- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Giàn khoan Trụ đồng – Điều kiện của Hy sinh

19 Tháng Năm 201412:00 SA(Xem: 39779)

tv_1

Ngày 11/4/2014, tại Hà Nội, được sự ủy quyền của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, ông Hồ Xuân Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao đã trao tặng Huân chương Hữu nghị của Nhà nước Việt Nam cho ông Khổng Huyễn Hựu, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền nước CHND Trung Hoa tại Việt Nam. VOV-Trung tâm Tin (Theo Bộ Ngoại giao)

[Nguồn:http://vov.vn/Chinh-tri/Trao-Huan-chuong-Huu-nghi-cho-Dai-su-CHND-Trung-Hoa/320408.vov]

 

*

Không ngẫu nhiên Tập Cận Bình kéo giàn khoan vào biển Việt Nam bơm dầu khí của dân Việt. Thời điểm được chọn lựa: ngay sau khi Obama công du Á châu trấn an các xứ trong vùng. Thời điểm còn được toan tính kỹ lưỡng: ngay lúc Quân đội Nhân dân phô trương rầm rộ Tinh thần Điện Biên Phủ. Tinh thần ấy vừa bị Tập Cận Bình trấn nước biển Đông.

tv_2-contentChưa khi nào, từ lúc vung khẩu hiệu Hữu nghị Việt-Trung, Đảng cầm quyền ngậm đắng nuốt cay 16 chữ vàng như lúc này. Bao nhiêu khiếp nhược quỵ lụy dâng đất dâng thác với ôm hôn thắm thiết, vô ích. Đàn áp dân biểu tình chống Tàu để chứng tỏ hòa hiếu, vô ích. Gửi sĩ quan Việt sang cho Bắc Kinh tập huấn, ưu tiên các dự án thầu cho công ty Trung quốc, ngay cả chấp nhận điều kiện mai hậu nguy hiểm: cho phép Hoa kiều sinh sống đông đúc không cần chiếu khán trong các đặc khu, vẫn vô ích. Thiên triều của Tập Cận Bình hành xử như Thiên triều của nhà Minh từng sai Trương Phụ, Mộc Thạnh, Liễu Thăng sang cướp đất. Trương Phụ chiến thắng quân Việt trong thủy chiến Hàm Tử. Mộc Thạnh tiến xuống Sơn Tây hạ thành Đông đô. Liễu Thăng truy đuổi quân nhà Hồ đến tận Hà Tĩnh rồi bắt sống Hồ Quý Ly áp giải về Kim Lăng. Đầu thế kỷ 15 quốc gia rơi vào điêu tàn, quân nhà Hồ vì đánh không lại làm mất nước.

Lịch sử đang lập lại?

Hôm nay Quân đội Nhân dân đối mặt thực tế: Tập Cận Bình vừa cắm Giàn khoan-Trụ đồng xuống biển Đông. Dưới biển, là đất Việt.

Hôm nay “Cảnh Sát Biển Việt Nam vững vàng bảo vệ biển”, “Lực lượng kiểm ngư kiên quyết bảo vệ chủ quyền”...là những khẩu ngữ tung lên sau khẩu hiệu tv_3-contentHữu hảo Việt-Trung được ca tụng suốt hai thập niên. Đến hôm qua Đảng vẫn còn cho xây Cung Hữu nghị Việt-Trung trên đường Lê Quang Đạo-Mỹ Đình, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Lễ khởi công được tổ chức trọng thể ngày 8 tháng 10-2013 với thứ trưởng Nguyễn Phương Nga ôm hôn thắm thiết Khổng Huyễn Hựu, đại sứ Tàu.

Hôm qua “Việt Nam không hai lòng trong quan hệ với Trung quốc”. Hôm nay Thủ tướng “khẩn thiết kêu gọi Asean phản đối hành động của Trung quốc”. Dân chúng khó tin Đảng đã bị Hán triều lường gạt. Đã từ rất lâu dân Việt nhìn thấy hiểm nguy áp sát, xâm lược kề cận đã bắt đầu, duy nhất Đảng cố tình nhắm mắt. Nhiều hơn nhắm mắt: một dung túng.

