- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

LÀM GÌ VỚI TỰ DO GIÀNH LẠI ?

13 Tháng Năm 20155:54 CH(Xem: 30256)

 
TranVu 1


Sau thất trận, dân chúng trong Nam đột ngột khám phá những công cụ kiểm soát của một chính quyền độc tài: hộ khẩu, công an khu vực, công an phường, Viện Kiểm sát Nhân dân và Hội Nhà văn Chiến thắng... Gọi Hội Nhà văn Chiến thắng vì là một thực tế, vì những nhà văn phía bại trận bị vây bắt tập trung. Trước 75 miền Nam là đất của nhật trình, nguyệt san và tiểu thuyết. Các quầy sách rộ hoa, các hiệu sách và nhà sách cho thuê truyện phát đạt. Chưa thời kỳ nào dân Nam ham đọc sách như vậy. Không duy nhất khai trí tiến đức, tường lãm, mà còn là một say mê văn chương. Sau “truy quét”, là cảnh tượng một bãi tha ma tiêu điều. Trên bia mộ của nền văn học vừa bị chôn, xuất hiện những Chiến Đấu Trên Mặt Đường của Xuân Thiều, Những Tiếng Hát Hậu Phương của Bùi Hiển, Ngọn Tầm Vông của Đoàn Giỏi, Phía Trước Là Mặt Trận của Hữu Mai, Trước Giờ Nổ Súng của Phan Tứ, Cửa Ngõ Mặt Trận của Triệu Bôn, Hai Ông Già Ở Đồng Tháp Mười của Nguyễn Khải... như một thứ vàng mã.

Hàng mã, vì thứ tiểu thuyết ấy không thật, chúng được viết ra theo tiêu chí phục vụ tập thể, trong khung thép của Tuyên giáo. Một thời kỳ dài Hội say sưa tuyên truyền kỳ tích “giải phóng” mà không màng đến việc dân chúng tẩy chay sách quốc doanh. Bao cấp, nên bất cần đọc giả.

 

Đến Glasnost, Nguyên Ngọc hiểu rõ vì sao Thiên Sứ của Phạm Thị Hoài, Những Ngọn Gió Hua-Tát của Nguyễn Huy Thiệp, Nỗi Buồn Chiến Tranh của Bảo Ninh, Ác Mộng của Ngô Ngọc Bội, Những Mảnh Đời Đen Trắng của Nguyễn Quang Lập, Đi Về Nơi Hoang Dã của Nhật Tuấn... được đón nhận. Báo Văn Nghệ được giành giật như thịt nạc, của một dân tộc thiếu chất đạm. Vì văn chương thật  phải mang da thịt của con người, bằng suy nghĩ thật của nhà văn. Không thể vĩnh viễn làm một nền văn chương minh họa cho những khẩu lệnh của Tuyên giáo. Nhưng Nguyên Ngọc không trụ được lâu và các nhà văn bị trói giật cánh khủyu trở lại, đến khi thả ra, tâm trí đã rã rời. Không ai còn đọc báo Văn nghệ nữa, Văn học Đổi Mới đắp bằng thịt nạc đã ôi.

 

Nhiều thập niên sau, tuy muộn màng, nhiều nhà văn ý thức không thể tiếp tục với Hội. Vì Hội đồng nghĩa hạn chế, kiểm soát và chỉ đạo; những “tiêu cực” mà Phan Khôi đã thẳng thừng phê phán trong “Phê bình Lãnh đạo Văn nghệ” thời Nhân văn Giai phẩm. Nhìn vào đường hướng công bố của Văn đoàn Độc lập, “muốn xây dựng một nền văn học Việt Nam đích thực, tự do, nhân bản", chỉ có thể hiểu: Hội Nhà văn Chiến thắng thiếu tự do, không đủ nhân bản và rao truyền văn chương giả. Lý do ra đời, chính đáng.

