHỈ CÓ ĐOẠN THƠ LỤC BÁT CỦA NHÀ THƠ KHIẾM THỊ NGUYỄN VIỆT ANH LÀ HAY THẬT SỰ ?

02 Tháng Ba 202010:07 CH(Xem: 17060)


Ngày Thơ VN

Trừ Nguyễn Việt Anh, còn 69 câu thơ được chọn hầu như chưa hay, dở, vô nghĩa, dễ dãi…là vì người viết chưa đủ tài.

Một nguyên nhân nữa là do “các nhà thơ trẻ” dưới 40 tuổi có thơ được chọn kia bị quan niệm “thơ viết ra không cần để hiểu” của trường phái thơ “háp háp” của Hoàng Hưng và trường phái “thơ tân con cóc” của Nguyễn Quang Thiều dắt mũi.

Họ, anh Thiều và anh Hưng cho rằng thơ viết ra để “cảm” không cần để “hiểu” ( hiểu = nhận). Thơ loại bỏ sự hiểu, đồng thời nó đã loại bỏ nhận thức. Mà khi không còn nhận thức không còn là con người. Loại bỏ sự hiểu trong quá trình CẢM NHẬN thơ tức là các ông giời con kia đã loại bỏ nhân tính.

Sự tiếp nhận bất cứ thông tin nào vào con người đều qua sự CẢM + NHẬN ( nhận là ý thức, cảm là trực giác). Tách CẢM ra khỏi NHẬN thì con người không còn biết gì hết. Cảm và nhận là một quá trình đồng thời, không phải trước hết là CẢM sau đó mới đến NHẬN.

Khi quý vị tạo ra món thơ vô nghĩa thì CẢM và NHẬN đều không có.

Ví ba câu gọi là thơ đầu tiên được chọn làm pa nô :

Giăng giăng trên cỏ ướt

Nhiều hoa tơ sáng lóa

Hiện ra mật mã

(Nguyễn Thị Thùy Linh)

Câu này vô nghĩa, đã không nhận thức được thì làm gì có cảm xúc ?

Đa số các câu thơ được chọn đều giống như loài thơ vô nghĩa này, trừ mấy câu lục bát rất hay của nhà thơ khiếm thị Nguyễn Việt Anh ( TMH đã viết bài khen hai tập thơ của Nguyễn Việt Anh : “ Mặt trời khiếm thị vào thơ” và bài “ Một lần nữa tôi lại ngạc nhiên về tập thơ lục bát thứ hai của Nguyễn Việt Anh”) :

Dây phơi chẳng chiếc áo nào

Mỗi khi gió động vẫn chao hai tà

Em mang ấm cúng đi xa

Hiu hiu hắt hắt ở nhà với tôi

(Nguyễn Việt Anh)

Hai tập thơ rất hay của Nguyễn Việt Anh không hề lọt vào "mắt xanh...lè" của giám khảo giải hội nhà văn. Trong suốt 25 nắm quyền ở Hội, Hữu Thỉnh đều âm thầm loại một số tập hay và khá ra khỏi giải thưởng, chọn hàng chục tập thơ dở nhất, nhảm nhí nhất để tôn vinh.

 

Hình như sự khiếm thị đã giúp Nguyễn Việt Anh thoát khỏi vòng thiên la địa võng của trào lưu thơ cách tân cực tả của Hoàng Hưng và Nguyễn Quang Thiều trong quá trình vô nghĩa hóa thi ca ?

 

Vả, Nguyễn Việt Anh là một tài năng lục bát bẩm sinh, hơn hẳn cái đám mượn sự ma mị hóa, vô thức hóa thi ca hoắng lên thành ngọn cờ dỏm quyến dụ bọn trẻ chưa đủ bản lĩnh và chân tài.

Cái tội rất to phá hỏng thị hiếu thi ca chân chính của lớp trẻ là tội của Nguyên Ngọc và Hữu Thỉnh !

Hai ông giời con này tuy là mặt trăng mặt trời với nhau nhưng vì lệch lạc trong nhận thức, vì trình độ thẩm mỹ văn chương quá kém cỏi, vì những quan niệm cách tân thi ca bậy bạ, nhảm nhí, nên :

- Nguyên Ngọc chủ “Văn đoàn độc lập” đã trao nhiều giải thưởng thơ quá tầm phào, vô nghĩa, thậm chí bậy bạ, nhảm nhí, phá hỏng thẩm mỹ tiếng việt phá hỏng thẩm mỹ thi ca chân chính

- Hữu Thỉnh chủ tịch hội liên hiệp văn học nghệ thuật VN, chủ tịch hội nhà văn VN do chủ quan, trình độ văn hóa kém cỏi, trình độ thẩm mỹ thi ca bệnh hoạn và nhảm nhí cũng đã trao giải thưởng văn học cho hàng chục tập thơ dở, thơ vô nghĩa, thơ tầm phào…

Nguyên Ngọc và Hữu Thỉnh tuy không nhìn mặt nhau nhưng cùng đang quay về một hướng. Hướng ấy là sự phá hoại thẩm mỹ thi ca của lớp trẻ. Phá hoại thẩm mỹ văn học, hai ông Ngọc Thỉnh cùng hè nhau phá hoại văn hóa Việt Nam.

 

Tội của Nguyên Ngọc và Hữu Thỉnh to lắm. Ở các nước văn minh, người ta đã truy tố Nguyên Ngọc và Hữu Thỉnh ra tòa vì tội phá hoại thị hiếu văn chương, tức là phá hoại văn hóa vậy.,.

 

Sài Gòn 10-2-2020

 

T.M.H.

