- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

CUNG TÍCH BIỀN VÀ XỨ ĐỘNG VẬT MÀU HUYẾT DỤ

31 Tháng Năm 201412:00 SA(Xem: 40039)


cungtichbien-lethanhthu-content

 Cung Tích Biền -ký họa Lê Thánh Thư (SG 12-2010)


Trong một lần trao đổi, bạn tôi hỏi đã đọc “Animal Farm” của George Orwell chưa? Tựa đề tập truyện ngay tức khắc làm tôi liên tưởng đến nhà văn Cung Tích Biền với những câu chuyện huyền ảo về Xứ động vật của ông.

Với Cung Tích Biền “
Văn chương có thể huyền ảo, nhưng trách nhiệm của Nhà văn không thể là một hư ảo” và ông đã sống như vậy.


Cung Tích Biền là nhà văn Miền Nam độc lập, ông thú nhận, sau năm 1975 “Tôi tự cô lập bằng cách sống ẩn mình,…đoạn tuyệt với những mối quan hệ không cần thiết, trong hòa đồng xã hội…giữ vị thế cô đơn để trọn vẹn cuộc Hành nghiệp”. Sau thời hậu chiến, ông lặng lẽ chiêm nghiệm, miệt mài sáng tác và hơn 30 năm sau, tự mình xuất bản chỉ để lưu lại cho đời Bộ Tổng Tập Văn chương gồm trên 10 quyển, non 7.000 trang sách.



Tôi gặp ông cũng thật bất ngờ, buổi chiều hôm ấy thật đông bạn bè.
Đặng Hiền về thăm, có Lê Thánh Thư, Thận Nhiên, Lý Đợi, Inrasara, Đami… Đặng Hiền phone mời ông đến, tôi không thể nghĩ người đàn ông tóc bạc phơ, với khuôn mặt tươi trẻ, nụ cười rạng rỡ toát lên vẻ yêu đời, bên cạnh một cô gái cháy bỏng lại là ông. Một nhà văn ít xuất hiện trước đám đông, giọng văn cay độc, với cách nhìn đời lão luyện quá thâm sâu, tôi nghĩ phải là một nhà hiền triết, không thể là một “Lão ngoan đồng” như vậy. Nhưng tôi đã sai. Đúng là VănNgười hoàn toàn tách biệt. Sau này, Trần Vũ kể ông thích khiêu vũ và nhảy rất điệu nghệ. Có lần Vũ và ông đi hộp đêm, Cung Tích Biền thuê cave quay valse và tango điêu luyện.

 

Sau vài ly rượu, Lê Thánh Thư cao hứng ký họa ngay trên bàn rượu hình ảnh của Cung Tích Biền, Thận Nhiên và tôi…Đặng Hiền đòi giữ bản quyền cho HL khi có bài in. Không biết bây giờ có còn không? Nhìn là vậy, nhưng ông chỉ mỉm cười ngồi nghe mấy kẻ hậu sinh tranh nhau luận bàn, tôi ngồi im nhìn ông. Và tò mò nhìn cô gái cùng đi rất điệu nghệ chăm sóc ông chu đáo. Ông nói sẽ gửi cho tôi các tập sách đang in và đã giữ lời hứa. Một năm sau, tôi nhận được 5 tập sách ông gửi. Tập hợp hầu hết những trước tác của đời ông. Sách in đẹp, với lời đề từ trang trọng. Ông tự in ấn, với phần ghi chú rỏ ràng, khẳng định quyền xuất bản của nhà văn không cần ai kiểm duyệt. “NXB Một mình. Có mục đích bảo lưu tác phẩm và tác quyền của tác giả. Việc phổ biến có giới hạn, không lệ thuộc vào bất cứ điều luật nào hạn chế việc Tự do phổ biến Tác phẩm”.

Lời đề từ đặc biệt “ngạo đời” như tính cách của ông.