 

Văn học Pháp cho nhiều tấm gương. Một George Sand khi đau ốm được Pháp hoàng triệu vời vào cung, ban thưởng cho sự nghiệp trước tác đồ sộ, đã thẳng thừng từ chối. Thông điệp của Sand cho những người viết tiểu thuyết mai hậu vô cùng rõ: Không chung chạ với quyền lực. Một Michel Tournier định nghĩa chức năng của nhà văn là “nhóm lên những lò lửa của suy nghĩ, phản đối, đặt lại câu hỏi về sự ngự trị mặc nhiên của quyền lực." Một Camus, trong diễn từ Nobel 1957, xác quyết “Sự cao quý của nghề văn luôn bắt rễ trong hai dấn thân khó khăn: Khước từ gian dối với chính bản thân và kháng cự lại sự đàn áp.” Một Montesquieu kêu gọi bảo vệ những giá trị của tự do, sự thật và danh dự... Bên cạnh, tấm gương Phan Khôi và Nhất Linh vẫn sáng.

 

Nguyễn Hữu Thỉnh, bút hiệu Vũ Hữu, tên ông không sáng. Vì ông không có văn tài, cũng chưa là một tiếng thơ thời đại, ông lừng danh vì làm quan thâm niên kế thừa tận tụy di sản của Tố hữu. Bằng khai trừ các thành viên của Văn đoàn Độc lập, ông vô tình cấp khai sinh chính thức cho một văn đoàn còn bán chính thức. Giống “vượt biên đăng ký” hai năm 78-79, công an thu vàng nhưng vẫn là phản quốc và phải ra khơi thầm lặng. Nay, Văn đoàn Độc lập đã có một nhãn hiệu cầu chứng “Không Cung đình”, “Không Nửa Vời”, “Không hội viên”, do chính tay ông cấp. Công lao này, là “thi công” của Hữu Thỉnh.

 

Với Nguyên Ngọc và Văn đoàn Độc lập, vấn đề còn nguyên. Làm gì với tự do đã giành lại sau khai trừ rồi ly khai? Làm gì với mục đích độc lập tách rời ra khỏi Hội? Ra khơi, lên đường, hay lo ngại “phạm pháp” sẽ khiến nhòa nhòa trong vận hành của hệ thống? Tháng 5-1954, hai chữ “Độc lập” thét vang trong lồng ngực của năm mươi ngàn binh sĩ chiến thắng trận Điên Biên, để cuối cùng là một nền độc lập hà khắc trong toàn trị. Tháng 5-2015, “vì một nền văn học Việt Nam tự do, nhân bản” in đậm trên trang web của Văn đoàn Độc lập. Công chúng trông chờ câu trả lời. 

 

 

