- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

BẮC CÓ RUỒI, NAM CÓ CHUỘT

10 Tháng Ba 20163:03 SA(Xem: 26343)


tap can binh

Không phải ngẫu nhiên mà cho đến thềm Đại Hội XII, nhiều cấp lãnh đạo Đảng vẫn tuyên bố "trong gần 1 triệu cán bộ khai báo tài sản chỉ có 1 trường hợp khai sai", hoặc "điều tra 10 năm qua không ra một trường hợp cán bộ tham nhũng nào", ... NHƯNG nay lại chính Phó Ban nội chính Trung Ương Lê Minh Trí tuyên bố: "Tham nhũng chỉ có cán bộ đảng viên thôi."

 

Đặc biệt đối với Sài Gòn, cho đến ngưỡng Đại Hội XII, tức chỉ mới 2 tháng trước, báo đài vẫn đăng kết quả thanh tra nguyên năm 2015 không phát hiện một cán bộ tham nhũng nào, hoặc 100% cán bộ hải quan thề nguyền không tham nhũng, ... NHƯNG nay lại chính tướng Công an Phan Anh Minh tuyên bố: "Hầu hết đối tượng thực hiện hành vi tham nhũng là đảng viên, mà Công an thì không được quyền tổ chức trinh sát đảng viên", và còn cụ thể hơn nữa: hơn 50% các vụ buôn lậu có dính tới cán bộ hải quan.

 

Điều gì khiến lãnh đạo Đảng quay ngược thái độ 180 độ như thế? Có lẽ câu trả lời khá đơn giản. Đại Hội XII đã kết thúc. Bên thắng, bên thua đã ngã ngũ. Đã đến lúc bên thắng cuộc tính sổ vừa để phân phát chiến lợi phẩm cho hàng ngũ chân tay đang chực chờ, vừa trả thù các món nợ nhục nhã đau đớn cũ, và nhất là loại trừ các đối thủ cũ vĩnh viễn, không để các đối thủ đó có cơ hội vực dậy. Các quan ngại vỡ bình quí trước đây - khi khả năng ra đòn của các phía còn ngang ngửa - nay đang được thay bằng nỗ lực tống lũ chuột thua cuộc ra khỏi bình trước khi đập thẳng tay.

 

Vậy loại chuột nào sắp bị xách ra khỏi bình? Đọc các báo công cụ, người ta có thể thấy định nghĩa đang được đưa ra càng lúc càng rõ và càng tập trung vào 1 thành phần. Có lẽ rõ nhất cho đến nay là tuyên bố của Cục trưởng Cục chống tham nhũng Phạm Trọng Đạt: "Tham nhũng là những người có chức vụ, quyền hạn". Rõ ràng vòng dây "diệt tham nhũng" đang rút nhỏ dần một cách rất bài bản, từ tình trạng công chức tham nhũng nói chung đã rút vào đến vòng đảng viên tham nhũng, rồi rút nhỏ tiếp đến vòng các đảng viên đang nắm chức quyền, mà ai cũng biết đại đa số thuộc phe cánh vừa thất sủng của ông Dũng. Cứ tiếp tục đà này, sẽ ít ai ngạc nhiên trong những ngày tới, khi tên tuổi của một số đảng viên có quan hệ họ hàng hay tay chân đắc lực của ông Nguyễn Tấn Dũng bắt đầu được nhắc tới trên báo đài. Loại chiến thuật rút dây thòng lọng dần dần này khiến người đọc nhận ra các bài bản quen thuộc từ phương Bắc. Ông Tập Cận Bình cũng từng bước thu nhỏ dần sợi dây thòng lọng như vậy để loại trừ gần 750 ngàn đảng viên CSTQ cho tới nay và đang xiết dần đến mục tiêu tối hậu là cổ kẻ tử thù của ông -- Giang Trạch Dân.

