- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

TẠI SAO TRONG 70 CÂU THƠ “GỌI LÀ HAY” ĐƯỢC BAN NHÀ VĂN TRẺ HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM CHỌN ĐỂ LÀM PA NÔ DỰ KIẾN TREO TRONG NGÀY THƠ VIỆT NAM RẰM THÁNG GIÊNG QUA CHỈ CÓ ĐOẠN THƠ LỤC BÁT CỦA NHÀ THƠ KHIẾM THỊ NGUYỄN VIỆT ANH LÀ HAY THẬT SỰ ?

02 Tháng Ba 202010:07 CH(Xem: 16432)


Ngày Thơ VN

Trừ Nguyễn Việt Anh, còn 69 câu thơ được chọn hầu như chưa hay, dở, vô nghĩa, dễ dãi…là vì người viết chưa đủ tài.

Một nguyên nhân nữa là do “các nhà thơ trẻ” dưới 40 tuổi có thơ được chọn kia bị quan niệm “thơ viết ra không cần để hiểu” của trường phái thơ “háp háp” của Hoàng Hưng và trường phái “thơ tân con cóc” của Nguyễn Quang Thiều dắt mũi.

Họ, anh Thiều và anh Hưng cho rằng thơ viết ra để “cảm” không cần để “hiểu” ( hiểu = nhận). Thơ loại bỏ sự hiểu, đồng thời nó đã loại bỏ nhận thức. Mà khi không còn nhận thức không còn là con người. Loại bỏ sự hiểu trong quá trình CẢM NHẬN thơ tức là các ông giời con kia đã loại bỏ nhân tính.

Sự tiếp nhận bất cứ thông tin nào vào con người đều qua sự CẢM + NHẬN ( nhận là ý thức, cảm là trực giác). Tách CẢM ra khỏi NHẬN thì con người không còn biết gì hết. Cảm và nhận là một quá trình đồng thời, không phải trước hết là CẢM sau đó mới đến NHẬN.

Khi quý vị tạo ra món thơ vô nghĩa thì CẢM và NHẬN đều không có.

Ví ba câu gọi là thơ đầu tiên được chọn làm pa nô :

Giăng giăng trên cỏ ướt

Nhiều hoa tơ sáng lóa

Hiện ra mật mã

(Nguyễn Thị Thùy Linh)

Câu này vô nghĩa, đã không nhận thức được thì làm gì có cảm xúc ?

Đa số các câu thơ được chọn đều giống như loài thơ vô nghĩa này, trừ mấy câu lục bát rất hay của nhà thơ khiếm thị Nguyễn Việt Anh ( TMH đã viết bài khen hai tập thơ của Nguyễn Việt Anh : “ Mặt trời khiếm thị vào thơ” và bài “ Một lần nữa tôi lại ngạc nhiên về tập thơ lục bát thứ hai của Nguyễn Việt Anh”) :

Dây phơi chẳng chiếc áo nào

Mỗi khi gió động vẫn chao hai tà

Em mang ấm cúng đi xa

Hiu hiu hắt hắt ở nhà với tôi

(Nguyễn Việt Anh)

Hai tập thơ rất hay của Nguyễn Việt Anh không hề lọt vào "mắt xanh...lè" của giám khảo giải hội nhà văn. Trong suốt 25 nắm quyền ở Hội, Hữu Thỉnh đều âm thầm loại một số tập hay và khá ra khỏi giải thưởng, chọn hàng chục tập thơ dở nhất, nhảm nhí nhất để tôn vinh.

 

Hình như sự khiếm thị đã giúp Nguyễn Việt Anh thoát khỏi vòng thiên la địa võng của trào lưu thơ cách tân cực tả của Hoàng Hưng và Nguyễn Quang Thiều trong quá trình vô nghĩa hóa thi ca ?

 

Vả, Nguyễn Việt Anh là một tài năng lục bát bẩm sinh, hơn hẳn cái đám mượn sự ma mị hóa, vô thức hóa thi ca hoắng lên thành ngọn cờ dỏm quyến dụ bọn trẻ chưa đủ bản lĩnh và chân tài.

Cái tội rất to phá hỏng thị hiếu thi ca chân chính của lớp trẻ là tội của Nguyên Ngọc và Hữu Thỉnh !

