- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

LÀM GÌ VỚI TỰ DO GIÀNH LẠI ?

13 Tháng Năm 20155:54 CH(Xem: 29721)

 
TranVu 1


Sau thất trận, dân chúng trong Nam đột ngột khám phá những công cụ kiểm soát của một chính quyền độc tài: hộ khẩu, công an khu vực, công an phường, Viện Kiểm sát Nhân dân và Hội Nhà văn Chiến thắng... Gọi Hội Nhà văn Chiến thắng vì là một thực tế, vì những nhà văn phía bại trận bị vây bắt tập trung. Trước 75 miền Nam là đất của nhật trình, nguyệt san và tiểu thuyết. Các quầy sách rộ hoa, các hiệu sách và nhà sách cho thuê truyện phát đạt. Chưa thời kỳ nào dân Nam ham đọc sách như vậy. Không duy nhất khai trí tiến đức, tường lãm, mà còn là một say mê văn chương. Sau “truy quét”, là cảnh tượng một bãi tha ma tiêu điều. Trên bia mộ của nền văn học vừa bị chôn, xuất hiện những Chiến Đấu Trên Mặt Đường của Xuân Thiều, Những Tiếng Hát Hậu Phương của Bùi Hiển, Ngọn Tầm Vông của Đoàn Giỏi, Phía Trước Là Mặt Trận của Hữu Mai, Trước Giờ Nổ Súng của Phan Tứ, Cửa Ngõ Mặt Trận của Triệu Bôn, Hai Ông Già Ở Đồng Tháp Mười của Nguyễn Khải... như một thứ vàng mã.

Hàng mã, vì thứ tiểu thuyết ấy không thật, chúng được viết ra theo tiêu chí phục vụ tập thể, trong khung thép của Tuyên giáo. Một thời kỳ dài Hội say sưa tuyên truyền kỳ tích “giải phóng” mà không màng đến việc dân chúng tẩy chay sách quốc doanh. Bao cấp, nên bất cần đọc giả.

 

Đến Glasnost, Nguyên Ngọc hiểu rõ vì sao Thiên Sứ của Phạm Thị Hoài, Những Ngọn Gió Hua-Tát của Nguyễn Huy Thiệp, Nỗi Buồn Chiến Tranh của Bảo Ninh, Ác Mộng của Ngô Ngọc Bội, Những Mảnh Đời Đen Trắng của Nguyễn Quang Lập, Đi Về Nơi Hoang Dã của Nhật Tuấn... được đón nhận. Báo Văn Nghệ được giành giật như thịt nạc, của một dân tộc thiếu chất đạm. Vì văn chương thật  phải mang da thịt của con người, bằng suy nghĩ thật của nhà văn. Không thể vĩnh viễn làm một nền văn chương minh họa cho những khẩu lệnh của Tuyên giáo. Nhưng Nguyên Ngọc không trụ được lâu và các nhà văn bị trói giật cánh khủyu trở lại, đến khi thả ra, tâm trí đã rã rời. Không ai còn đọc báo Văn nghệ nữa, Văn học Đổi Mới đắp bằng thịt nạc đã ôi.

 

Nhiều thập niên sau, tuy muộn màng, nhiều nhà văn ý thức không thể tiếp tục với Hội. Vì Hội đồng nghĩa hạn chế, kiểm soát và chỉ đạo; những “tiêu cực” mà Phan Khôi đã thẳng thừng phê phán trong “Phê bình Lãnh đạo Văn nghệ” thời Nhân văn Giai phẩm. Nhìn vào đường hướng công bố của Văn đoàn Độc lập, “muốn xây dựng một nền văn học Việt Nam đích thực, tự do, nhân bản", chỉ có thể hiểu: Hội Nhà văn Chiến thắng thiếu tự do, không đủ nhân bản và rao truyền văn chương giả. Lý do ra đời, chính đáng.

 

Văn học Pháp cho nhiều tấm gương. Một George Sand khi đau ốm được Pháp hoàng triệu vời vào cung, ban thưởng cho sự nghiệp trước tác đồ sộ, đã thẳng thừng từ chối. Thông điệp của Sand cho những người viết tiểu thuyết mai hậu vô cùng rõ: Không chung chạ với quyền lực. Một Michel Tournier định nghĩa chức năng của nhà văn là “nhóm lên những lò lửa của suy nghĩ, phản đối, đặt lại câu hỏi về sự ngự trị mặc nhiên của quyền lực." Một Camus, trong diễn từ Nobel 1957, xác quyết “Sự cao quý của nghề văn luôn bắt rễ trong hai dấn thân khó khăn: Khước từ gian dối với chính bản thân và kháng cự lại sự đàn áp.” Một Montesquieu kêu gọi bảo vệ những giá trị của tự do, sự thật và danh dự... Bên cạnh, tấm gương Phan Khôi và Nhất Linh vẫn sáng.