Trong một lần phỏng vấn, nhà văn Cung Tích Biền đã nói:

Tác phẩm, mới là cái Có-Mặt. Mới là thường -trực- trả- lời. Một thường- trực- trả- lời, trong hoàn cảnh Việt Nam hôm nay, phải là
một trung- thực- chịu- nạn
”.


Trước năm 1975, tôi chỉ là một cô bé, truyện của ông quá tầm tay với, tôi chỉ mới đọc những truyện dành cho thiếu nhi của Duyên Anh, Nhật Tiến, nhiều lắm là Văn chương Tự lực Văn đoàn, còn văn chương của ông với tôi là một xa lạ…Sau năm 1975, càng xa vời vì tôi chưa từng nghe nhắc trong trường học, hay được bày bán ở các hiệu sách. Văn chương Miền Nam tuyệt nhiên vắng bóng. Tủ sách bé con của tôi không có chổ cho ông. Lần đầu tiên tôi đọc ông là truyện Bạch Hóa
đăng trên Hợp lưu năm 2005, nó bày ra thảm cảnh kinh hoàng của chiến sự Việt Nam trong lòng đất nước, giọng văn ráo hoảnh, khô khốc, lạnh băng.


Tôi thực sự lạc vào mê cung khi đọc những truyện ngắn của ông khi nhận được sách ông gửi tặng.

Lâu lắm rồi, mới có những câu truyện hút hồn tôi bắt tôi đọc không ngơi nghỉ hằng đêm như vậy. Với ngôn từ ma lực, không gian hư ảo tôi lang thang đi từ Dị Mộng, Qua Sông, Thằng bắt quỷ, Ngoại ô Dĩ an và linh hồn tôi, Đêm hoang tưởng, Thừa Dư, Mùi của gió mùa, Một phần khí hậu, Xứ động vật mưa hồng, Xứ động vật vào ngôi, Xứ động vật màu huyết dụ…tôi rợn mình khi lạc vào thế giới đầy ma quái, huyễn ảo trong khu vườn âm u, sương khói của ông.


Ngọn lửa hồng cha con Trần Liêu đốt trong đêm đen kỳ bí, hiểm nguy rình rập để đi tìm vùng đất mới trong “Qua sông” :

 “Ngọn lửa kia đã tàn trong thiên thu. Con cháu Người-Đốt-Lửa hãy còn. Lửa ấy không chỉ là một thứ ánh sáng vô cảm, trong một xã hội máy móc, lạnh lùng. Lửa ấy cũng không siêu nhiên xa lạ, cũng không nằm chết trong ý nghĩ hạn hẹp hiện thực của lửa. Nó có thể đã biến thành một dạng ánh sáng khác: đậm đà như ca dao, rực rỡ như lời ca hạnh phúc, hay ngậm ngùi như tiếng hát gọi nát lòng của những thân phận hẩm hiu của Mẹ, của Giao Châu.

Ngọn lửa thiên thu kia đã có một linh hồn và một tác động vĩnh cửu.
Chúng ta ghi nhớ lại, cũng có nghĩa là sẽ đốt lên.

Và, chúng ta chẳng hề quên câu nói tiềm vọng của Liêu: “Chúng ta sẽ bắt đầu làm lại tất cả. Dẫu rằng trong bóng tối mịt mùng, nhưng trên quê nhà, hôm nay chúng ta đốt một ngọn lửa hồng”.

Liệu ngọn lửa hồng mà cha con Trần Liêu ngày xưa đốt lên hôm nay đã đẩy lùi được bóng tối?

Truyện của ông thường là những Bóng, Xác, Máu, Xương…những huyễn ảo kỳ bí đưa người vào những mê cung sâu thẳm.

Hãy xem cuộc đối thoại giữa nhà văn với nhân vật “Cô mơ bay”:

“Mơ Bay nói. Mơ Bay tâm sự. Tiếng cô nói hình như không đi từ miệng cô tới lỗ tai người nghe trước mặt. Nó lang thang, vòng vo. Như ai nói ở xa kia trong trà trộn đủ thứ tạp âm đời, quanh đây.