 

Bàn tay của ông Tập Cận Bình trong nỗ lực loại trừ phe cánh ông Nguyễn Tấn Dũng phơi bày khá lộ liễu vào đầu tháng 3-2016. Họ Tập chẳng cần che đậy qua cửa ngõ ngoại giao, sứ quán gì nữa, mà triệu tập thẳng sứ giả riêng của ông Nguyễn Phú Trọng là Hoàng Bình Quân sang Bắc Kinh nhận lệnh. Ông Bình Quân vừa về, chỉ vài ngày sau hàng loạt các tuyên bố đổi chiều 180 độ vừa nêu bên trên đồng loạt xuất hiện trên báo đài. Cùng lúc đó, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, người từng sang triều kiến họ Tập ngay sau Hội Nghị 13 và được ưu ái dẫn đi viếng lăng Mao Trạch Đông, nay cũng bất ngờ liên tục phê phán tình trạng nợ công, tình trạng quan liêu thủ tục giấy tờ, và nhiều mặt hoạt động khác của chính phủ như thể các tệ nạn đó vừa mới xảy ra từ đầu tháng 3 đến nay. Ông Nguyễn Sinh Hùng còn đùn đẩy luôn được việc đổ tội không có luật biểu tình là tại bên chính phủ của ông Nguyễn Tấn Dũng.

 

Nhưng tại sao họ Tập ở xa xôi vạn dặm như thế lại cứ đòi phải diệt phe cánh ông Dũng gấp rút chứ không chờ tiến trình bình thường như trong quá khứ, nghĩa là chờ đến khi có khóa Quốc hội mới rồi sau màn "bỏ phiếu chọn lựa" mới công bố danh sách lãnh đạo chính phủ theo quyết định có trước của Bộ Chính trị? Tức tại sao không chờ đến khoảng tháng 11 năm nay?

 

Câu trả lời khá rõ vì tình hình Biển Đông đang nóng lên rất nhanh theo từng ngày. Viễn cảnh TQ đối đầu quân sự với Mỹ đang tới gần. Để chuẩn bị cho tình hình đó, Bắc Kinh muốn sân sau của họ là Việt Nam phải rất vững chắc, không có phản trắc bất ngờ. Hiển nhiên, trong vài tháng tới, phe cánh ông Dũng sẽ mất dần rồi mất hẳn quyền lực, nhưng tại thời điểm này, tháng 3 - 2016, với vai trò đại diện quốc gia vẫn còn trong tay, phe ông Dũng vẫn là một lực nguy hiểm trong mắt ông Tập. Họ vẫn có thể đặt TQ trước một số "chuyện đã rồi", như bất ngờ chính thức nộp đơn kiện TQ ra tòa quốc tế, hay bất ngờ đặt bút ký kết các giao ước hợp tác liên minh quân sự be bờ TQ. Khó có thể đoán hết được phản ứng của những kẻ đang bị dồn vào chân tường và sắp mất tất cả. Và đó là lý do tại sao ông Tập buộc ông Trọng phải giải quyết gấp yếu tố Nguyễn Tấn Dũng.

 

Sau hết, nếu ai còn nghi ngờ gì về trọng lượng của các chỉ thị từ họ Tập đối với nhóm lãnh đạo quanh ông Nguyễn Phú Trọng, chỉ cần nhìn vào quyết định không cho ấn hành cuốn sách Gạc Ma vòng tròn bất tử, nhưng bắt buộc phải tái bản cuốn Đặng Tiểu Bình - Một trí tuệ siêu việt, và phải tung ra đúng thời điểm 17 tháng 2, tức ngày họ Đặng "dạy cho Việt Nam một bài học" tại chiến trường biên giới Việt Trung năm 1979. Toàn ban lãnh đạo đảng CSVN chịu lãnh nhận cái bạt tai nẩy lửa đầy nhục nhã đó trong sự im lặng thần phục hoàn toàn.