“Cương quyết ngăn việc đặt trái phép giàn khoan bảo vệ vùng biển của tổ quốc…” Khẩu hiệu phất lên hàng ngày nhưng trên thực tế Cảnh Sát Biển không cách nào làm nhiệm vụ chấp pháp xử phạt, thanh lý, dẹp giàn khoan. Vì thiếu hậu thuẫn của quân đội, đành “tự kềm chế.” Nuốt hờn căm vào lòng, là “Tự kềm chế”. Láng giềng Đông Nam Á khuyên nhủ bớt giận và Hoa Kỳ quan tâm, là “quan ngại”. Quan-ngại-sâu-sắc, chưa có cụm từ nào trên trái đất giả dối bằng thuật ngữ ngoại giao này mà từ lâu, hiển lộng ý nghĩa: Không-động-đậy sau-khi-suy-tính-kỹ.

Phó Tư lệnh Cảnh Sát biển Việt Nam Ngô Ngọc Thu khẳng định: “Mọi sự chịu đựng đều có giới hạn. Nếu tiếp tục đâm vào chúng tôi, chúng tôi sẽ có tự vệ tương tự để đáp lại.” Đáp lại tương tự − có nghĩa đâm tàu lại. Đâm vào 80 thuyền Trung Cộng trong đó có chiến thuyền, tàu võ trang, tàu tên lửa và được khu trục cơ tiêm kích không yểm. Chắc chắn Tập Cận Bình sẽ gia tăng cường độ thô bạo. Dương Danh Huy nhìn thấy: “Trung quốc đang từng bước dồn Việt Nam đến câu hỏi Diên Hồng. Tránh câu hỏi Diên Hồng là vô trách nhiệm với chủ quyền lãnh thổ.”

Hòa hay Chiến?

Câu hỏi đè nặng lên tâm trí từng người Việt.

Câu trả lời của mỗi người dân Việt đều giống nhau, không do dự: Sẽ liều chết giữ nước.

Chưa khi nào chữ “Nước” mang ý nghĩa như lúc này. Nước Việt của Cha. Nước biển Đông nuôi dân sinh sống. Liều chết gìn giữ.

tv_4-contentDân Việt sẽ hy sinh nhưng lần này, dân chúng muốn chính quyền hiểu: không thể mãi mãi tiêu dùng xương máu của dân cho tư lợi riêng của đảng cầm quyền và gia đình những đảng viên trị vì. Tinh thần ái quốc của dân Việt không phải là món hàng dùng đàm phán với Bắc Kinh. Để rồi sau Hòa ước, với những điều khoản bí mật không cho dân biết, tất cả trở lại y như cũ? Tàu cướp của - Đảng cướp công - Công an hà hiếp - Dân oan mất đất - Trí thức bị đàn áp. Chồng, cha, anh, em và các con chết trận để tiếp tục như vậy? Tàu cướp hay Đảng cướp, khác gì?

Dân Việt sẵn sàng hy sinh, vì quốc gia, không vì Đảng, nhưng không chấp nhận thể chế tiếp tục chuyên chính.

Đổ máu để giữ biên cương, để trong phạm vi biên cương Việt Nam thực thi Tự do - Công bằng thật sự mà không là những khẩu hiệu giả dối của những định hướng chủ nghĩa lầm lạc.

Là điều kiện của hy sinh.

 