Tâm sự của cô, như âm vang đi tới từ cái ghế đá, hốc cây, từ viên gạch lót đường. Như đất đai đau, đành cất tiếng. Đôi mắt Mơ Bay là khá hoang mị. Chừng như cả tinh lực kia đang chìm trong cái ý tưởng rất hư hoang mà cô diễn bày:

Em là thiên thần sờ nắm được giấc mơ. Phải dựng mộng dậy. Gắn xương cốt cho mộng. Mỗi cơn mộng phải là một Có Thực. Như cây trên đồi. Như vật thể hiện ra quanh đây. Mộng phải thấm được nước. Bốc cháy khi gặp lửa. Ta nói thì mộng phải biết nghe. Ta thổ lộ niềm mong ước, mộng phải OK. Anh ạ, ‘Nó,’ cái vô hình hiện ra đó. Giấc mơ, ‘Nó’ đang bước tới. ‘Nó’ chào và bắt tay em.”

Tôi nói:

“Bắt tay được với một Cái-Trống-Rỗng, thì phải đáng rùng mình.”

Mơ cười:

Chính giấc mơ nó sử dụng em. Cũng như anh, anh nhà văn ạ, anh bị huyền hư sử dụng. Rồi anh sẽ vẽ lại giấc mơ của em qua những giọt màu có thật.”

Một ngày cận Tết, những mầm hoa đang ủ hương trong búp. Chờ vỡ òa trong nắng đầu xuân. Mơ Bay nói: “Khi những nụ mai tàn, em bay.”


Sao là tàn một mùa nở rộ, em mới bay?

***

Có một người đàn ông bước chậm rãi lên thang lầu. Bước vào phòng ngủ. Đã quen cái cách của Mơ Bay, ông không bật đèn. Qua ánh sáng đèn đường rọi vào ông thấy một sự bày biện khá lạ lùng. Mền gối chăn mùng giày dép, áo quần đồ trang điểm của Mơ Bay được thu gom vào cái bao tải bự. Ngoài, có hàng chữ: “Đồ ve chai.”

Có một là thư dằn trên mặt bàn:

“Anh ạ, em Ra-Khỏi rồi. Hồn ra khỏi. Xác em là ve chai trong bao tải.
“ Hồi đầu em trèo lên ngọn cây sọ khỉ, nhưng cành lá nhiều quá không cất cánh được. Em lên nóc một cao ốc, nhìn thành phố bên dưới như một bãi tha ma trắng, những nhà cao tầng là những ngôi mộ lớn, em lại thôi, cất cách nơi này chẳng thơ mộng chút nào.

“Em lên cao nguyên. Bên vực thẳm giữa hai hẻm núi, em bay. Anh yên chí, em không hề rơi xuống vực sâu. Chính đôi mắt ta nhìn hẻm núi thăm thẳm bên dưới. Sợ hãi kia, thay vì đầu hàng rơi xuống, sẽ giúp em mạnh mẽ bay lên cao.

“Anh sẽ thấy trong trời mùa Xuân này một con chim lạ. Em đấy. Khi một con chim biến ra một con người là số phận không may. Con người biến được thành con chim mới là hạnh phúc, là ân sủng của Tự do.

Hôn anh.

Em của anh

Mơ Bay”

III

Giấc mơ bị bể sọ não.

Một cái vô hình bị thương tích.

Một cái vô hình đang được chỉnh sửa.

Rất mong manh hồi sinh.”

Truyện của Cung Tích Biền là vậy, rất kén người đọc, nhiều khi sẽ rất khó hiểu và không hợp “gout” với loại bạn đọc chỉ muốn tìm những truyện tình lãng mạn để tiêu khiển thời gian.

Truyện của ông luôn làm người đọc hoang mang, dằn vặt, thao thức và sốt. Hiểu về truyện của ông ư, nói thật đến bây giờ tôi cũng mơ hồ. Tôi đi lạc vào ma trận của ông mà chưa tìm được lối ra.

