- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Có Phải Mùa Đảo Chính Đã Bắt Đầu ?

24 Tháng Ba 20163:14 CH(Xem: 30613)
NGUYEN TAN DUNG


Như nhiều nhà bình luận tiên đoán, cuộc sát phạt của phe thắng thế trong Đại Hội Đảng 12 đối với cánh thua cuộc đã bắt đầu. Tuy vậy, người ta vẫn phải kinh ngạc về mức độ gấp rút, bất chấp tiến trình chuyển quyền đã có hàng mấy chục năm nay và bất chấp luôn các luật lệ của chính chế độ.

 

Để lột sạch quyền lực của đối phương, các cố vấn của ông Trọng nghĩ ra một tiến trình thật rắc rối, dưới tấm vải che đậy của cơ chế nhà nước pháp quyền văn minh hiện đại. Đó là, chỉ trong khóa họp cuối cùng kéo dài 19 ngày hiện nay, Quốc Hội Khóa 13 (QH13), sẽ phải làm nguyên tiến trình sau đây:

1.      Việc đầu tiên là thay ngay chủ tịch QH13 cũ Nguyễn Sinh Hùng bằng chủ tịch QH13 mới  Nguyễn Thị Kim Ngân. Lý do thay chủ tịch QH khá khó hiểu. Chẳng lẽ chỉ bà Ngân mới làm theo lệnh phe cánh ông Trọng còn ông Hùng thì không?

2.      Kế đến bà Ngân cho QH 13 của  bà bãi nhiệm chủ tịch nước Trương Tấn Sang, rồi bảo họ bầu chủ tịch nước mới Trần Đại Quang.

3.      Kế đến bà Ngân cho QH 13 của bà bãi nhiệm thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

4.      Kế đến chủ tịch nước mới Trần Đại Quang đề cử thủ tướng mới Nguyễn Xuân Phúc để QH 13 của bà Ngân bỏ phiếu chấp thuận.

Rồi khi có QH 14 vào tháng 6/2016, nguyên tiến trình bầu bán này và phải đúng kết quả này được lập lại một lần nữa, khởi đi bằng việc chủ tịch QH13 Nguyễn Thị Kim Ngân bảo QH14 bầu bà Nguyễn Thị Kim Ngân làm chủ tịch QH14.

  

Rất tiếc, toàn bộ kịch bản công phu này trở thành vô ích vì Điều 87 của bản Hiến pháp năm 2013 đã qui định rằng: “Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khoá mới bầu Chủ tịch nước”. Tức nhiệm kỳ của ông Trương Tấn Sang còn kéo dài đến khoảng tháng 7-2016 nếu ông không từ nhiệm và không phạm tội gì quá nặng đến độ bị truy tố, kết án, và truất phế.

 

Như vậy, phe cánh ông Nguyễn Phú Trọng chỉ còn một trong 2 lựa chọn chứ không thể có cả hai: Hoặc chơi trò du đãng, bỏ mặt nạ nhà nước pháp quyền, đạp lên hiến pháp, lấy "quyền lực cách mạng trên nòng súng" để đảo chính, lôi ông Trương Tấn Sang xuống khỏi ghế chủ tịch nước bất cần lý do; Hoặc phải chấp nhận nuốt giận ngồi nhìn cả ông Trương Tấn Sang và ông Nguyễn Tấn Dũng ở ghế lãnh đạo đến tháng 7-2016. Không có chủ tịch nước mới thì không có người đề cử thủ tướng mới, cho dù có lấy lý do suy xụp kinh tế để hạ bệ thành công ông Dũng đi nữa.

 

Đó là chưa kể trường hợp nếu phe cánh riêng của ông Sang, ông Dũng còn một số lực tối thiểu nào đó và biết hiệp lực lại, họ vẫn có thể tuyên bố các kết quả bầu bán của Quốc Hội Bà Ngân vô giá trị vì đều vi phạm hiến pháp. Trong trường hợp đó, Việt Nam sẽ có 2 chủ tịch nước và 2 thủ tướng, mạnh ai nấy ra lệnh. Đất nước sẽ có nội chiến.