 

Nguyễn Hữu Thỉnh, bút hiệu Vũ Hữu, tên ông không sáng. Vì ông không có văn tài, cũng chưa là một tiếng thơ thời đại, ông lừng danh vì làm quan thâm niên kế thừa tận tụy di sản của Tố hữu. Bằng khai trừ các thành viên của Văn đoàn Độc lập, ông vô tình cấp khai sinh chính thức cho một văn đoàn còn bán chính thức. Giống “vượt biên đăng ký” hai năm 78-79, công an thu vàng nhưng vẫn là phản quốc và phải ra khơi thầm lặng. Nay, Văn đoàn Độc lập đã có một nhãn hiệu cầu chứng “Không Cung đình”, “Không Nửa Vời”, “Không hội viên”, do chính tay ông cấp. Công lao này, là “thi công” của Hữu Thỉnh.

 

Với Nguyên Ngọc và Văn đoàn Độc lập, vấn đề còn nguyên. Làm gì với tự do đã giành lại sau khai trừ rồi ly khai? Làm gì với mục đích độc lập tách rời ra khỏi Hội? Ra khơi, lên đường, hay lo ngại “phạm pháp” sẽ khiến nhòa nhòa trong vận hành của hệ thống? Tháng 5-1954, hai chữ “Độc lập” thét vang trong lồng ngực của năm mươi ngàn binh sĩ chiến thắng trận Điên Biên, để cuối cùng là một nền độc lập hà khắc trong toàn trị. Tháng 5-2015, “vì một nền văn học Việt Nam tự do, nhân bản” in đậm trên trang web của Văn đoàn Độc lập. Công chúng trông chờ câu trả lời. 

 

 