Trần Vũ

Plano, 13 tháng 5-2014

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
26 Tháng Mười 200812:00 SA(Xem: 20799)
Ẩn dưới cái tên ngây thơ Lô Lô là tập thơ dầy đặc bóng đêm của người con gái gốc Bắc Ninh sinh năm 1975 tại Hà Nội. Cha làm thơ. Mẹ tảo tần nuôi con những ngày người cha lâm nạn chữ. Bắc Ninh và đêm cũng là địa chỉ Hoàng Cầm thời Về Kinh Bắc, nhưng khi ấy Lô Lô chưa ra đời, nên Lô Lô nào biết Hoàng Cầm là ai, nào biết người cha vì “liên hệ” với Kinh Bắc mà đã đánh mất mùi mình (1) trong sàn đá, để suốt đời mang mặc cảm thạch sùng (2) .
26 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 79713)
Hai mươi nhăm năm. Một phần tư thế kỷ. Khi nhìn lại chặng đường vừa qua của văn học Việt Nam, người ta nhận thấy do một tình cờ, một định mệnh hay một thần giao cách cảm ...
26 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 18317)
Nhân Văn Giai Phẩm là phong trào đòi hỏi tự do dân chủ của văn nghệ sĩ và trí thức miền Bắc, có tầm vóc lớn lao, khởi xướng đầu năm 1955 và bị chính thức dập tắt vào tháng 6 năm 1958. 
26 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 20761)
Chuẩn bị tiễn Văn Cao rời thành phố Hồ Chí Minh về Hà Nội hôm mồng 5 tháng 8 năm 1993, nhà thơ Đỗ Trung Quân có đêm đã hình dung thấy ở trên trời: "Ngày mai có một chuyến bay cất cánh, tóc ông và mây, cái nào trắng hơn?".
26 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 19556)
Nhân Văn Giai Phẩm là phong trào đòi hỏi tự do dân chủ của văn nghệ sĩ và trí thức miền Bắc, có tầm vóc lớn lao, khởi xướng đầu năm 1955 và bị chính thức dập tắt vào tháng 6 năm 1958.
26 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 21656)
Gặp lại nhau, nhìn sững chẳng ra Em thay đổi quá, tựa sơn hà Thơ làm không kịp theo dâu biển Mắt dẫu khô mà nhớ lại hoa (Tô Thùy Yên)
26 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 21457)
Trần Dần mất ngày 17 tháng Giêng năm 1997. Trong 40 năm sau Nhân Văn, Trần Dần đã chỉ thấy những hòm bản thảo của mình: 2/3 bị tiêu tán, mục nát, 1/3 bị kết án chung thân trong trạng thái "nằm". Vậy mà vẫn viết. Viết đều. Bởi ông cho rằng viết hay ghi là phương pháp duy nhất để nói chuyện với mình khi không thể nói được với ai. Từ 1958, "ghi trở nên một hình phạt", người thanh niên 32 tuổi ấy đã bị "đòn ngấm quá cuống tim rồi".
25 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 25603)
Một trong những biểu hiện cụ thể nhất của tư duy tiền-lý thuyết là quan niệm cho lý thuyết như một bộ tín lý và cẩm nang cố định, thậm chí, bất biến. Chẳng hạn, lý thuyết sẽ cung cấp cho người ta những định nghĩa rõ ràng và dứt khoát về văn học, những đặc điểm và những chức năng quan trọng nhất của văn học, mối quan hệ giữa văn học và những lãnh vực khác như chính trị, đạo đức, v.v...
24 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 22755)
Truyện ngắn “ Trưa nắng Hàm Ninh ” được viết như của một nhà văn nữ ẩn danh. Khi truyện được phổ biến lần đầu ở Tạp Chí Hợp Lưu, đã có sự dị nghị về tác giả Phùng Khánh Minh, nhưng chưa ai đưa ra được bằng chứng khả tín, nên người viết vẫn viết về tác giả tác phẩm này. Bởi vì “ Trưa nắng Hàm Ninh ” là một truyện ngắn hay, mạnh và bạo, sống mà không sượng, không ngại sử dụng khía cạnh ấn dấu trong tình yêu, là bạo dâm và khổ dâm, những yếu tố không ít người tiềm tàng co, nhưng che dấu đi hoặc biểu lộ không dữ dội. Vả lại một truyện ngắn hay như thế, cũng hơi hiếm. Bỏ qua không thưởng thức, rất uổng.
24 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 22554)
Chi tiết vốn tối cần trong văn xuôi ,đấy là điều đã được nhiều người ghi nhận . Còn làm thơ thì không vất vả thế , ở đây sức ép của các chi tiết mà các nhà văn xuôi thường phải chịu ,– sức ép ấy không mạnh , và người ta đỡ lo hơn. Thế nhưng xin đừng ngộ nhận là không quan trọng . Ngược lại không phải cốt nói một điều giật gân hoặc để trộ đời