 

Tại điểm này, chưa biết kịch bản nào sẽ xảy ra nhưng 2 điểm sau đây đã có thể khẳng định:

- Phe cánh ông Nguyễn Phú Trọng đã hạ quyết tâm bằng mọi giá phải lôi ông Trương Tấn Sang và ông Nguyễn Tấn Dũng ra khỏi ghế chủ tịch nước và thủ tướng càng sớm càng tốt, và phải xong nội trong tháng 4.

- Phe ông Trương Tấn Sang và phe ông Nguyễn Tấn Dũng đã hết tin và bất chấp các lời hứa, các khoản thương lượng, đặc biệt là chức tước dành cho con cái họ, từ phía ông Trọng. Cả 2 ông từ chối ngoan ngoãn viết thư xin từ nhiệm, đặc biệt khi thấy đòn sỉ nhục "bãi nhiệm" mà QH bà Ngân đang toan tính dành cho họ.

 

Còn một câu hỏi cuối. Động cơ nào khiến phe ông Trọng khẩn trương ra tay sát phạt đến như thế? Không chờ được đến tháng 11 như các nhiệm kỳ trước thì đã đành, nhưng chỉ đến tháng 6-2016 cũng không chờ được là sao?

 

Hiện có một vài lý do khá hữu lý sau đây:

- Cánh đang thắng thế vẫn sợ cánh ông Nguyễn Tấn Dũng có thể "trỗi dậy không hòa bình" trong cuộc bầu cử QH khóa tới qua công cụ Nguyễn Thiện Nhân, người đang nắm Mặt Trận Tổ Quốc -- bộ phận lèo lái tiến trình tuyển lựa ứng viên quốc hội.

- Cánh đang thắng thế không quan tâm lắm đến ông Sang nhưng nhắm chính vào việc phải hạ bệ ông Dũng trong tháng 4, trước khi đón Tổng Thống Obama đến thăm vào tháng 5. Rút kinh nghiệm việc chính quyền Obama đòi chỉ gặp ông Nguyễn Tấn Dũng tại Sunnylands vào tháng 2-2016, cánh ông Trọng không thể để cảnh này tái diễn. Nếu ông Dũng, trong vai trò thủ tướng, bỗng ký kết gì đó với Tổng Thống Mỹ chống Tàu, thì cánh ông Nguyễn Phú Trọng biết ăn nói làm sao với Bắc Kinh.

- Và sau hết, cánh đang thắng thế bị sức ép nặng nề từ Bắc Kinh phải gấp rút loại bỏ các lãnh tụ không đáng tin tưởng, phải xiết chặt hàng ngũ đứng sau TQ vì cuộc chiến tại Biển Đông có thể nổ ra bất kỳ lúc nào.

 

Có phải mùa đảo chính đã bắt đầu. Các sứ quán Tây Phương chuẩn bị đón nhận người xin tị nạn chính trị nhé.

 