 
Thứ lỗi cho tôi, tôi vẫn còn nợ ông bài viết.

Cung Tích Biền là tác giả Miền Nam tôi chưa với tới. Hãy cho tôi thêm thời gian.

 

BAN MAI

5.2014
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
13 Tháng Năm 20198:54 CH(Xem: 19364)
Cù Huy Cận sinh ngày 31 tháng 5 năm 1919 tại xã Ân Phú, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, trong một gia đình trung nông lớp dưới. Bố Huy Cận đậu tam trường làm hương sư ở Thanh Hoá, sau về quê dạy chữ Hán và làm ruộng. Mẹ Huy Cận là cô gái dệt lụa làng Hạ nổi tiếng ở xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ.
24 Tháng Tư 201911:02 CH(Xem: 20321)
Nhà báo Pháp Paul Dreyfus là một trong 25 nhà báo Pháp có mặt tại Sài Gòn vào giờ phút cuối cùng của tháng Tư năm 1975. Trong cuốn sách của mình với tựa đề "và Sài Gòn sụp đổ" (Et Saigon tomba - Collection Témoignages 1975), tác giả đánh giá sự kiện Sài Gòn thất thủ là sự kiện 'quan trọng nhất' với hệ thống cộng sản châu Á sau cuộc tiến vào Bắc Kinh năm 1949 của Mao. Ông thuật lại những cảm nhận cá nhân qua những lần tiếp xúc với đại tướng Dương văn Minh, tổng thống cuối cùng của miền Nam, theo giới thiệu sau qua lời dịch của nhà báo Phạm Cao Phong từ Paris: Theo Paul Dreyfus, tướng Minh là "một người minh mẫn và nắm vững tình hình". Những tâm sự của tướng Minh thời điểm đó mang lại một cách đánh giá đa chiều về nhân vật gây nhiều tranh cãi.
17 Tháng Tư 20197:44 CH(Xem: 19962)
Tám bài thơ viết về Khuất Nguyên hoặc có liên quan tới Khuất Nguyên mà chúng tôi đã/ sẽ khảo sát đều được đại thi hào Nguyễn Du viết khi chu du trên sóng nước Tiêu Tương, vùng Hồ Nam - nơi nổi tiếng với “Tiêu Tương bát cảnh” từng thu hút cảm hứng vô hạn của bao thế hệ văn nhân, nghệ sĩ Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam…
08 Tháng Tư 20199:47 CH(Xem: 18869)
Khoảng thời gian ba thế kỉ XVII-XVIII-XIX là thời thịnh của thể loại truyện nôm. Các nhà văn thời này đều có chấp bút và đã lưu lại nhiều tác phẩm văn chương lôi cuốn nhiều thế hệ người đọc. Truyện Phan Trần là một truyện nôm ra đời trong thời kì này, cụ thể là khoảng cuối thế kỉ XVIII, trễ lắm là đầu thế kỉ XIX.
02 Tháng Tư 201910:27 CH(Xem: 21458)
Cũng như hai bài thơ Tương Đàm điếu Tam Lư đại phu đã khảo sát ở phần I, trong các bài thơ còn lại về chủ đề này, Nguyễn Du vẫn say mê trò chuyện, luận bàn, thậm chí tranh cãi với Hồn oan nước Sở từ hơn hai ngàn năm, như hồn đang hiển hiện quanh quất bên mình, trên dòng sông lịch sử tựa một nấm mồ lớn đang vùi lấp thân xác của một con người tri âm tri kỷ đặc biệt đối với ông.
09 Tháng Ba 201910:26 CH(Xem: 22663)