Trần Vũ

13 tháng 5-2015

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Chín 201112:00 SA(Xem: 96243)
C ái Tôi nội cảm cộng hưởng với cảnh đời riêng, tâm thế sáng tạo riêng đã hình thành kiểu tư duy kỳ lạ của thơ Loạn. Thơ Loạn ra đời dựa trên sự thăng hoa nghệ thuật của những nỗi đau, sự bung phá những giới hạn, sự phân ly và hòa hợp những đối cực, sự hợp lưu của nghệ thuật, tôn giáo và cuộc đời. Thế giới nghệ thuật trường thơ Loạn là ánh xạ đầy biến ảo của những cái Tôi trữ tình đau thương và khát vọng.
09 Tháng Chín 201112:00 SA(Xem: 95519)
K hi ta nói chuyện một con sông, thì chủ yếu là nói đến một khúc sông, như khúc sông Hương chảy qua thành phố Huế. Nói về một tác giả cũng vậy, thường ưu đãi ấn tượng về một tác phẩm nào đó. Với một sự nghiệp văn học đã trải qua nhiều ghềnh nhiều thác như của Thảo Trường, đánh giá toàn bộ là một việc khó.
20 Tháng Bảy 201112:00 SA(Xem: 88091)
N ói chung, người ta nghĩ đến giải nobel văn học cho Trần Dần. Tuy nhiên, Trần Dần còn có thể được xét tặng một giải nobel nữa: nobel hòa bình, nobel chính trị. Bài viết này đề xuất vấn đề đó.
17 Tháng Bảy 201112:00 SA(Xem: 96737)
S au năm 75, cũng như bao nhiêu nhà văn khác, Hạc Thành Hoa bị rơi vào vùng hẫng hụt của những nghị quyết, bo bo, sắn mì… Cả bối cảnh xã hội và hoàn cảnh cá nhân đã đặt ông vào tình cảnh trì trệ, đầu óc khô cứng. Dẫu vậy ông vẫn cầm bút và tiếp tục viết, để cuối cùng cũng cho ra mắt độc giả 2 tập Phía Sau Một Vầng Trăng và Khói Tóc. Song thú thật, khi đọc tôi có cảm giác như thơ ông đã sắp ngừng hơi thở những cơn mộng mị đẹp, đối mặt với thực tế có phần khắc nghiệt hơn nhiều, bởi hoàn cảnh xã hội đã chọn chúng ta chứ chúng ta không có quyền chọn lựa gì cả. Cái quyền thiêng liêng bất khả kia giống như ngọn đèn cạn dầu, leo lét.
02 Tháng Sáu 201112:00 SA(Xem: 91245)
"... B iểu hiện rực rỡ nhất của hoài niệm, là hoài niệm quê nhà, mà thực chất, cũng nằm trong chuỗi đơn cảm giác có tính cá nhân. Nên dễ nhận ra, chuỗi cảm giác đầu tiên là hướng về mô tả cảnh trí, phong vị tập quán, với một vóc dáng thi pháp ca dao đậm đà cảm hứng cội nguồn, đôi khi mang máng giọng điệu Tự Lực văn đoàn, đẹp, lãng mạn mà bùi ngùi.."
26 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 112865)
S inh viên Việt Nam tốt nghiệp ở các trường giỏi trong nước khi ra nước ngoài tiếp tục học ở các trường cấp trên thường đạt thành công không mấy khó khăn. Thế nhưng, khi nhìn vào chương trình giáo dục của Việt Nam hiện nay và theo dõi báo động của các nhà giáo dục trong nước, khó thể phủ nhận một thực tế là giáo dục tại Việt nam đang có vấn đề, ở mức độ khủng hoảng. Khủng hoảng hiện diện trong rất nhiều lãnh vực khác nhau của giáo dục.
15 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 93466)
T rường thơ Loạn manh nha từ nhóm thơ Bình Định với những tên tuổi như Hàn Mặc Tử, Quách Tấn, Yến Lan, Chế Lan Viên. Đến năm 1936, nhận thấy tính khuynh hướng nổi trội trong sáng tác của từng người, Hàn Mặc Tử đã chủ trương thành lập trường thơ Loạn cùng với Yến Lan, Bích Khê và Chế Lan Viên. Từ đó mà trường thơ Loạn thực hiện cuộc hành trình đi từ âm vang Đường thi đến thung lũng đau thương , tràn bờ sang cả những bóng ma Hời trên tháp Chàm u uẩn, rồi chọn cho mình điểm dừng ở cuộc duy tân của Bích Khê.
12 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 94334)
LTS : Lần đầu cộng tác cùng Hợp Lưu, Hoàng Thuỵ Anh hiện sống và làm việc tại thành phố Đồng Hới. Chúng tôi trân trọng giới thiệu những bài viết của tác giả Hoàng Thuỵ Anh đến với quí văn hữu và bạn đọc của Hợp Lưu. TCHL
06 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 108643)
T rong thế giới " không có vua ", cha con, anh em gầm gừ, chửi bới, cạnh khóe, cấu xé nhau, không tiếc lời nanh độc giành cho nhau; em "sòng phẳng" trả "tiền công" cắt tóc cho anh trai; cha chồng nhìn trộm con dâu tắm, em chồng ngang nhiên sàm sỡ, đòi ngủ với chị dâu; con giơ tay biểu quyết để cha chết...
28 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 81590)
...C ó người cho rằng Hàn Mặc Tử chịu ảnh hưởng lớn chủ nghĩa siêu thực của Baudelaire.[20] Ông đã thụ lĩnh từ tác giả “Hoa ác” một cảm quan ma quái để đi vào thế giới đau thương, rồi cứ bị thôi miên bởi vẻ đẹp kỳ lạ, kinh dị.[13] Tuy nhiên, theo tôi chúng ta cần lý giải theo chiều hướng khác, dưới góc nhìn của văn học so sánh. Đây chính là hiện tượng tương đồng khi có cùng hoàn cảnh sáng tác trong sáng tạo nghệ thuật...