VŨ THẠCH

Ý kiến bạn đọc
29 Tháng Ba 20167:52 SA
Khách
Ở đây không phải là người ngoài Đảng, và Luật pháp cũng của chính người VN, nếu vậy hóa ra là Vũ Thạch chẳng hiểu gì về nền chính trị của VN, Một đảng độc quyền lãnh đạo đất nước, khi ông được cử ra làm từ trung ương ủy viên đầu tiên và làm chức phó thủ tướng cũng là do sự phân công.
Luật là do người, nếu người nào đó chống lại ý chí của tập thể thì tập thể sẽ loại bỏ bằng mọi cách, người ngoài đang mong Đảng CSVN mất đoàn kết để đục khoét chế độ. Nếu nói diễn biến hòa bình thì chính là những người tham quyền cố vị và tiếm quyền với cách tổ chức lợi ích nhóm, chiếm đoạt tài nguyên quốc gia và làm nghèo đất nước bằng nền giáo dục băng hoại, đục khoét tài sản đất nước, bố trí những kẻ theo đuôi bất tài chiếm giữ những vị trị quan trọng khi Tổng bí thư là ông Nông Đức Mạnh xôi thịt cùng với năng lực kém cỏi, để cho sự thao túng lộng quyền. Mua chức bán quyền và trục lợi trên nỗi khổ của nhân quần... đẩy đất nước đến suy thoái, đạo đức và kể cả những con đường tô vẽ, thực tế là đang cố tình tiêu diệt ý chí của đất nước. Mà chỉ trong 2 thập kỷ 4 nhiệm kỳ đã làm cho việt nam mất hết lực bật cho một bước tiến thật sự. Đó chính là do sự chuyên quyền và lôi bè kéo cánh để chiếm đoạt quyền lực của Đảng CSVN.... làm mất lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.
Muốn có được dân chủ phải đàng hoàng đấu tranh, còn chủ nghĩa xã hội thị vẫn có mầm mống trong tư bản chủ nghĩa, vấn đề là tư duy và năng suất lao động quyết định
25 Tháng Ba 20163:23 SA
Khách
HAI TÊN DŨNG VÀ TRỌNG LÚ ĐỀU LÀ ĐỒNG CHÍ CỦA TẦU .CHO NÊN VIÊC MÀ THÂN HOA KỲ LÀ KHÔNG CÓ ĐÂU .BỞI BỞI VÌ HỌ NHỜ TẦU MỚI SỐNG ĐƯỢC ĐẾN NGÀY HÔM NAY .TUY NHIÊN TÌNH THẾ KHÔNG PHẢI CÔNG SẢN VN HỌ MUỐN GÌ MÀ ĐƯỢC NẤY .NGHĨA LÀ NGÀY TÀN CỦA CS HAI NƯỚC VIÊT TRUNG ĐÃ GẦN RỒI .CƠ HỘI MỸ CŨNG NHƯ ĐÔNG MÌNH SẼ XÓA SỔ CS TẦU VÀ VIỆT . BỞI TỪ VIỆC LÀM XẤU XA CỦA HỌ LÀ BÀNH TRƯỚNG TRÊN BIỂN ĐÔNG CŨNG NHƯ THẾ GIỚI .
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Hai 20163:22 CH(Xem: 30713)
"Thiên đường thật là những thiên đường đã mất." / "Les vrais paradis sont les paradis qu'on a perdus" / Marcel Proust, Le Temps retrouvé
14 Tháng Mười Hai 20153:07 CH(Xem: 31365)
Nhà văn Phùng Nguyễn, tên thật Nguyễn Đức Phùng, sinh năm 1950 tại Quảng Nam, là anh cả trong một gia đình đông anh em. Học xong tiểu học trong một làng quê, năm 1961 cậu học sinh Nguyễn Đức Phùng thi đậu vào lớp Đệ Thất trường trung học Trần Quý Cáp, Hội An. Ba năm sau đó Phùng theo gia đình vào Sài Gòn 1964.
01 Tháng Mười Một 201510:46 SA(Xem: 38162)
Dự án “Phục nguyên văn bản Truyện Kiều được đồng thuận cao” của Hội Kiều học Việt Nam đã đề ra nhằm hướng tới Kỷ niệm 250 năm ngày sinh đại Thi hào nguyễn du (1765 - 2015) và vinh danh đại Thi hào dân tộc Nguyễn Du . Bài viết này sẽ lược thuật quá trình tầm nguyên văn bản Truyện Kiều từ xưa đến nay và chúng tôi cũng xin gợi ý, phác thảo một phương pháp phục cổ văn bản Truyện Kiều với hy vọng có khả năng gần với nguyên tác.