Hai ông giời con này tuy là mặt trăng mặt trời với nhau nhưng vì lệch lạc trong nhận thức, vì trình độ thẩm mỹ văn chương quá kém cỏi, vì những quan niệm cách tân thi ca bậy bạ, nhảm nhí, nên :

- Nguyên Ngọc chủ “Văn đoàn độc lập” đã trao nhiều giải thưởng thơ quá tầm phào, vô nghĩa, thậm chí bậy bạ, nhảm nhí, phá hỏng thẩm mỹ tiếng việt phá hỏng thẩm mỹ thi ca chân chính

- Hữu Thỉnh chủ tịch hội liên hiệp văn học nghệ thuật VN, chủ tịch hội nhà văn VN do chủ quan, trình độ văn hóa kém cỏi, trình độ thẩm mỹ thi ca bệnh hoạn và nhảm nhí cũng đã trao giải thưởng văn học cho hàng chục tập thơ dở, thơ vô nghĩa, thơ tầm phào…

Nguyên Ngọc và Hữu Thỉnh tuy không nhìn mặt nhau nhưng cùng đang quay về một hướng. Hướng ấy là sự phá hoại thẩm mỹ thi ca của lớp trẻ. Phá hoại thẩm mỹ văn học, hai ông Ngọc Thỉnh cùng hè nhau phá hoại văn hóa Việt Nam.

 

Tội của Nguyên Ngọc và Hữu Thỉnh to lắm. Ở các nước văn minh, người ta đã truy tố Nguyên Ngọc và Hữu Thỉnh ra tòa vì tội phá hoại thị hiếu văn chương, tức là phá hoại văn hóa vậy.,.

 

Sài Gòn 10-2-2020

 

T.M.H.