Trần Vũ

13 tháng 5-2015

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
03 Tháng Tám 201910:10 CH(Xem: 16605)
Khi cuộc đấu tranh giành quyền con người đang xảy ra tại Hồng Kông, khi những tinh hoa của phong trào dân chủ ở xứ sở này đang làm cả thế giới ngưỡng phục, khi hầu hết người VN cũng đang hướng về cuộc đấu trí ngoạn mục của người dân Hồng Kông với tất cả lòng ngưỡng mộ, tôi muốn nhắc với chúng ta về một người con gái của đất nước mình. Ngày hôm nay, ở Trà Vinh có một mái nhà nho nhỏ đang ấm lên vì được đón cô trở về.
16 Tháng Bảy 201911:23 CH(Xem: 18477)
Lần đầu được đọc tập ký hoàn chỉnh của nhà báo Đinh Quang Anh Thái, một tác giả người Việt hải ngoại, tự nhiên trong đầu tôi nảy ra sự so sánh với hàng ngàn vạn bài ký “mậu dịch” của hơn tám trăm tờ báo dưới sự chăn dắt của Ban Tuyên giáo Trung ương. Hóa ra, đó toàn là những sản phẩm đồng phục được chế tác bởi những tác giả, qua sự đào luyện của hệ thống trường ốc, trong đó, cá tính đã được mài nhẵn, tư tưởng được kiểm soát chặt chẽ, mọi phản biện xã hội đều bị giới hạn trong phạm vi cho phép, vì thế, cái gọi là ký ấy chỉ là những văn bản véo von ca ngợi, tự sướng của những cây bút thủ dâm chính trị, tự huyễn hoặc mình. Loại báo chí ấy chẳng những không có lợi, mà trái lại, rất có hại, bởi nó thực chất là dối trá, lừa phỉnh nhân quần.
12 Tháng Sáu 20196:05 CH(Xem: 19646)
Bài thơ chữ Hán Điệp tử thư trung (Con bướm chết trong sách) được xếp ở sát cuối phần Làm quan ở Bắc hà (1802-1804), trong Thanh Hiên thi tập.(1) Có thể nói đây là một trong những bài thơ hay nhất, và kỳ lạ bậc nhất của Tố Như, khi ông chưa tới tuổi “tam thập nhi lập.” Hay và kỳ lạ, song xưa nay nó mới chỉ được điểm qua, chưa hề được phân tích bình giải một cách thấu đáo. (Trong khi, bài Độc Tiểu Thanh ký xếp liền sau đó lại được khai thác khá kỹ trong hàng chục bài viết - ở các bậc phổ thông, đại học và nhiều diễn đàn văn chương). Có lẽ, bởi tính chất kỳ lạ và trừu tượng đến khó hiểu của nó?
15 Tháng Năm 20195:35 CH(Xem: 23323)
Trên vạn dặm Trung Hoa, trong số những di tích lịch sử tôi có dịp được tham quan, có lẽ đền thờ Nhạc Phi nằm ở chân núi Thê Hà cạnh Tây Hồ, Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang là di tích để lại cho tôi nhiều ấn tượng khó quên hơn cả. Đặc điểm nổi bật nhất trong kiến trúc của khu đền là giữa không gian rộng rãi, có khu mộ Nhạc Phi cùng con trai Nhạc Vân, đối diện là bốn bức tượng sắt quỳ nhốt trong cũi sắt, đã tạo nên nét đặc sắc chưa từng thấy trong các di tích lịch sử ở Trung Quốc cũng như trên thế giới… Hơn hai trăm năm trước, đại thi hào Nguyễn Du đã tới nơi này, để lại 5 bài thơ chữ Hán vịnh sử bất hủ về Nhạc Phi và những kẻ thủ ác hãm hại người anh hùng của đất nước Trung Hoa cổ đại.
14 Tháng Năm 20199:20 CH(Xem: 20297)
Bài thơ: “Cúng Dường” của thiền sư, thi sĩ Tuệ Sĩ đã được nhiều giảng sư, luận sư, triết gia chuyển dịch, tất cả đều dịch rất sát, rất hay, nhưng trên ý nghĩa của mặt chữ, đã khiến dư luận cảm thương, tội nghiệp khi đọc thi phẩm này, mà theo tôi, sự giải thích sát nghĩa như vậy đã ngược lại hoàn toàn tính hùng vĩ và đại bi tâm của nhân cách tác giả và thi phẩm.
13 Tháng Năm 20198:54 CH(Xem: 18768)
Cù Huy Cận sinh ngày 31 tháng 5 năm 1919 tại xã Ân Phú, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, trong một gia đình trung nông lớp dưới. Bố Huy Cận đậu tam trường làm hương sư ở Thanh Hoá, sau về quê dạy chữ Hán và làm ruộng. Mẹ Huy Cận là cô gái dệt lụa làng Hạ nổi tiếng ở xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ.
24 Tháng Tư 201911:02 CH(Xem: 19754)
Nhà báo Pháp Paul Dreyfus là một trong 25 nhà báo Pháp có mặt tại Sài Gòn vào giờ phút cuối cùng của tháng Tư năm 1975. Trong cuốn sách của mình với tựa đề "và Sài Gòn sụp đổ" (Et Saigon tomba - Collection Témoignages 1975), tác giả đánh giá sự kiện Sài Gòn thất thủ là sự kiện 'quan trọng nhất' với hệ thống cộng sản châu Á sau cuộc tiến vào Bắc Kinh năm 1949 của Mao. Ông thuật lại những cảm nhận cá nhân qua những lần tiếp xúc với đại tướng Dương văn Minh, tổng thống cuối cùng của miền Nam, theo giới thiệu sau qua lời dịch của nhà báo Phạm Cao Phong từ Paris: Theo Paul Dreyfus, tướng Minh là "một người minh mẫn và nắm vững tình hình". Những tâm sự của tướng Minh thời điểm đó mang lại một cách đánh giá đa chiều về nhân vật gây nhiều tranh cãi.
17 Tháng Tư 20197:44 CH(Xem: 19377)
Tám bài thơ viết về Khuất Nguyên hoặc có liên quan tới Khuất Nguyên mà chúng tôi đã/ sẽ khảo sát đều được đại thi hào Nguyễn Du viết khi chu du trên sóng nước Tiêu Tương, vùng Hồ Nam - nơi nổi tiếng với “Tiêu Tương bát cảnh” từng thu hút cảm hứng vô hạn của bao thế hệ văn nhân, nghệ sĩ Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam…
08 Tháng Tư 20199:47 CH(Xem: 18316)
Khoảng thời gian ba thế kỉ XVII-XVIII-XIX là thời thịnh của thể loại truyện nôm. Các nhà văn thời này đều có chấp bút và đã lưu lại nhiều tác phẩm văn chương lôi cuốn nhiều thế hệ người đọc. Truyện Phan Trần là một truyện nôm ra đời trong thời kì này, cụ thể là khoảng cuối thế kỉ XVIII, trễ lắm là đầu thế kỉ XIX.
02 Tháng Tư 201910:27 CH(Xem: 20832)
Cũng như hai bài thơ Tương Đàm điếu Tam Lư đại phu đã khảo sát ở phần I, trong các bài thơ còn lại về chủ đề này, Nguyễn Du vẫn say mê trò chuyện, luận bàn, thậm chí tranh cãi với Hồn oan nước Sở từ hơn hai ngàn năm, như hồn đang hiển hiện quanh quất bên mình, trên dòng sông lịch sử tựa một nấm mồ lớn đang vùi lấp thân xác của một con người tri âm tri kỷ đặc biệt đối với ông.