Hơn hai trăm năm trước, trong một cuộc “Bắc hành”, đại thi hào Nguyễn Du đã viết tới tám bài thơ chữ Hán về Khuất Nguyên hoặc có liên quan tới Khuất Nguyên. Trong “tòa lâu đài” thơ chữ Hán Nguyễn Du (Mai Quốc Liên), có một mảng thơ rất quan trọng là nói về các danh nhân văn hóa - lịch sử, đặc biệt là về các bậc thầy văn chương Trung Hoa. Tám bài thơ nói trên mà chúng tôi sẽ khảo sát có trữ lượng suy tưởng - cảm xúc cực kỳ phong phú, sâu sắc, cho thấy cả trái tim lớn của đại thi hào nước Việt dành cho một nhà thơ-nhà ái quốc vĩ đại của Trung Hoa cổ xưa, đồng thời thể hiện bút pháp siêu việt của Nguyễn Du trong khả năng khám phá chiều sâu tâm hồn bản thân lẫn đối tượng miêu tả, trong sự sáng tạo về nghệ thuật ngôn từ của một nhà văn-nghệ sĩ Việt Nam kiệt xuất thời Trung đại.
05 Tháng Ba 20198:59 CH(Xem: 22276)
Huế là xứ thơ. Có lẽ do các yếu tố lịch sử, phong cảnh và nếp sống, vùng đất sông Hương núi Ngự là nơi sản sinh ra nhiều nhà thơ – cả nổi tiếng lẫn khét tiếng. Nếu kể hết tên, chắc chắn sẽ thiếu sót. Bài này chỉ viết lơn tơn – không phải với mục đích phê bình văn học hoặc tài liệu giáo khoa gì ráo – về hai tác giả mà cuộc đời và sự nghiệp có những liên hệ oái oăm về thân tộc và chỗ đứng của họ trên văn đàn và trong lòng độc giả.
24 Tháng Giêng 201911:51 CH(Xem: 20567)
Lâu nay, trong tiếng gào khóc của người dân oan khắp ba miền đất nước, hoà trong nước mắt bao giờ cũng có những kể lể, trách mắng, đầy phẫn uất với tiếng “nó”: nó đến kìa; nó rình rập; nó ác lắm;… hay chúng nó tàn nhẫn lắm!
03 Tháng Giêng 201911:15 CH(Xem: 26787)
Chữ Nghiệp mang sắc thái đạo Phật đó được nhiều nhà nghiên cứu văn hóa, văn học phân tích khá kỹ lưỡng, xoay quanh thuyết Thiên mệnh hay Định mệnh, thuyết Nghiệp báo - Nhân quả chủ yếu để nói về thân phận nhân vật nàng Kiều. Nhưng thiết nghĩ, hai câu thơ ấy, đầu tiên phải vận dụng ngay cho chính tác giả của nó. Cái Nghiệp đó, đối với Nguyễn Du, từ thời trai trẻ, đã được ông coi như “án phong lưu” mà ông phải tự nguyện mang tới suốt đời! (Phong vận kỳ oan ngã tự cư)(2). Nghiệp gì vậy? Có điều gì hệ trọng và thống thiết buộc Nguyễn Du phải bật lên lời tự vấn về giá trị sự tồn tại của ông trong cõi đời phù du này khiến nhiều thế hệ người Việt Nam phải xúc động và gắng tìm hiểu nguyên do: Trước khi chết còn lo mãi chuyện nghìn năm (Thiên tuế trường ưu vị tử tiền. Mộ xuân mạn hứng) - Không biết hơn ba trăm năm sau, Thiên hạ ai là người khóc Tố Như? (Bất tri tam bách dư niên hậu/Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như. Độc tiểu thanh ký).
14 Tháng Mười Hai 201810:00 CH(Xem: 27488)
Này nhé, lấy cảm hứng, phỏng theo, hay gì gì đó mà không ghi nguồn thì tức là cầm nhầm bài thơ, dù có biện hộ thế nào đi nữa cũng nói lên "đạo đức và tư cách " của cái việc cầm nhầm. Tài năng như khói, danh vọng như mây, nếu không muốn thiên hạ biết thì đừng có làm như cố tình quên.