 

Vì vậy, trong khoảng thời gian ngắn trước mặt, sẽ xuất hiện đoàn quân của ông Nguyễn Phú Trọng khẩn trương đập chuột tơi bời dưới bóng cờ Theo Tập - Với Tập - Vì Tập. Và sẽ không còn mấy ai ngạc nhiên nếu thấy hàng loạt những kẻ vừa mất ghế, đang lũ lượt vào tù lại lầm bầm chửi: Chúng là một lũ hèn với giặc, ác với ... "dân".

VŨ THẠCH

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
13 Tháng Năm 20198:54 CH(Xem: 19379)
Cù Huy Cận sinh ngày 31 tháng 5 năm 1919 tại xã Ân Phú, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, trong một gia đình trung nông lớp dưới. Bố Huy Cận đậu tam trường làm hương sư ở Thanh Hoá, sau về quê dạy chữ Hán và làm ruộng. Mẹ Huy Cận là cô gái dệt lụa làng Hạ nổi tiếng ở xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ.
24 Tháng Tư 201911:02 CH(Xem: 20331)
Nhà báo Pháp Paul Dreyfus là một trong 25 nhà báo Pháp có mặt tại Sài Gòn vào giờ phút cuối cùng của tháng Tư năm 1975. Trong cuốn sách của mình với tựa đề "và Sài Gòn sụp đổ" (Et Saigon tomba - Collection Témoignages 1975), tác giả đánh giá sự kiện Sài Gòn thất thủ là sự kiện 'quan trọng nhất' với hệ thống cộng sản châu Á sau cuộc tiến vào Bắc Kinh năm 1949 của Mao. Ông thuật lại những cảm nhận cá nhân qua những lần tiếp xúc với đại tướng Dương văn Minh, tổng thống cuối cùng của miền Nam, theo giới thiệu sau qua lời dịch của nhà báo Phạm Cao Phong từ Paris: Theo Paul Dreyfus, tướng Minh là "một người minh mẫn và nắm vững tình hình". Những tâm sự của tướng Minh thời điểm đó mang lại một cách đánh giá đa chiều về nhân vật gây nhiều tranh cãi.
17 Tháng Tư 20197:44 CH(Xem: 20001)
Tám bài thơ viết về Khuất Nguyên hoặc có liên quan tới Khuất Nguyên mà chúng tôi đã/ sẽ khảo sát đều được đại thi hào Nguyễn Du viết khi chu du trên sóng nước Tiêu Tương, vùng Hồ Nam - nơi nổi tiếng với “Tiêu Tương bát cảnh” từng thu hút cảm hứng vô hạn của bao thế hệ văn nhân, nghệ sĩ Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam…
08 Tháng Tư 20199:47 CH(Xem: 18879)
Khoảng thời gian ba thế kỉ XVII-XVIII-XIX là thời thịnh của thể loại truyện nôm. Các nhà văn thời này đều có chấp bút và đã lưu lại nhiều tác phẩm văn chương lôi cuốn nhiều thế hệ người đọc. Truyện Phan Trần là một truyện nôm ra đời trong thời kì này, cụ thể là khoảng cuối thế kỉ XVIII, trễ lắm là đầu thế kỉ XIX.
02 Tháng Tư 201910:27 CH(Xem: 21476)
Cũng như hai bài thơ Tương Đàm điếu Tam Lư đại phu đã khảo sát ở phần I, trong các bài thơ còn lại về chủ đề này, Nguyễn Du vẫn say mê trò chuyện, luận bàn, thậm chí tranh cãi với Hồn oan nước Sở từ hơn hai ngàn năm, như hồn đang hiển hiện quanh quất bên mình, trên dòng sông lịch sử tựa một nấm mồ lớn đang vùi lấp thân xác của một con người tri âm tri kỷ đặc biệt đối với ông.
09 Tháng Ba 201910:26 CH(Xem: 22675)