18 Tháng Mười 20151:23 CH(Xem: 33331)
Lạc Long Quân được viết chữ Hán là 貉龍 君, trong đó, chữ 貉 (bộ trĩ) mà người Việt, theo truyền thống từ ngàn xưa đến nay vẫn đọc là “lạc”. Tiền nhân Việt dường như đã cố tình dùng chữ 貉 dành cho Lạc Long Quân và không đọc theo đúng phiên thiết từ thư Hán là hạc (thú giống như con cầy), mạch (tộc ở phương bắc Trung Quốc) nhưng nhất định là “lạc” chắc hẳn phải có một dụng ý sâu kín nào đó và cho đến nay vẫn còn là bí ẩn văn tự...
12 Tháng Chín 201510:14 CH(Xem: 46378)
Về những nhà văn quân đội nổi tiếng với những tác phẩm (thơ cũng như văn) của họ, có thể kể những tên tuổi về thơ, như có Tường Linh, Phạm văn Bình, hay Linh Phương... Cả hai nhà thơ sau, đều nổi tiếng nhờ có thơ được cố nhạc sĩ Phạm Duy soạn thành ca khúc. (Phạm Văn Bình với ca khúc “Chuyện tình buồn,” và “Mười hai tháng anh đi”; Linh Phương với “Kỷ vật cho em”) (1). Về văn có thể kể Văn Quang (lớp trước). Lớp sau vài năm, có thể kể tới Trần Hoài Thư, Đào Vũ Anh Hùng, Huỳnh Văn Phú... Nhưng, nổi bật hơn cả, theo tôi vẫn là Nguyên Vũ (truyện) và, Phan Nhật Nam (bút ký, phóng sự).
08 Tháng Chín 201511:47 SA(Xem: 30821)
"Đời sống bên này có cái thực tế khắc nghiệt là vậy. Càng khắc nghiệt tôi càng trầm tĩnh. Nghiệm ra một điều: hãy làm hết sức mình cho một công việc tốt, cũng có lúc bù đắp lại. Những tấm tranh cũng đã từng nuôi sống tôi, tôi không thể bỏ vẽ được". (Đinh Cường)
20 Tháng Tám 201512:50 SA(Xem: 31047)
Bùi Nhật Tiến, bút hiệu Nhật Tiến sinh ngày 24-8-1936 tại Hà Nội. Năm 1946 mới 10 tuổi Nhật Tiến đã phải theo gia đình rời Hà Nội đi tản cư qua những tỉnh như Sơn Tây, Việt Trì, Hưng Hoá, Phú Thọ
02 Tháng Tám 20152:00 SA(Xem: 32071)
Nguyễn Đình Toàn có bút hiệu ban đầu là Tô Hà Vân nhưng thành danh với tên thật và cũng là bút hiệu chính thức sau này; sinh ngày 6 tháng 9 năm 1936 tại huyện Gia Lâm, bên bờ sông Hồng, ngoại thành Hà Nội. Di cư vào Nam 1954, Nguyễn Đình Toàn bắt đầu viết văn làm thơ, viết kịch, viết nhạc, cộng tác với các tạp chí Văn, Văn Học
05 Tháng Bảy 20151:57 SA(Xem: 29425)
Linh Bảo là một tên tuổi văn học của Miền Nam từ những năm 1950s. Các tác phẩm của Linh Bảo được lần lượt xuất bản tại Miền Nam từ 1953 tới 1975. Chỉ có Mây Tần là tuyển tập đoản văn duy nhất được xuất bản ở hải ngoại (1981). Sau 1975, không có một tác phẩm nào của Linh Bảo được in ở trong nước.
21 Tháng Sáu 20151:37 SA(Xem: 31107)
Mặc Đỗ nhà văn, nhà báo, dịch giả là một trong những tên tuổi của văn học Miền Nam trước 1975. Sau 1975, sang Mỹ tỵ nạn ở cái tuổi 58 còn tràn đầy sức sáng tạo nhưng anh đã chọn một cuộc sống quy ẩn, chữ của Mai Thảo. Mặc Đỗ gần như dứt khoát không xuất hiện hay có tham dự nào trong sinh hoạt cộng đồng văn chương ở hải ngoại -- [biển ngoài, chữ của Mặc Đỗ], thái độ chọn lựa đó khiến tên tuổi anh hầu như rơi vào quên lãng.