(Nguồn: FB TRẦN MẠNH HẢO)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 86909)
Larsson lìa đời trước khi đứa con tinh thần, bộ tiểu thuyết thuộc loại trinh thám, Millennium Trilogy, gồm ba cuốn, mà ông đã viết vào mỗi tối như một trò giải trí cho thần kinh bớt căng thẳng, ra đời sáu tháng sau khi ông ký giao kèo với một nhà xuất bản Thụy Điển, Norstedts Förlag, nhà xuất bản thứ hai Larsson liên lạc và ký giao kèo, sau khi gửi cho một nhà xuất bản thứ nhất tới hai lần mà gói sách không hề được mở ra.
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 81289)
Cao Xuân Huy có người cha đi kháng chiến, để lại vợ con trong thành. Rồi, 1954, ông ngoại bị đấu tố, người cậu cấp bách đem cháu, 7 tuổi, vào Nam. Mẹ ở lại Hà Nội đợi bố. Về, nhưng người cha kháng chiến, gốc tư sản, địa chủ, không thể "can thiệp" cho người mẹ khỏi diện "tự lực cánh sinh" (như đi "kinh tế mới"). Rồi họ chia nhau con cái: mẹ để lại con gái cho bố, vào Nam với con trai. Xa cách, mỗi người lập một gia đình khác, có các con khác. Huy được cậu và bà ngoại nuôi. Như một định mệnh, chuyện nhà Huy trùng hợp với chuyện đất nước, với truyền thuyết Sơn tinh Thủy tinh, với bao gia đình thời chia đôi Nam-Bắc.
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 85765)
Thường, khi viết về một nhà văn, trong vai trò của một người làm phê bình, tôi chỉ quan tâm đến tác phẩm, đến văn bản. Đúng hơn là tôi quan tâm đến văn bản văn học, và cái cách mà tác giả của nó đã, cùng với các độc giả của mình, biến nó thành một tác phẩm văn chương. Tôi không quan tâm lắm đến tác giả.
07 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 100022)
Đọc truyện ngắn “ Trả lại tiền ” in trong tập truyện “ Vài mẩu chuyện ” của nhà văn Cao Xuân Huy (tạp chí Văn Học xuất bản, 2010), tôi không khỏi mỉm cười bởi cái phong cách khôi hài đen của câu chuyện—truyện của Cao Xuân Huy đa phần đều như thế...
26 Tháng Chín 201012:00 SA(Xem: 29631)
Như cụm từ "thơ hiện đại", "thơ trẻ" là hạn từ có thể được sử dụng cho một nền thơ, ở bất cứ giai đoạn nào, trong bất kì đất nước nào. Việt Nam không là ngoại lệ. Từ thập niên 60, 70 và vân vân… Nhưng có lẽ Thơ Trẻ được dùng với tần số cao là khoảng thập niên 90 của thế kỉ XX. Từ đó, nó xuất hiện ngày càng đậm đặc trên các phương tiện thông tin đại chúng và cả trong giới khoa bảng. Đậm đặc và lạ.
26 Tháng Chín 201012:00 SA(Xem: 28941)
...Trần Vũ chỉ có phơi bày những máu me, tinh khí và ác mộng, không một khái niệm hướng thượng nào. Tôi xin nhấn mạnh: Vũ không nhắm vào văn chương tư tuởng (triết học và tâm linh). Đó là những điều vượt cái vốn liếng kiến thức của anh. Vũ viết khơi khơi theo đà lôi cuốn của con quỷ bạo dâm và con quỷ loạn luân tiềm ẩn trong anh thôi thúc. Từ bao lâu nay, có vài phê bình gia cho rằng nào là văn chương anh có tư tưởng, nào là văn chương anh siêu việt đối với lớp nhà văn trẻ ở hải ngoại...
26 Tháng Chín 201012:00 SA(Xem: 27642)
Chúng tôi thấy cần thiết phải chỉ ra một điều là, khi chúng ta bình giá kết cấu một tác phẩm nào đó, việc đầu tiên không phải là đem kết cấu tác phẩm đó so sánh với kết cấu một tác phẩm nào khác, càng không nên lấy những tổng kết chung chung có sẵn kiểu " chặt chẽ hài hoà ", " gọn gàng cân đối " hoặc " trùng điệp ẩn hiện ", " mạch lạc khúc chiết " v.v... làm tiêu chuẩn để đánh đánh giá thành bại của kết cấu một tác phẩm cụ thể.
17 Tháng Bảy 201012:00 SA(Xem: 25596)
Viết về Phạm Phú Hải, tôi mang cảm giác mình đang ngồi đếm sao. Đối diện với cái mênh mông của tâm hồn như vũ trụ kia, tôi thong thả đếm từng ánh sao trời mà mơ hồ tưởng tượng rồi lại cảm thấy bất lực vì không đủ sức đếm hết tất cả sao trên trời gom hết ánh sáng vào tay mình.
23 Tháng Sáu 201012:00 SA(Xem: 104413)
Ta đang sống trong thời đại của xin lỗi. Dù xin lỗi do động lực nào thì cũng phải nhìn nhận là người được xin lỗi cũng phần nào nguôi ngoai, và người xin lỗi cũng thấy nhẹ nhõm phần nào. Và đấy là bước đầu đưa tới hòa giải.
28 Tháng Hai 201012:00 SA(Xem: 26993)
Khi chọn chủ đề của tranh là "không gian sống" (living space), chắc chắn Lê Thánh Thư đã chọn cho mình một hướng sáng tác, đã xác định thái độ và mối quan hệ của anh, người nghệ sĩ, đối với sự vật, với cuộc sống, những gì đã và đang xảy ra hàng ngày, hàng giờ, ở trước mắt, ở chung quanh và cả trong tâm hồn.