(Nguồn: FB TRẦN MẠNH HẢO)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Mười Hai 20172:05 SA(Xem: 25432)
Mới nhìn, có vẻ việc ông Đinh La Thăng đang bị đánh dồn dập chẳng liên hệ gì tới Xi Jinping - Tập Cận Bình, ngoại trừ cái thủ thuật Đả hổ đập ruồi, tức dùng lý cớ diệt tham nhũng để trừ đối thủ, đang được hùng hổ đem ra ứng dụng tại Việt Nam.
01 Tháng Mười Một 20172:46 SA(Xem: 24814)
Văn học Việt Nam truyền thống không có bộ môn tiểu sử. Hay nói cho rõ hơn, không có những công trình dài hơi, thấu đáo, viết về chẳng những sự nghiệp mà cả thân thế đời sống riêng tư của các văn nghệ sĩ làm nên văn học sử nước nhà.
23 Tháng Tám 20176:28 CH(Xem: 30401)
...sách hơn sáu trăm trang, tác giả của nó, Bác Sĩ Nguyễn Đức Tùng dành riêng cho mình hết một phần tư hơn để đăng năm bài Tiểu Luận của mình về Thơ, gọi là Thơ Ca (hai chữ Thơ Ca hay Thi Ca thật tình tôi không hiểu, Thơ là Thơ còn Ca là chuyện khác. Tác giả mấy bài Ca người ta cũng chưa hề gọi là Ca Sĩ, chắc những tác giả bài Ca cũng chưa định danh được cho mình? Năm bài Tiểu Luận đó, tác giả, Bác Sĩ Nguyễn Đức Tùng gọi là Chương. Chữ Chương có vẻ quan trọng lắm đây và mang tính hàn lâm rõ ràng. ... Đọc cuốn Bốn Mươi Năm Thơ Việt Hải Ngoại, phải nói là vui kể sao cho xiết! Nó không là một cuốn sách “khảo luận” hay “biên khảo” mà nó là tác phẩm quần chúng, đọc để giải trí." (Trần Trung Thuần)
15 Tháng Bảy 20175:35 CH(Xem: 26047)
Lời Dẫn: "History à la carte", là một thuật ngữ rất mới của Chương Lập Phàm/ Zhang Lifan một sử gia Trung Quốc, khi trả lời phỏng vấn báo New York Times [March, 2015], ông đã đưa ra một ví von: "lịch sử theo thực đơn / history à la carte", theo cái nghĩa nhà nước Trung Quốc chỉ muốn phổ biến tuyên truyền những điều thấy có lợi, trong khi cố né tránh những khía cạnh tiêu cực có thể gây chỉ trích. Mối liên hệ thắm thiết giữa Bắc Kinh và Khmer Đỏ đang là trang khuyết sử, không có trong thực đơn của Trung Quốc. (1) NGÔ THẾ VINH
15 Tháng Bảy 20174:55 CH(Xem: 27466)
Lần đầu tiên trong lịch sử, Nguyễn Du cho chúng ta biết về một đất nước Trung Hoa rộng lớn nhưng không bằng phẳng, tươi đẹp mà gập ghềnh, trắc trở; về một truyền thống kiêu hùng nhưng cũng lắm bi thương; về một dân tộc đông đúc nhưng cam chịu, nghèo khổ và đau đớn, và đặc biệt, về một chế độ phong kiến mạt kỳ đầy phi lý và mất hết sức sống khi nó không còn khả năng giúp cho con người được thực hiện những quyền sống, quyền làm người căn bản mà đáng ra họ phải có. “Những điều trông thấy” của Nguyễn Du trên đất nước Trung Hoa sẽ càng khẳng định chắc chắn hơn cho “những điều trông thấy” của ông trên đất nước Việt Nam ...
22 Tháng Năm 201712:36 SA(Xem: 26909)
"Trung Quốc là gã khổng lồ đang im ngủ. Hãy để nó yên giấc, vì khi thức dậy nó sẽ chuyển dịch cả thế giới". Napoléon Bonaparte "China is a sleeping giant. Let her sleep, for when she wakes she will move the world." Napoléon Bonaparte, 1816 à Saint Hélène
23 Tháng Ba 201710:52 CH(Xem: 23877)
Đã từ rất lâu rồi, tôi hài lòng với việc đọc thơ trong màu xám của một nỗi tuyệt vọng - nỗi tuyệt vọng không bao giờ phân tách nổi trắng đen giữa đám sương mù xám đặc dường như chỉ có dấu hiệu đậm dần lên trong những lớp lang chữ nghĩa, trong cách ngắt nhịp, buông vần. Tôi đọc Song tử của Quỳnh cũng trong cùng đám mây tuyệt vọng đó, với tâm thế của một kẻ mộng du lạc bước vào chốn mơ của một kẻ mộng du khác.
06 Tháng Ba 201712:11 SA(Xem: 27606)
Hai tác phẩm Cửu Long Cạn Dòng Biển Đông Dậy Sóng và Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch, của bác sĩ Ngô Thế Vinh, vừa được trao giải Văn Việt 2017. Hai tác phẩm Cửu Long Cạn Dòng Biển Đông Dậy Sóng và Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch, của nhà văn, bác sĩ Ngô Thế Vinh, vừa được trao giải Văn Việt 2017, ngày 3/3, tại Sài Gòn. Theo tin VOA nhận được từ nhà văn Ngô Thế Vinh hiện đang ở California, Hoa Kỳ, ông được nhà văn Nguyên Ngọc, Chủ tịch Hội đồng Giải Văn Việt trao quyết định tặng Giải Đặc biệt cho hai tác phẩm Cửu Long Cạn Dòng Biển Đông Dậy Sóng và Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch. Hai tác phẩm này đã được đăng trên Văn Việt năm 2016. Vì không thể về Việt Nam trực tiếp nhận giải thưởng này, nhà văn Ngô Thế Vinh đã ủy quyền cho nhà thơ Lý Đợi tiếp nhận và đọc diễn từ nhận giải thưởng Văn Việt 2017.
12 Tháng Hai 20172:31 SA(Xem: 30091)
"Với những ghi chú bằng tiếng Anh, cùng với những nét minh hoạ tinh vi của hơn 10,500 chủng loại, bộ sách Hoạ Hình Cây Cỏ Việt Nam / Illustrated Flora of Vietnam của Giáo sư Phạm Hoàng Hộ đã cung cấp cho giới độc giả tiếng Anh lần đầu tiên và cập nhật một tài liệu tham khảo thấu đáo mà chúng tôi ít biết đến. Công trình này sẽ đứng như một tượng đài của sự quyết tâm, cống hiến, và uyên bác với lòng can đảm của tác giả. Giáo sư Phạm Hoàng Hộ hầu như đơn độc hình thành một công trình sinh học thực vật có tầm vóc hàn lâm/ academic tại Đại Học Sài Gòn giữa những năm tháng khó khăn. Trong hoàn cảnh cực kỳ thử thách ấy, giáo sư Hộ đã sưu tập được những chất liệu cho bộ sách đặc sắc này và cả những chuyến du khảo nhằm thu thập những mẫu vật để minh hoạ. Và nay công trình được xuất bản, đó sẽ là nguồn khích lệ cho các nhà sinh học trẻ ở Việt Nam và cả ở hải ngoại. (Peter Shaw Ashton, Giáo Sư Charles Bullard ) Ngành Lâm Học, Đại Học Harvard
11 Tháng Giêng 20171:19 SA(Xem: 30058)
Khoảng ba trăm triệu năm trước, Tây Tạng còn nằm dưới đáy biển Tethys nguyên là một đại dương mênh mông bao trùm cả diện tích Châu Á và Ấn Độ. Do hành trình va chạm dữ dội của hai khối tiền lục địa Gondwanaland và Laurasia tạo nên cơn địa chấn với sức ép khổng lồ từ khối đất Ấn Độ dồn lên phía bắc tạo thành dãy Hy Mã Lạp Sơn và Cao nguyên Tây Tạng. Với lịch sử địa chất ấy, Tây Tạng là vùng đất cao từ 3500 tới 5000 m – được mệnh danh là "xứ tuyết", “nóc của trái đất”, hay "Cực Thứ Ba / Third Pole" -- hai cực kia là Bắc Cực và Nam Cực.