Hơn hai trăm năm trước, trong một cuộc “Bắc hành”, đại thi hào Nguyễn Du đã viết tới tám bài thơ chữ Hán về Khuất Nguyên hoặc có liên quan tới Khuất Nguyên. Trong “tòa lâu đài” thơ chữ Hán Nguyễn Du (Mai Quốc Liên), có một mảng thơ rất quan trọng là nói về các danh nhân văn hóa - lịch sử, đặc biệt là về các bậc thầy văn chương Trung Hoa. Tám bài thơ nói trên mà chúng tôi sẽ khảo sát có trữ lượng suy tưởng - cảm xúc cực kỳ phong phú, sâu sắc, cho thấy cả trái tim lớn của đại thi hào nước Việt dành cho một nhà thơ-nhà ái quốc vĩ đại của Trung Hoa cổ xưa, đồng thời thể hiện bút pháp siêu việt của Nguyễn Du trong khả năng khám phá chiều sâu tâm hồn bản thân lẫn đối tượng miêu tả, trong sự sáng tạo về nghệ thuật ngôn từ của một nhà văn-nghệ sĩ Việt Nam kiệt xuất thời Trung đại.
05 Tháng Ba 20198:59 CH(Xem: 22294)
Huế là xứ thơ. Có lẽ do các yếu tố lịch sử, phong cảnh và nếp sống, vùng đất sông Hương núi Ngự là nơi sản sinh ra nhiều nhà thơ – cả nổi tiếng lẫn khét tiếng. Nếu kể hết tên, chắc chắn sẽ thiếu sót. Bài này chỉ viết lơn tơn – không phải với mục đích phê bình văn học hoặc tài liệu giáo khoa gì ráo – về hai tác giả mà cuộc đời và sự nghiệp có những liên hệ oái oăm về thân tộc và chỗ đứng của họ trên văn đàn và trong lòng độc giả.
24 Tháng Giêng 201911:51 CH(Xem: 20586)
Lâu nay, trong tiếng gào khóc của người dân oan khắp ba miền đất nước, hoà trong nước mắt bao giờ cũng có những kể lể, trách mắng, đầy phẫn uất với tiếng “nó”: nó đến kìa; nó rình rập; nó ác lắm;… hay chúng nó tàn nhẫn lắm!
03 Tháng Giêng 201911:15 CH(Xem: 26809)
Chữ Nghiệp mang sắc thái đạo Phật đó được nhiều nhà nghiên cứu văn hóa, văn học phân tích khá kỹ lưỡng, xoay quanh thuyết Thiên mệnh hay Định mệnh, thuyết Nghiệp báo - Nhân quả chủ yếu để nói về thân phận nhân vật nàng Kiều. Nhưng thiết nghĩ, hai câu thơ ấy, đầu tiên phải vận dụng ngay cho chính tác giả của nó. Cái Nghiệp đó, đối với Nguyễn Du, từ thời trai trẻ, đã được ông coi như “án phong lưu” mà ông phải tự nguyện mang tới suốt đời! (Phong vận kỳ oan ngã tự cư)(2). Nghiệp gì vậy? Có điều gì hệ trọng và thống thiết buộc Nguyễn Du phải bật lên lời tự vấn về giá trị sự tồn tại của ông trong cõi đời phù du này khiến nhiều thế hệ người Việt Nam phải xúc động và gắng tìm hiểu nguyên do: Trước khi chết còn lo mãi chuyện nghìn năm (Thiên tuế trường ưu vị tử tiền. Mộ xuân mạn hứng) - Không biết hơn ba trăm năm sau, Thiên hạ ai là người khóc Tố Như? (Bất tri tam bách dư niên hậu/Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như. Độc tiểu thanh ký).
14 Tháng Mười Hai 201810:00 CH(Xem: 27494)
Này nhé, lấy cảm hứng, phỏng theo, hay gì gì đó mà không ghi nguồn thì tức là cầm nhầm bài thơ, dù có biện hộ thế nào đi nữa cũng nói lên "đạo đức và tư cách " của cái việc cầm nhầm. Tài năng như khói, danh vọng như mây, nếu không muốn thiên hạ biết thì đừng có làm như cố tình quên.